Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại trường mầm non

docx 27 trang skquanly 27/06/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại trường mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 3
tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề 5
3. Các biện pháp đã tiến hành 5
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 tại trường mầm 6
non
Biện pháp 2: Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 9
Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 9
Biện pháp 4 : Đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo công tác phòng 10
chống dịch Covid-19
Biện pháp 5: Theo dõi, cập nhật thông tin chính thống về Covid- 19 để nắm 11
được tình hình và diễn biến của dịch bệnh
Biện pháp 6: Triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học 11
sinh và cộng đồng thực hiện theo khuyến cáo
Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch trong nhà 14
trường và cộng đồng 
4. Hiệu quả của SKKN 15
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
Phần IV. PHỤ LỤC 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến công tác phòng 
chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 tại trường mầm non 
 1.1 Cơ sở lý luận
 Về chủng mới virus corona COVID-19 là loại virus mới thuộc chủng 
corona, ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV. Tổ chức y tế thế giới WHO trước đó đã 
tạm đặt tên cho virus là “2019-nCoV”, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho 
biết họ tạm gọi nó là “viêm phổi virus corona mới” hoặc NCP. Ngày 11/02/2020, 
người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom đã công bố tên mới của virus trong 
một cuộc họp báo ở Geneva là COVID-19. Ông Tedros cho biết “CO” là viết tắt 
của “corona”, “VI” cho “virus” và “D” cho “disease” (căn bệnh), trong khi 19 
viết tắt cho năm, vì dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 03/12/2019.
 Virus COVID-19 ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng 
lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là 
chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-
CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ 
thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm 
chí tử vong. 
 Virus COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính: 
 - Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc 
ho, hắt hơi, sổ mũi). 
 - Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người 
bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
 - Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm 
virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
 - Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị 
phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
 Các triệu chứng khi nhiễm virus COVID-19 khá giống với cảm lạnh. Do 
đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng 
COVID-19 có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm: 
 - Đau nhức đầu, khó chịu
 - Sốt cao (trên 38 độ) 2. Thực trạng công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp 
Covid- 19 tại trường mầm non:
 Để nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
nhà trường và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1. Thuận lợi: 
 - Công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 đang là 
mối quan tâm của toàn xã hội và các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao như UBND 
Thành phố, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng GD và ĐT quận 
Hoàn Kiếm, Trung tâm Ytế quận
 - Bản thân tôi và Ban giám hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh 
giá cao tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định 
được sự nguy hại của dịch bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, 
ngay từ đầu khi dịch mới được công bố, tôi đã có kế hoạch chỉ đạo toàn trường 
thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch. Ngoài ra, trường có lợi thế tập 
trung tại một điểm duy nhất, hiện đang chăm sóc, nuôi dạy gần 500 cháu từ 2 đến 
5 tuổi với 13 lớp, 4 khối: nhà trẻ, bé, nhỡ, lớn, nên cũng thuận tiện khi triển khai. 
 - Tập thể CBGVNV nhà trường nhiệt tình trong công việc, luôn sắn sàng 
tham gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phòng tránh bệnh.
 2.2. Khó khăn: 
 - Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây 
ra là căn bệnh lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam nói riêng và 29 nước trên thế giới 
nói chung, nhưng diễn biến rất nhanh và phức tạp, có nguy cơ lan nhanh trên diện 
rộng. 
 - Trường mầm non Hoa Sen nằm trên địa bàn gần đê sông Hồng, là nơi dân 
cư đông đúc, chủ yếu là dân lao động và nhiều đối tượng KT3 từ nơi khác đến, 
chính vì vậy địa bàn này rất dễ bị ảnh hưởng mỗi khi có dịch. 
 - Đối tượng được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của chúng tôi là trẻ mầm 
non, sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. Đặc biệt, 
trẻ không ý thức được về sự an toàn, trẻ luôn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc 
người khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên. 
 - Môi trường sinh hoạt, học tập là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh 
lây lan (nếu có người mắc bệnh) của ủy ban nhân dân Quận Hoàn Kiếm về việc phòng chống bệnh viêm đường hô 
hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) và công văn số 18/PGDĐT ngày 
31/01/2020 về việc Tăng cường công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp 
cấp, tôi đã khẩn chương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Viêm đường 
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trong nhà trường như sau:
 * Mục tiêu: 
 - Không để dịch Covid-19 lan rộng, hạn chế thấp nhất hậu quả do dịch bệnh 
gây ra.
 - Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và 
học sinh trong nhà trường về các biện pháp chủ động phòng chống dịch Covid-
19. 
 - Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trong nhà 
trường; những người có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày trước 
khi phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
 - Đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của trẻ luôn được vệ sinh, an toàn.
 * Nhiệm vụ trọng tâm: 
 - Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của BCĐ phòng dịch của UBND 
Thành phố, của UBND Quận, các quyết định của ngành và cơ quan y tế.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ CBGVNV, phụ huynh và 
học sinh về biện pháp phòng chống dịch bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng 
mới của vi rút Corona (nCoV). Kịp thời thông báo với cơ quan y tế có thẩm quyền 
để xử lý triệt để. 
 - Thực hiện nghiêm túc việc khử khuẩn toàn bộ đồ đồ dung đồ chơi và các 
khu vực trong trường bằng dung dịch Cloramin B khi không có học sinh, vệ sinh 
toàn bộ nhà trường trước và sau khi khử khuẩn, tăng cường các biện pháp vệ sinh 
môi trường, thường xuyên quan tâm tới vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ dễ lây truyền 
bệnh như tay nắm cánh cửa; ca cốc, bát thìa; khăn mặt, khăn lau; đồ chơi trong 
lớp, ngoài trời
 - Tăng cường giáo dục và tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa 
tay bằng xà phòng, súc họng bằng nước muối dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách, 
che miệng khi ho, hắt hơi, giáo dục trẻ các nguy cơ có thể lây truyền bệnh.
 - Phối hợp với trung tâm y tế quận, trạm y tế phường trong việc thực hiện 
các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và trong cộng đồng. Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện
 khai trong trường báo cáo nhanh với 
 PGD
 - Đc nhân viên y tế
 Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền:
 • Cập nhật thông tin thường xuyên về 
 tình hình dịch bệnh và cách phòng 
 tránh tại các nguồn tin chính thống 
 đăng tải trên trang web và tuyên truyền 
 trên các nhóm truyền thông của các lớp 
 • Giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh 
 thân thể, biết các kỹ năng rửa mặt rửa • Đc phụ trách 
 trang Web
 tay, biết các biện pháp phòng chống 
 dịch
 • GVCN các lớp
 - Tổ chức đo thân nhiệt cho trẻ và yêu cầu rửa - Ban Giám hiệu
 tay xà phòng ngay tại sân tầng 1 trước khi lên 
Các ngày lớp. - Đc nhân viên y tế
trẻ đi học
 - Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe • GVCN các lớp
 của học sinh khi ở trường.
 - Kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác 
 phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
 - Tổ chức cho trẻ thường xuyên rửa tay xà 
 phòng, giáo dục cách giữ gìn vệ sinh cá nhân 
 và phòng bệnh.
 - Kịp thời phát hiện những trẻ có biểu hiện 
 nghi ngờ lập tức cách ly và yêu cầu gia đình 
 cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban chỉ đạo như sau:
 • Đồng chí Hiệu trưởng – Trưởng ban: Phụ trách chung, có trách nhiệm cập 
 nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện sự chỉ đạo của 
 Quận về các hoạt động và công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô 
 hấp cấp do chủng mới của virut Corona (Covid-19)
 • Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng - Phó ban thường trực: 
 Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện. 
 Phối hợp với y tế Phường, TTYT quận trong công tác phòng chống dịch 
 bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (Covid-19). 
 Thực hiện chế độ khai báo, thông tin, báo cáo theo đúng quy định.
 • Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục – Phó ban: Phối hợp triển 
 khai các nội dung về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp 
 cấp do chủng mới của virut Corona (nCoV) đến toàn thể cá nhân trong tổ 
 và toàn thể phụ huynh học sinh. Triển khai nội dung giáo dục vệ sinh phòng 
 bệnh cho trẻ tới các lớp.
 • Đồng chí nhân viên Y tế - Uỷ viên – Thư ký: Xây dựng các nội dung tuyên 
 truyền cho CB-GV-NV và toàn thể phụ huynh học sinh. Thực hiện sự chỉ 
 đạo của BGH về các hoạt động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp 
 cấp do chủng mới của virut Corona (nCoV). Tổng hợp thông tin, báo cáo 
 theo đúng quy định.
 • Các đồng chí Ủy viên: Thực hiện triển khai, kiểm tra, giám sát công tác 
 thực hiện phòng chống dịch của các tổ, các bộ phận theo kế hoạch, báo cáo 
 kịp thời các vấn đề phát sinh và tham mưu các biện pháp thực hiện.
 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-
19
 • Tổ chức họp quán triệt nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới toàn 
 thể cán bộ, giáo viên nhân viên trong trường qua các cuộc họp Ban Giám 
 hiệu – cấp ủy, Hội đồng trường và toàn trường. 
 Ngày 31/1/2019 ngay sau khi tham gia các cuộc họp trực tuyến do Sở GD 
và ĐT Hà Nội tổ chức, tôi đã tổ chức triển khai phổ biến tới toàn thể CBGVNV 
để mọi người nắm bắt được tầm quan trọng và có biện pháp ứng phó, phòng chống 
bệnh tốt nhất. Các văn bản chỉ đạo: 
 - Những ngày tiếp theo, khi nhận các công văn về việc cho học sinh nghỉ 
học (CV số 318/SGDĐT-VP ngày 2/2/2020, 396, 465/SGDĐT-CTTT ngày 
14/2/2020)
Công văn số 406/BGDĐT-GDTC ngày 13/02/2020 của Bộ GD&ĐT về việc tăng 
cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_phon.docx