Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

doc 21 trang skquanly 15/08/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 Lời dạy thấm thía ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn là ngọn đuốc soi 
đường chỉ lối để Đảng và Nhà nước ta đưa ra những hoạch định, chính sách, 
đường lối phù hợp. Tại hội đồng lần thứ II của Ban chấp hành trung ương Đảng 
khóa VIII đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là 
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân 
tài”. Trong đó Giáo dục Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. 
Điều này cũng có thể hiểu giáo dục tiểu học là nền tảng cho sự phát triển lâu dài 
và bền vững của một quốc gia, dân tộc. Vì thế mà dạy học và giáo dục ở tiểu học 
có một vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phát 
triển mà nó còn đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người mà 
chính người giáo viên tiểu học là người sẽ đặt những viên gạch đầu tiên để xây 
dựng nền móng đó.
 Không giống với các cấp học khác, người giáo viên vừa dạy hầu hết các 
môn học, vừa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật 
chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu 
trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học 
sinh vững mạnh. Bên cạnh đó, giáo viên còn giáo dục học sinh qua các hoạt 
động ngoại khóa, vừa có trách nhiệm quản lí giáo dục toàn diện học sinh trong 
mối quan hệ với các học sinh khác trong trường, với gia đình và xã hội. Chính vì 
vậy, trong nhà trường tiều học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan trọng 
và to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. 
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, 
đời sống nhân dân đang được cải thiện, nhu cầu phát triển toàn diện hơn của con 
người cũng được đặt ra thì các nhà trường tiểu học cũng đang tiến hành tổ chức 
các mô hình dạy học mới: dạy đủ các môn có chất lượng, tổ chức dạy học 2 
 1 7.1. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học qua 
thực tế tại lớp 1C, Trường Tiểu học Hoàng Hoa – Tam Dương - Vĩnh Phúc.
7.1.1. Đặc điểm tình hình lớp
 Lớp 1C là một trong tổng số 21 lớp của Trường Tiểu học Hoàng Hoa với 
số lượng học sinh là 36 em trong đó có 14 học sinh nữ, 22 học sinh nam và tất 
cả các em đều đi học đúng độ tuổi.
 Qua tổng thể, tập thể lớp 1C là một tập thể đoàn kết, nhận thức của các 
em tương đối đồng đều. Về phía cha mẹ học sinh, các phụ huynh đều nhiệt tình 
quan tâm, lo lắng đến con cái. Tất cả học sinh đếu nằm trên địa bàn của xã. Đó 
là những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, 
cũng có một số gia đình cách trường khá xa .
7.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp 
có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học 
hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực 
hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người 
tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn 
tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ 
nhiệm lớp có vai trò sau đây:
* Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học:
 Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu 
trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
 Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng 
và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục; đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết 
quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
 Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng giáo dục của 
học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và
trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
 Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
 3 * Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục:
 Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà 
trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, 
chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học. Do vậy, giáo 
viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục 
cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách có hiệu quả nhất.
 Năng lực, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ 
nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công các 
hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp.
7.2. Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
7.2.1. Những yêu cầu của người giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học
- Nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của mình trong hệ thống tổ chức 
trường.
- Có trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm tốt.
- Có khả năng giao tiếp với học sinh, phụ huynh học sinh, phù hợp với tâm lí lứa 
tuổi của học sinh.
- Nắm vững lí luận sư phạm, biết vận dụng phương pháp giáo dục cá biệt vào 
việc tổ chức và giáo dục học sinh; có kinh nghiệm tổ chức, biết cách giáo dục 
thực tế với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Là người có đạo đức tốt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
7.2.2. Những nội dung cần làm của công tác giáo viên chủ nhiệm
Đối với tập thể học sinh
* Tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục
 Usin-xki đã từng nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người 
về mọi mặt”. Đúng như vậy, đối với giáo viên tiểu học muốn giáo dục tốt các 
em đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các em từ tâm lí, sở thích tới năng lực học tập 
của các em để từ đó có những biện pháp tác động thích hợp với lứa tuổi và phù 
hợp nhận thức của các em.
* Xây dựng và phát triển tập thể học sinh
 5 * Chỉ đạo việc học tập của học sinh
- Ngoài việc đưa ra những yêu cầu chỉ đạo chung cho cả lớp, giáo viên cần phải 
xây dựng cho các em có một động cơ học tập đúng đắn để từ đó các em tin 
tưởng vào công việc học tập cũng như tin tưởng vào tương lại của mình.
- Hướng dẫn phương pháp học tập: Đây là khâu quan trọng đối với người giáo 
viên. Người giáo viên ngoài việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học phải 
luôn coi trọng việc hướng dẫn học tập cho học sinh, phải làm sao cho các em 
học tập một cách chủ động, sáng tạo, nhằm phát huy được tính năng động cho 
các em. Giáo viên phải luôn quan niệm rằng mình và học sinh đều là những 
người bạn đồng hành trên lộ trình tri thức.
- Thường xuyên theo dõi học sinh: Người giáo viên phải thường xuyên theo dõi 
và bám sát những thông tin về học sinh để có kế hoạch phụ đạo hoặc bồi dưỡng 
cho từng đối tượng học sinh.
* Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực bảo vệ sức khoẻ
- Cho các em tham gia phong trào thể dục thể thao của trường.
- Duy trì thường xuyên hoạt động thể dục giữa giờ.
- Thành lập đội văn nghệ của lớp nhằm duy trì thường xuyên các phong trào văn 
nghệ theo các chủ điểm nhân các ngày: 20-11, 8-3, 26-3, 
 Việc giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực 
bảo vệ sức khoẻ sẽ giúp các em thư thái sau những giờ học căng thẳng đồng thời 
qua đó giáo dục cho các em tình cảm và thói quen tốt.
 Với giáo viên tổng phụ trách Đội
 Ngoài những hoạt động riêng của chi đội, giáo viên chủ nhiệm phải phối 
hợp với tổng phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội để thực hiện tốt các hoạt 
động của trường, lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn tôn trọng và khuyến khích 
tính độc lập tự quản của tổ chức này và chỉ đóng vai trò là người cố vấn.
Với các giáo viên khác trong trường
 Người giáo viên chủ nhiệm phải chú ý lắng nghe, theo dõi mọi mặt của 
lớp bạn để đối chiếu với lớp mình và từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp 
 7 tiêu chí trên là để khi có các hoạt động thi đua thì giữa các tổ sẽ có lực lượng 
tương tự nhau. Cách phân tổ của tôi bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: phân sơ bộ về tổ cũng như xếp chỗ ngồi.
Giai đoạn thứ hai: Sau một thời gian thấy ổn định, tôi mới phân cố định.
Qua cách làm như vậy, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi hợp lí với từng học sinh.
+ Bầu ban cán sự lớp
 - Bầu lớp trưởng: Tôi chọn học sinh năng nổ, có học lực tương đối tốt, có năng 
lực tổ chức quản lí, nhiệt tình với các hoạt động của lớp.
- Bầu lớp phó: Tôi chọn những học sinh có năng khiếu, có trách nhiệm và biết 
việc để làm.
+ Học sinh xây dựng các phong trào thi đua trong lớp
Dựa vào kế hoạch phát động của nhà trường, ngay từ đầu năm học giáo viên đã 
phát động các phong trào tới toàn bộ tập thể lớp như:
- Phong trào “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”.
- Phong trào thi đua chào mừng ngày giải phóng thủ đô và 20-11.
- Phong trào thi đua học tốt; giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phong trào thi đua chào mừng ngày 22-12.
- Phong trào thực hiện nếp sống “Anh bộ đội cụ Hồ”
- Phong trào thi đua chào mừng ngày 8-3, 26-3.
- Phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đội thiếu niên 
Tiền phong Hồ Chí Minh 15-5
- Phong trào thi đua chào mừng ngày sinh nhật Bác.
- Các phong trào do Đoàn, Đội tổ chức.
 Cách làm của giáo viên: Giáo viên tìm hiểu trực tiếp qua Tổng phụ trách 
Đội. Mỗi phong trào phát động, giáo viên cho học sinh nắm vững chủ đề, nêu 
kết quả cần đạt và đề ra những biện pháp để học sinh thực hiện. Từ đó mà các 
phong trào nêu ra các em đều tự giác thực hiện.
+ Công tác khen thưởng
 Công tác khen thưởng có vai trò cực kì quan trọng đặt biệt với lứa tuổi 
học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, nếu các em được khen thưởng kịp thời, hợp lí 
 9 xuất sắc nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. 
Nhiều năm liền tôi đạt danh hiệu: “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” của trường.
+ Khó khăn
 - Một số em gia đình kinh tế khó khăn phải ở với ông bà để bố mẹ đi làm 
ăn xa, hoặc có hoàn cảnh éo le như bố mẹ chia tay nhau hay mồ côi bố, mẹ, 
 - Đối với chương trình Công nghệ giáo dục đang được sử dụng hiện nay, 
một số gia đình chưa có phương pháp hướng dẫn con em ở nhà phù hợp. Thêm 
nữa nhiều em nhận thức còn chậm, chưa tự tin trong giao tiếp, 
 - Về phía giáo viên, ngoài công tác chủ nhiệm và giảng dạy còn kiêm 
nhiệm thêm nhiều hoạt động khác. Vì thế, trong quá trình thực hiện còn gặp 
nhiều khó khăn. Đặc biệt đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới “căn bản toàn 
diện” nền giáo dục nên việc vận dụng các phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ.
 - Mấy năm gần đây, số lượng học sinh gia tăng đột biến làm cho sĩ số trong 
lớp đông, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên.
 Thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm đã phần nào phản ánh được 
sức học của các em. Dưới đây là bảng số liệu về kết quả khảo sát chất lượng đầu 
năm học.
 Nội dung Số lượng học sinh Kết quả khảo sát
 Hoàn thành tốt Hoàn thành
 Các hoạt động
 36 22 14
 giáo dục
 61% 39%
* Các giải pháp
- Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ Tiếng Việt cho HS
 Lứa tuổi các em học sinh lớp 1 là lứa tuổi bắt đầu làm quen với môi 
trường học tập. Các em đến lớp phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi 
ngôn ngữ để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục. Sự tiếp xúc, trao đổi thể hiện mối 
quan hệ giữa thầy và trò, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau chính là giao tiếp - một 
thành phần cơ bản của hoạt động Sư phạm. Nó diễn ra trong suốt quá trình giảng 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_giao.doc