Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên

docx 48 trang skquanly 10/07/2024 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 “Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về 
quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ 
năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của 
trái tim con người'’”. Câu danh ngôn trên đã cho chúng ta thấy rằng người thầy 
không chỉ là người truyền tri thức, truyền ngọn lửa đam mê, mà còn là người phải 
biết cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của người học, biết sự rung động của 
“tình người””.
 Mặc dù thời gian công tác trong ngành giáo dục của bản thân mới được 6 
năm, nhưng trong 6 năm đó tôi lại có 4 năm được giao làm công tác chủ nhiệm lớp. 
Từng chứng kiến một số em vì nhà ở xa trường, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng 
khó khăn. Một mặt các em vừa phải đi học về trong ngày, một mặt gia đình không 
những thiếu người lao động mà còn phải nuôi các em ăn học. Dan đến một số em 
đã phải bỏ học giữa chừng. Các em còn lại khi đến trường vô cùng vất vả, có khi 
các em phải dậy từ 5 giờ sáng để đến trường cho kịp. Rồi khi tan trường đã là 
11h45, các em lại đi bộ trở về. Đặc biệt vào các hôm mưa to, gió rét, hay mùa đông 
lạnh giá nhìn các em đến trường mà quả thật những người thầy như bản thân tôi 
không khỏi nghẹn ngào...
 Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo về ban hành Quy chế to chức và hoạt động của trường pho thông dân 
tộc bán trú và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng 
Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ 
thông dân tộc bán trú, thống nhất tên gọi là trường phổ thông dân tộc bán trú 
(PTDTBT) và học sinh bán trú. Theo thông tư và Quyết định nêu trên, trường 
PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc 
thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế- 
xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Học 
sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 
được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể 
đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Như vậy, trường PTDTBT có tính chất pho 2. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường
PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Mặc dù thời gian của bản thân công tác trong ngành còn chưa nhiều, trong 
khi đó thời gian phụ trách công tác bán trú nói chung mới được 04 năm. Năm học 
2010-2011 là Phó ban quản lí bán trú tại trường PTDTBT THCS xã Phúc Than, 
năm học 2011-2012 là Phó Hiệu trưởng (phụ trách) trường PTDTBT THCS số 1 
xã Khoen On, năm học 2012-2013 là Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS số 1 xã 
Khoen On. Nhưng bản thân luôn thấy rõ vai trò và ý nghĩa của mô hình trường 
PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng. Chính vì vậy, 
tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cũng như tham khảo một số kinh nghiệm 
trong công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS tại huyện 
Than Uyên. Mong rằng, qua sáng kiến này sẽ cùng các đồng chí quản lí ở các 
trường PTDTBT THCS nói riêng và các đồng chí ở trong ngành giáo dục nói chung 
cùng nhau trao đoi, chia sẻ những cách làm hay, sáng tạo sao cho phù hợp với đơn 
vị mình nhất, để các mô hình trường PTDTBT THCS hoạt động thật sự hiệu quả, 
từng bước nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, xứng đáng với lòng tin của Đảng, 
nhà nước và nhân dân giao cho.
 IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
 Việc viết một sáng kiến kinh nghiệm đã khó, viết một sáng kiến kinh nghiệm 
hoàn toàn mới về công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT THCS 
lại càng khó khăn. Mặc dù vậy, bản thân tôi cũng mạnh dạn khái quát những công 
việc đã làm, cũng như tham khảo, chia sẻ, học hỏi một số kinh nghiệm quản lí của 
03 trường PTDTBT THCS còn lại để đưa ra những biện pháp mới có hiệu quả 
trong việc thực hiện và xây dựng mô hình các trường PTDTBT THCS tại huyện 
Than Uyên. Những biện pháp này đã tiến hành áp dụng cụ thể đối với 04 trường 
PTDTBT THCS (mỗi trường có thể lựa chọn những điểm thích hợp). Đây là đề tài 
khá rộng, với nhiều nội dung lại rất mới mẻ đối với bản thân tôi. Đã có lúc, tôi đã 
nghĩ mình hơi “tham” hoặc làm một đề tài quá sức nhưng mong muốn của bản thân 
tôi là sáng kiến sau khi hoàn thành có thể phù hợp với nhiều đơn vị. Mỗi đơn vị có 
thể áp dụng một phần và bên cạnh đó là cùng nhau chia sẻ những khó khăn có thể 
dựa trên những điểm tương đồng. Bởi không phải đơn vị nào cũng giống đơn vị 
nào, những khó khăn có thể là giống nhau nhưng biện pháp để khắc phục có thể 
khác nhau do hoàn cảnh, môi trường giáo dục khác nhau. được vui chơi. Tại đây mái trường thực sự đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các 
em. Không còn khoảng cách giữa gia đình các bạn có điều kiện, và gia đình các 
bạn không có điều kiện. Không còn khoảng cách giữa dân tộc này với dân tộc kia. 
Một môi trường thật sự hòa đồng, một môi trường mà nhiều em đã từng ao ước giờ 
mới trở thành hiện thực. Công tác bán trú dân nuôi ở các trường PTDTBT THCS 
có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần đào tạo lực lượng đặc biệt của địa phương - lao 
động có trí tuệ ở vùng khó khăn. Vì vậy, xây dựng và to chức tốt mô hình các 
trường PTDTBT nói chung và mô hình trường PTDTBT THCS nói riêng có ý nghĩa 
thật sự quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển toàn diện ở các em.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
 1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của 04 xã: Khoen On, Ta Gia, Tà
Hừa, Phúc Than.
 Trong 04 trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên hầu hết đều cách xa 
trung tâm huyện chỉ có trường PTDTBT THCS xã Phúc Than là thuận lợi nhất về 
cơ sở vật chất cũng như giao thông khi cách trung tâm huyện khoảng 9km (Trường
PTDTBT THCS xã Tà Hừa cách trung tâm huyện khoảng 50km; Trường PTDTBT 
THCS số 1 xã Khoen On cách trung tâm huyện khoảng 30km; Trường PTDTBT 
THCS xã Ta Gia cách trung tâm huyện khoảng 23km).
 Điểm chung nhất của 04 xã: Khoen On, Phúc Than, Tà Hừa, Ta Gia đó là 
địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như dân tộc Thái, Khơ Mú, 
H.Mông, Dao, Tày... Trong đó nhiều nhất là dân tộc Thái. Đời sống nhân dân còn 
gặp nhiều khó khăn, giao thông đi lại vất vả nhiều đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc 
nghiệt. Trên địa bàn vẫn còn tồn tại một số hủ tục như nạn tảo hôn, cúng ma...
 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội riêng biệt của 04 xã: Khoen On, Ta Gia, 
Tà
Hừa, Phúc Than.
 Sau đây là một số thông tin khái quát nhất của các xã có trường PTDTBT
THCS đóng trên địa bàn. (số liệu tính đến thời điểm tháng 9 năm 2012).
 Xã Khoen On là xã vùng cao, phía Bắc giáp xã Ta Gia, phía nam giáp tỉnh
Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía đông giáp xã Tà Mung với 10 thôn bản. 
Địa hình xã Khoen On rất phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó 
khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên của xã Khoen On là Tà Hừa là xã vùng sâu cách xa trung tâm huyện, phía Bắc giáp xã Pha Mu, 
phía Tây và Nam giáp tỉnh Sơn La, phía đông giáp xã Mường Kim toàn xã có 7 
thôn bản; trong đó cả 7 thôn bản đều thuộc chương trình 135 của chính phủ, có 
nhiều thôn bản cách xa trung tâm xã. Địa hình xã Tà Hừa rất phức tạp, núi non 
trùng điệp, giao thông đi lại hết sức khó khăn, mùa mưa lũ đi lại rất nguy hiểm. 
Diện tích tự nhiên của xã là hơn 6482,16 ha, dân số có 3486 khẩu bao gồm 03 dân 
tộc anh em, trong đó 100% là dân tộc ít người, cư trú rải rác trong toàn xã. Số hộ 
nghèo và cận nghèo của xã hiện tại chiếm 42,8% (Trong đó số hộ nghèo là 22,5%; 
số hộ cận nghèo là 20,3%).
 Vì vậy việc xây dựng mô hình các PTDTBT nói chung và mô hình trường 
PTDTBT THCS nói riêng là một công việc thật sự quan trọng đối với ngành giáo 
dục cũng như nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. 
Công tác bán trú tại các nhà trường luôn được các cấp các ngành quan tâm và tạo 
mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để các nhà trường 
thuận lợi nhất trong việc xây dựng có hiệu quả mô hình công tác bán trú ở các 
trường học.
 Có thể nói số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, số học sinh ở xa 
trường chiếm số lượng rất đông ở tất cả các trường đóng trên địa bàn các xã đặc 
biệt khó khăn. Như vậy nếu không có mô hình PTDTBT chắc chắn không những 
số lượng của các em không duy trì đảm bảo, nhiều em sẽ bỏ học giữa chừng. Bên 
cạnh đó là tỉ lệ chuyên cần thấp (đặc biệt là những ngày mưa to, gió lớn, thời tiết 
khắc nghiệt), mà chất lượng giáo dục cũng không đảm bảo do các em không có 
thời gian để học tập. Về đến nhà các em phải đi rừng lấy củi, phải đi chăn trâu, 
trông em_ bởi hầu như các em là lực lượng lao động chính trong gia đình. Bên cạnh 
đó là một số hủ tục ở địa phương như lấy chồng lấy vợ sớm, đi ở rể... Tất cả những 
điều đó đã làm cho công tác giáo dục ở các xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn vô 
cùng vất vả mà chất lượng lại không thật cao. Năm học 2010-2011, bản thân tôi đã 
chứng kiến một học sinh vì sợ lấy chồng, sợ bị bắt “làm vợ” nên ngày nghỉ chủ 
nhật cũng không dám về nhà mà ở lại luôn trường? Vậy nếu không có mô hình các 
trường PTDTBT, không có một “thời cơ vàng” như thế, những học sinh này sẽ ra 
sao?
 Qua trao đoi và gặp gỡ các đồng chí quản lí cũng như giáo viên, nhân viên 
ở các trường PTDTBT nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng đã giúp 
bản thân tôi càng thấy vai trò to lớn của công tác bán trú. Nhìn các em học sinh 1. Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng.
 Năm học 2012-2013 là năm học: “Tiếp tục đoi mới công tác quản lý và nâng 
cao chất lượng giáo dục”. Bởi vậy, công tác quản lý của người Hiệu trưởng rất quan 
trọng đối với các trường học nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng.
1. 1. Biện pháp thứ nhất: Tuyên truyền sâu rộng tới gia đình và nhân dân địa 
phương về quy chế tổ chức, hoạt động và chính sách hỗ trợ học sinh bán trú 
trường PTDTBT THCS.
 Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm hoà thuận thì xã hội mới 
lành mạnh. Vấn đề gia đình đã thành vấn đề quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 
15-5-1994 làm ngày Quốc tế gia đình. Tong thư ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh: 
“Chúng ta quay trở lại những yếu tố cơ bản của xã hội loài người nhằm hướng đến 
một chương trình rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn cho công bằng xã hội". Ý kiến này 
thực sự đáng lưu ý đối với mọi người, mọi ngành, mọi giới quan tâm đến gia đình. 
Bởi vậy chỉ có khi gia đình hiểu rõ những lợi ích cụ thể mà con em họ đạt được, có 
được khi ở bán trú thì mô hình các trường PTDTBT THCS mới thật sự thành công. 
Bởi giáo dục không chỉ đơn thuần của nhà trường đó là công việc của cả 3 nhân tố: 
Gia đình, nhà trường và xã hội.
Mô hình kết hợp giáo dục
 Ngay từ khi có quyết định chuyển đổi mô hình các trường THCS thành mô 
hình các trường PTDTBT THCS, thì người Hiệu trưởng cần tham mưu với chính 
quyền xã tổ chức buổi họp phụ huynh toàn trường, và họp với phụ huynh có con 
em ở bán trú. Trong buổi họp này, người Hiệu trưởng cần phổ biến rõ những chủ 
trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về quy từ khi các em vào ở bán trú. Tất cả những nội dung này phải được pho biến tới các em một cách 
cụ thể, và thông qua các buổi sinh hoạt bán trú theo định kì (Trường PTDTBT THCS số 1 xã 
Khoen On tiến hành 01 tuần/lần) Ban quản lí bán trú có thể nhắc lại hoặc hỏi một số học sinh 
về các chính sách của các em được nhận để nhà trường có thể có các biện pháp điều chỉnh về 
công tác phổ biến và tuyên truyền (nếu có).
1.3. Biện pháp thứ ba; Chú trọng việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 
viên đủ về “lượng” và đảm bảo về “chất” trong các trường PTDTBT
THCS.
 Ngay từ giữa năm học, người Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch năm học sau một cách 
chính xác (nếu không có biến động đột xuất) để từ đó có được số lượng học sinh của năm học 
sau. Khi có được số lượng học sinh của năm học sau, sẽ có kế hoạch cụ thể về giáo viên, nhân 
viên, số lớp học, phòng ở bán trú... Dựa vào quy mô nhà trường, Hiệu trưởng phải xây dựng kế 
hoạch cụ thể và tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ về số lượng CB, GV, NV 
đặc biệt là nhân viên cấp dưỡng và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần nắm rõ 
hoàn cảnh, năng lực sở trường... của CB, GV, NV sao cho khi phân công có thể phát huy được 
sức mạnh của đội ngũ qua đó mang lại hiệu quả cao trong quản lý, chuyên môn và các hoạt 
động bán trú của nhà trường. Điểm chung của nhiều trường PTDTBT THCS là quy mô số lớp 
đôi khi còn thấp, (nhìn chung đối với 04 trường PTDTBT THCS tại huyện Than Uyên số lớp 
ít nhất từ 8 đến 22 lớp, HS từ 136 đến 547 em; Trong đó số học sinh bán trú từ 82 cho đến 189 
em ); số giáo viên đảm bảo so với nhu cầu dạy và học, phần lớn là trẻ về tuổi đời và ít về tuổi 
nghề; môi xã có một trường THCS (Trừ xã Khoen On), khoảng cách giữa các trường thường 
cách xa nhau; giao thông đi lại không thuận tiện (trừ trường PTDTBT THCS xã Phúc Than)... 
nên giáo viên ít có điều kiện để trao đoi, học hỏi lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, 
Hiệu trưởng cần phải tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ; tạo 
điều kiện về thời gian, trang bị phương tiện, các loại báo, tạp chí, đầu tư mạng Intenrnet (Tập 
đoàn Viễn thông Quân Đội Viettel đã cấp cho môi trường một mạng không dây 3G)...để giáo 
viên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời phải xây 
dựng được tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, sáng tạo, biết học hỏi và cùng chia sẻ. Yêu 
cầu CB, GV, NV học hỏi, nâng cao kiến thức Tin học, Ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số nơi 
công tác. Đối với trường PTDTBT THCS số 1 xã

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_quan.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú ở các trường PTDTBT.pdf