Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi

doc 26 trang skquanly 15/08/2024 730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi
 SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 
của trường Tiểu học Lê Lợi”
 LỜI NÓI ĐẦU
 “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người 
lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và 
bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; 
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ 
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những 
người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Trích: Điều 10 Hiến pháp 
Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992)
 Như chúng ta đã biết, tổ chức công đoàn có phát triển hay không được quyết 
định bởi chất lượng của hoạt động Công đoàn. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững 
mạnh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác của công đoàn. Công đoàn vững mạnh 
tạo tiền để vững chắc cho sự phát triển của đơn vị. Trong những năm qua, Công 
đoàn trường tiểu học Lê lợi đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong tất cả các 
phong trào. Nhiều năm liền công đoàn đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh 
xuất sắc. Năm học 2016-2017 được Liên đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk tặng cờ thi 
đua và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng khen. 
 Với kinh nghiệm trong nhiều nhiệm kỳ tôi được sự tín nhiệm của đồng 
nghiệp làm cán bộ công đoàn cơ sở ở các đơn vị mà tôi từng công tác, tôi đã đúc 
kết và áp dụng trong hoạt động công đoàn. Khi được điều động về trường tiểu học 
Lê Lợi, tôi lại tiếp tục được tham gia công tác công đoàn. Được vận dụng những 
kinh nghiệm của mình trong công tác. Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác 
xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh của trường Tiểu học Lê Lợi” của tôi phản 
ánh nội dung hoạt động công đoàn của công đoàn trường tiểu học Lê Lợi.
 Trong khi nghiên cứu đề tài, bên cạnh những thuận lợi, tôi gặp không ít khó 
khăn và được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng chí đồng nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn 
cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường; cảm ơn các đoàn thể đã phối hợp chặt 
chẽ, công đoàn viên cơ sở tại trường sở tại đã giúp đỡ tôi hoàn thành để tài này.
 Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song do khả năng và thời gian nghiên cứu 
có hạn, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học còn ít, do đó có những thiếu sót 
trong đề tài là không tránh khỏi. Tôi rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến đề đề tài 
này hoàn thiện hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 1 
 SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 
của trường Tiểu học Lê Lợi”
 - Cùng với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo 
đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong cán bộ 
công chức viên chức, lao động.
 - Phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, 
tổ chức hội nghị cán bộ công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội 
đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ công chức viên chức, 
lao động. 
 - Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành 
tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải 
quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo 
quy định của pháp luật. 
 - Phát triển quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và 
tham gia xây dựng tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị luôn trong sạch vững mạnh.
 Việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho mỗi 
công đoàn viên phấn đấu thể hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với tổ 
chức Công đoàn.
 Công đoàn cơ sở nhà trường học hoạt động với khẩu hiệu: “Vì nhà giáo và 
người lao động, vì sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, vì sự phát 
triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động 
công đoàn”. 
 Nhận thức được vai trò, vị trí và chức năng của công đoàn, tôi chọn và 
nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ 
sở vững mạnh”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ.
 2.1. Đề tài nhằm chia sẻ những kinh nghiệm và nhiệm vụ cụ thể của người 
cán bộ Công đoàn ở cơ sở, nhằm góp phần nâng cao năng lực của người cán bộ 
Công đoàn. Bám sát vào thực tiển hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, 
phương pháp hoạt động cho phù hợp.
 2.2 Bản thân là người làm công tác Công đoàn trong ba năm qua tại trường 
Tiểu học Lê Lợi, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của 
mình, đồng thời có thể trao đổi, tư vấn cùng bạn bè đồng nghiệp để tìm ra hướng 
tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động ở Công đoàn cơ 
sở.
 2.3 Đề tài nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác 
xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Nêu lên được ý nghĩa tầm quan trọng của 
người làm công tác công đoàn.
 3 
 SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 
của trường Tiểu học Lê Lợi”
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận.
 Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Công đoàn Việt Nam luôn 
khẳng định là tổ chức công đoàn cách mạng, gắn liền lợi ích giai cấp công nhân với 
lợi ích toàn dân tộc, đồng hành với sự phát triển đất nước qua các thời kỳ. Trải qua 
85 năm hoạt động, Công đoàn Việt Nam đã đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công 
đoàn mang bản chất giai cấp công nhân, phấn đấu vì lợi ích của người lao động. 
Công đoàn Việt Nam chú trọng thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi 
ích, hợp pháp, chính đáng của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao 
động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công đoàn Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết và phát huy 
tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ giai cấp của công nhân, viên chức, lao động cả 
nước.
 Với vai trò, chức năng của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều 
đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo công nhân, lao 
động tạo thành lực lượng hùng hậu, thực hiện các mục tiêu cách mạng do Đảng 
Cộng sản Việt Nam đề ra. Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất có đủ bản lĩnh 
và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công 
nhân và người lao động; đã, đang và sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho 
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Giai cấp công nhân là một phạm trù lịch sử, là một tập đoàn xã hội, gắn với 
một hệ tư tưởng chính trị. Trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - 
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với những đặc điểm của thời đại và của 
đội ngũ công nhân nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh 
tế quốc tế, vận dụng và phát triển kinh tế tri thức, Nghị quyết Trung ương đã xác 
định: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, 
bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các 
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và 
dịch vụ có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, vì giai cấp công nhân nước ta đang 
trong quá trình phát triển, chưa định hình rõ, nên luôn có sự đan xen, chuyển dịch 
giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội.
 Trong tình hình hiện nay, vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng được 
khẳng định và lớn mạnh. Công đoàn luôn là chỗ dựa, là niềm tin cho quần chúng, 
góp phần quan trọng đại diện cho quần chúng, góp phần quan trọng đại diện cho 
tiếng nói của người lao động, đem lại nhiều quyền lợi cho người lao động.
 5 
 SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 
của trường Tiểu học Lê Lợi”
 Tổ 3 - Đoàn viên khối 3
 Tổ 4 - Đoàn viên khối 4
 Tổ 5 - Đoàn viên khối 5
 Tổ 6 - ĐV tổ văn phòng
 - Tổng số Đảng viên: 24 ( nữ 22).
 Người làm công tác công đoàn đòi hỏi nắm được tâm tư nguyện vọng của 
công đoàn viên, kịp thời chia sẻ những khó khăn nhất định nhằm xây dựng kế 
hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện chung của công đoàn . 
 Tuy nhiên, hoàn cảnh và sức khỏe của một số đoàn viên công đoàn không 
đồng đều. Điều kiện đó có phần ảnh hưởng đến một số hoạt động manh tính bề nổi 
mà thể hiện ở phong trào. 
 * Thuận lợi – khó khăn:
 a) Thuận lợi
 - Được sự chỉ đạo sát sao, có hiệu quả của Chi bộ nhà trường, sự chỉ đạo 
thường xuyên, kịp thời của Công đoàn ngành và sự hỗ trợ nhiệt tình của tập thể 
Hội đồng sư phạm nhà trường.
 - Ban giám hiệu cùng với Ban chấp hành công đoàn luôn có sự phối hợp chặt 
chẽ trong các hoạt động chung của nhà trường.
 - Nội bộ đoàn kết, đồng thuận trong mọi hoạt động 
 - Đoàn viên công đoàn hầu hết năng nổ và nhiệt tình trong công tác.
 - Được sự giúp đỡ của các đoàn thể trong nhà trường và Hội Phụ huynh học 
sinh.
 Bằng sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí vượt khó, những hoạt động năng 
động, sáng tạo, phong phú, bền bỉ, của đoàn viên công đoàn và tổ chức Công đoàn 
đã phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu do Đại hội Công 
đoàn trường đề ra. Công đoàn cơ sở đã có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và 
phương thức hoạt động; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh 
chính trị, ý thức giai cấp, nhận thức pháp luật; nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, 
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động; nỗ lực đẩy 
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng và phát 
triển tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
 Vai trò của Công đoàn trong đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động ngày càng rõ rệt hơn, hiệu 
quả hơn với những chương trình, việc làm cụ thể và thiết thực, ngày càng khẳng 
định vị trí đối với người lao động và người sử dụng lao động.
 7 
 SKKN: “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh 
của trường Tiểu học Lê Lợi”
 - Một số chị em nhà có bố mẹ già , con còn nhỏ nên gia tham gia các hoạt 
động còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Ban chấp hành công đoàn làm công tác kiêm nhiệm nên chất lượng hoạt 
động phong trào đôi lúc chưa dạt theo yêu cầu.
 - Kinh nghiệm thực tiển của Ban chấp hành công đoàn còn ít 
 - Kinh phí ít nên hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế .
 - Công đoàn viên còn nặng về chuyên môn nên ít có thời gian để tham gia 
các hoạt động phong trào.
 - Giá cả thị trường luôn biến động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và 
tâm lí công đoàn viên ảnh hưởng đến đời sống anh chị em.
 Bên cạnh những thành công đã nêu trên, tôi nhận thấy khi thực hiện nghiên 
cứu đề tài có những hạn chế cần khắc phục như sau:
 - Đơn vị đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị 
quyết đại hội Công đoàn các cấp; tuyên truyền Bộ luật lao động; Luật Công đoàn 
bằng các hình thức. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, hầu hết các 
nội dung tuyên truyền mới chỉ tổ chức tuyên truyền thông qua việc hội họp công 
đoàn.
 - Công đoàn cơ sở tổ chức phát động và thực hiện các phong trào thi đua còn 
ở mức độ. Động viên khen thưởng chưa đáp ứng với sự phấn đấu của đoàn viên.
 - Đôi lúc, đôi khi UBKT của đơn vị chưa thật sự chủ động trong việc tiến 
hành kiểm tra đồng cấp.
 - Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy kiêm nhiệm công tác công đoàn 
nên khả năng bao quát công việc công đoàn đôi lúc chưa hiệu quả. 
 - Trong tổ chức công đoàn ở cơ sở, có khá nhiều đoàn viên còn rụt rè, thiếu 
tự tin nói trước đám đông.
 - Trong các phong trào bề nổi, số công đoàn viên có sức khỏe yếu tham gia 
phong trào chiếu lệ. Ví dụ: Hưởng ứng phong trào thể dục thể thao mà Nghị quyết 
công đoàn đưa ra, sau khi kiểm tra, chúng tôi thống kê được được số công đoàn 
viên chưa nổi bật như sau:
 Tổ công đoàn số 1: tham gia 74%
 Tổ công đoàn số 2: Tham gia 85%
 Tổ công đoàn số 3: Tham gia 90%
 Tổ công đoàn số 4: tham gia 95%
 Tổ công đoàn số 5: Tham gia 95%
 Tổ công đoàn số 6: Tham gia 90%
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_xay.doc