Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc

Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc MỤC LỤC I.PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..................................................................................3 I.3.Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................4 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................................4 I.5.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4 II. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................4 II.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................4 II.2. Thực trạng...............................................................................................................6 a.Thuận lợi, khó khăn.................................................................................................6 b.Thành công, hạn chế................................................................................................7 c.Mặt mạnh, mặt yếu..................................................................................................9 d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ..................................................................11 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra .........................12 II.3. Giải pháp, biện pháp.............................................................................................15 a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.........................................................................15 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ........................................16 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ........................................19 d.Mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp .............................................................23 e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.............................23 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu......24 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................25 III.1. Kết luận ...............................................................................................................25 III.2. Kiến nghị............................................................................................................26 Trần Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường TH Dray Sáp Trang 1 Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc và Chính phủ rất quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm lấp dần khoảng cách trên thì khâu duy trì sĩ số là rất quan trọng. Công tác quản lý ở trường Tiểu học, việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Duy trì tốt sĩ số học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội: Các em dễ dàng sa vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào các tổ chức phản động. Bên cạnh đó duy trì tốt sĩ số học sinh còn gắn liền với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường đối với trường học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số. Vậy muốn có được kết quả như vấn đề nêu trên đòi hỏi phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực của giáo viên trong thực hiện công tác phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp nhịp nhàng và đồng thuận tốt là tiền đề giúp cho việc duy trì và phát triển sĩ số học sinh. Trường Tiểu học Dray Sáp mà tôi đang công tác là nơi mà học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm trên 60% số học sinh của toàn trường. Trường nằm cách Uỷ ban nhân dân xã gần 1km, có điểm trường phụ cách xa gần 8 km, giao thông đi lại cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh đều thuộc diện “hộ nghèo và cận nghèo”. Đời sống của con em đồng bào còn nhiều thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần, văn hóa văn nghệ, các loại hình giải trí lành mạnh. Trong khi đó tệ nạn ngoài xã hội có nguy cơ len lỏi vào học đường, học sinh không hứng thú trong học tập làm gia tăng tỉ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học giữa chừng là điều không tránh khỏi.Với trách nhiệm của một hiệu phó chuyên môn Tiểu học, bất cứ người quản lý nào cũng mong muốn trường mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng, mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên không khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp mình đạt như mong muốn. Với mục tiêu của đề tài là: Làm thế nào để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, duy trì được sĩ số học sinh? Đây là vấn đề bức xúc cho các nhà lãnh đạo các cấp, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục, đây cũng là vấn đề mà chắc hẳn với cương vị là người cán bộ quản lý ai cũng như tôi đều trăn trở, bức xúc trước thực trạng học sinh vắng học,có nguy cơ bỏ học, không ham học; để duy trì sĩ số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số đi học đều là việc vô cùng khó khăn. Vậy làm thế nào để công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc đạt kết quả tốt trong năm học cũng như các năm tiếp theo , góp phần nâng cao chất lượng giáo Trần Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường TH Dray Sáp Trang 3 Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc và tiêu chí thi đua của nhà trường và đối với giáo viên. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà tình trạng học sinh bỏ học đang có chiều hướng gia tăng hàng năm thì việc duy trì sĩ số lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Lấy thực tế tình hình 189 học sinh là học sinh dân tộc học tại – Phân hiệu Buôn Kuôp của Trường Tiểu học Dray Sáp để minh chứng. I.5.Phương pháp nghiên cứu I.5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đọc các tài liệu có liên quan đến công tác duy trì sĩ số, Các văn kiện, các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương của Bộ chính trị, Đảng bộ huyện Krông Ana, các Nghị quyết của Đảng ủy xã Dray Sáp , Nghị quyết Hội nghị CNVC năm học 2014 – 2015 của Trường Tiểu học Dray Sáp. I.5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tôi đã dùng phương pháp phỏng vấn Phụ huynh, học sinh. Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh, chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc. I.5.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Bảng thống kê số liệu học sinh bỏ học của những năm học trước. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận Như tất cả chúng ta đã biết, những học sinh bỏ học là những học sinh sẽ mất đi quyền lợi trong học tập của bản thân. Các em sẽ không có đủ kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại như hiện nay, nó còn ảnh hưởng lớn đến trình độ dân trí của từng gia đình , xã hội và đất nước sau này, có nguy cơ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như: tảo hôn, lang thang , trộm cướp và các tệ nạn xã hội khác đang rình rập lôi kéo các em. Vì vậy việc duy trì sĩ số học sinh đi học là nghĩa vụ không chỉ của Toàn ngành, của toàn dân mà còn của cả hệ thống tổ chức chính trị. Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Nhà trường Tiểu học có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, rèn luyện của học sinh. Mục tiêu, nhiệm vụ Trần Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường TH Dray Sáp Trang 5 Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đray Sáp, bên cạnh đó có sự phối hợp chỉ đạo giữa cấp ủy nhà trường với cấp ủy Ban tự quản thôn An Na, Buôn Kuốp, BĐDCMHS nhà trường, nên tình hình giáo dục ngày càng phát triển, tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, chất lượng giáo dục ngày càng được nângca Trường TH Đray Sáp là trường công lập. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động thường xuyên chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Trường được thành lập khá lâu, có hai điểm trường. Trường chính cách UBND xã khoảng 1km, trường có một phân hiệu ở Buôn Kuốp cách xa gần 8 km, đường đi lại rất khó khăn về mùa khô thì bụi mù mịt, mùa mưa thì trơn trượt, lầy lội. Nhiệm vụ hành đầu của nhà trường là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý, chỉ đạo từ giáo viên đến tổ khối. Ban giám hiệu Đoàn thể tăng cường nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, đổi mới cách làm và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường đều có trách nhiệm giáo dục các em từ tác phong, tư cách đến kiến thức văn hoá. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và là tiêu chí để đánh giá viên chức cuối năm học. * Tổ chức bộ máy nhà trường : - Hiệu trưởng: Bà Thái Thị Mai – Phụ trách chung - Phó Hiệu trưởng: Bà Trần Thị Nguyệt – Chuyên môn - Chủ tịch công đoàn: Bà Trần Thị Nguyệt - Tổ trưởng tổ 1: Bà Bùi Thị Yến -Tổ trưởng tổ 2: Bà Lê Thị Thanh Cảnh -Tổ trưởng tổ 3: Bà Đỗ Thị Hồi -Tổ trưởng tổ 4: Ông Võ Văn Bình -Tổ trưởng tổ 5: Bà Đỗ Thị Liễu *Khó khăn Trường Tiểu học Dray Sáp là trường vùng sâu, vùng xa, có hai điểm trường cách xa nhau gần 8 km, địa bàn dân cư rộng, nên việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh dân tộc chiếm trên 50 %, đa số các em chưa xác định được việc học là quan trọng. Điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn thiếu thốn. Phần đa phụ huynh học sinh lại không biết chữ nên không biết kèm con em khi ở nhà. Có một số học sinh lại chưa qua lớp mẫu giáo, nên các em nói tiếng Việt chưa được thành thạo. Vì vậy các em rất Trần Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường TH Dray Sáp Trang 7 Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học cho các em. Đồng thời, tổ chức dạy bù kiến thức cho học sinh hay nghỉ học, quan tâm, thường xuyên giữ mối liên hệ giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm để từ đó nắm được nguyên nhân vì sao học sinh đó thường xuyên không đến lớp. Trường khó khăn, giáo viên không được hưởng bất kì một chế độ đãi ngộ gì, điều kiện công tác sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn nhưng với lòng yêu nghề, thương yêu học sinh các thầy cô luôn bám trường, bám lớp an tâm công tác. Trường trang cũng đã trang bị thêm dụng cụ sinh hoạt, thể thao cầu lông, bóng đá... Qua giao tiếp chú trọng tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Khuyến khích giáo viên tự giác học tiếng Ê đê, Mnông để thuận lợi giao tiếp với học sinh phụ huynh và nhân dân trên địa bàn. Hàng năm bổ sung cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí nhà nước cấp, ngoài ra trường còn xây dựng tủ sách, báo thường xuyên cho học sinh mượn sách báo các loại, tạo điều kiện sinh hoạt nâng cao kiến thức, khám phá thế giới xung quanh, thu hút học sinh đến trường. *Hạn chế Trường TH Dray Sáp là trường với tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% học sinh toàn trường với 189 em. Đóng trên 2 địa bàn cách xa trung tâm của huyện Krông Ana.Riêng phân hiệu Buôn Kuôp là nơi tập trung hầu hết là đồng bào dân tộc, đồng thời cũng là nơi năng động trong các hoạt động mà khách du lịch vô ra thường xuyên. Nhưng cũng là nơi chịu sự tác động của xã hội về trình độ dân trí, người dân sống tương đối chủ yếu là làm nông, thu nhập thấp. Đó cũng là điều làm ảnh hưởng đến xã hội có nguy cơ học sinh bỏ học và sự phát triển và hình thành nhân cách của thế hệ trẻ từ những lệch lạc về ý nghĩa việc đi học và kiếm tiền. Từ những thực tế đó mà tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học tham gia lao động sản xuất cùng gia đình, học nghề, chuyển đi nơi khác...trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Đak Lăk nói chung còn tương đối nhiều. Theo số liệu thống kê toàn xã Dray Sáp trong hai năm học qua như sau: Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Tổng số HS Số HS bỏ Tỉ lệ % Tổng số HS Số HS bỏ Tỉ lệ % học học 641 42 6.6 623 18 2.9 Trần Thị Nguyệt – Phó hiệu trưởng trường TH Dray Sáp Trang 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_duy.doc