Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

I. PHẦN MỞ DẦU: I.1. Lý do chọn đề tài. Song song với việc dạy chữ chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc dạy người. Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của người thầy, đặc biệt là người thầy làm công tác chủ nhiệm. Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ - BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy chúng ta cần làm gì, tiến hành như thế nào để quá trình xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Là giáo viên dạy lớp đã nhiều năm dù còn ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi trước đây bản thân tôi đã được dạy hầu hết các khối lớp từ 1- 5, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho HS nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. I.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 1C, trường Tiểu học Lê Hồng Phong. - Các biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Một số biện pháp của công tác chủ nhiệm lớp. - Tham khảo ý kiến công tác chủ nhiệm của đồng nghiệp. - Mối quan hệ giữa các đoàn thể. I.5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu tâm lý của học sinh. - Phương pháp thực hành - Phương pháp điều tra 1 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Về phía giáo viên Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội CMHS đưa ra. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường đề ra. Vì vậy, với thực trạng trên, tôi nghĩ rằng nâng cao công tác chủ nhiệm lớp là một đề tài không mới bởi vì nó thường lặp đi lặp lại nhưng điều cần thiết đối với những giáo viên chúng tôi là được tham gia bàn bạc kỹ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong tình hình hiện nay. - Giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu nguyên nhân tại sao mỗi khi học sinh mắc lỗi để giải quyết triệt để vấn đề nảy sinh, mà chỉ toàn khẳng định, áp đặt cái sai mà học sinh đã gây ra. - Về phía học sinh - Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, ghi nhớ máy móc. Với kiểu ghi nhớ này nếu không được giáo viên nhắc lại thường xuyên thì các em sẽ chóng quên và sẽ không nhớ gì nữa trong thời gian ngắn. Sự chú ý của các em kém bền vững dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới sẽ không được liên tục. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Trường Tiểu hoc Lê Hồng Phong là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Học sinh đa phần ngoan, hiếu học, phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em. Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, chăm lo cho học sinh, có tay nghề vững. Có nhiều giáo viên đạt danh hiệu cao trong thi đua giảng dạy. Bên cạnh đó một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ thấp, chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em. Ý thức học tập của một số em còn chưa cao, phó mặc việc học nên việc học hành còn yếu. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3 + Khéo tay ( H Ran,..): Phát hiện được H Thiệp khéo tay tôi rất vui, các em làm sản phẩm thủ công rất đẹp. Tôi thường phân công em làm các phần thưởng cho lớp : Đồ chơi, giỏ hoa,Hoa Điểm tốt, Dù với đối tượng nào bản thân tôi thường sử dụng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. Biện pháp 2: Bầu chọn ban cán sự lớp – Xây dựng nề nếp lớp Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, tôi luôn thể hiện sự nghiêm khắc nhưng lại kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật giữa cô và trò.Tôi vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em Theo kinh nghiệm, trước tiên tôi kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng , lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng , phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao (Y Phin). Bên cạnh đó tôi cùng lớp bầu chọn thêm 3 lớp phó : Lớp phó học tập ( thông minh nhanh nhẹn biết cách xử lí – H Niêng) , Lớp phó văn nghệ (Hát hay hoặc khéo tay - H Ran), Lớp phó lao động (Y Kao) mạnh dạn, nhanh nhẹn hay giúp đỡ bạn – H Kiều) - Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật: Ví dụ : Học sinh phải so hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh, ngay ngắn. Sau mỗi tuần , tôi ít bỏ qua những buổi sinh hoạt lớp, mà luôn chú trọng các tiết này, để nhận xét công việc trong tuần qua : Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện,nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu . - Tôi luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, tôi cũng chú ý cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản. - Xây dựng nề nếp tự quản Tôi giao vệc và phân công cụ thể rõ ràng. Sau đó quan sát, theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn cách làm phù hợp. Đầu tuần, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài của các bạn. Hằng ngày, 1 tổ làm vệ sinh lớp, 1 tổ làm vệ sinh khu vực được phân công. Các tổ trưỏng nắm rõ ngày trực nhắc nhở phân công các bạn thực hiện. Tổ phó lao động theo dõi, nếu có tổ làm chậm thì chỉ định tổ khác làm tiếp phần việc đó. Sau đó báo cáo lại. Tùy theo tình huống cụ thể mà đề nghị cách xử lí. Tương tự như vậy, hai lóp phó còn lại theo dõi kiểm tra, giúp đỡ các bạn về mặt học tập : kiểm tra các bạn học bảng nhân, chia còn chậm, hướng dẫn cách sửa bài, chuẩn bị vở chính tả, ....Lóp trưởng bao quát các hoạt động. Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bảng cộng trừ. - Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa. 5 - Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. - Nắm rõ địa bàn để có thể góp ý với giáo viên trong việc quản lí học sinh. - Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. - Cập nhật vàTuyên truyền cách phòng chống các bệnh truyền nhiễm, cách theo dõi và điều trị bệnh tại nhà, * Đối với từng phụ huynh học sinh: Cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: - Cần tham dự đầy đủ các cuộc họp phụ huynh và thường xuyên trao đổi với GVCN (qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc) để cập nhật thông tin về việc học tập của con em, về y tế học đường, về giáo dục,... - Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình. - Nhắc nhở con em học bài cũ ( đọc lại các bài âm vần, kể chuyện theo tranh, học thuộc các bảng cộng trừ đã học) và chuẩn bị bài mới ( luyện viết bài CT 2 lần/ tuần) trước khi đến lớp. - Hướng dẫn và theo dõi, nhắc nhở con em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khoá biểu hằng ngày. Tránh tình trạng soạn giùm, chuẩn bị bài giúp,.. - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. - Tạo điều kiện cho con em học tập: dành thời gian theo dõi động viên, dành một góc sáng sủa cho con em ngồi học, quản lí tốt thời gian của con em. - Kiểm soát các mối giao du, quan hệ của con ở nhà. - Cùng với cha mẹ học sinh tuyên truyền việc đóng góp xây dựng tốt nên kết quả trong 3 năm liền được nhà trường ghi nhận và khen thưởng. Biện pháp 4: Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức Từ đầu năm học dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường. Tôi đã đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, Khéo tay .... - Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên. - Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi,Tổ chức các sân chơi ở lớp như: Hái hoa dân chủ, Ai nhanh hơn? Ôlimpic toán, để phát huy những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. Biện pháp 5: Nêu gương và khen thưởng Giáo viên luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em học sinh . Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt .Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường . - Vì vậy, ở lớp tôi cũng chú trọng việc nêu gương. Tôi chú trọng tác phong của mình. Luôn nhỏ nhẹ với học sinh, sẵn sàng xin lỗi các em nếu bản thân có sơ suất. Và ban cán sự lóp cũng là các tấm gương gần gũi nhất cho các em noi theo. - Về khen thưởng : Sau mỗi tuần thi đua, Tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng theo dõi 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc