Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám

doc 28 trang skquanly 28/12/2024 850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám
 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
 Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người 
giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. 
Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích 
luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng 
với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên 
thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không 
hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần 
được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ 
nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, 
rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao 
động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. Công tác 
chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt 
công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ 
môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà 
trường THCS, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên 
chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng 
đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo 
dục gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp thành 
công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một buổi tập thể 
lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là 
học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó 
khăn về kinh tế, con mồ côi vv Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô 
giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, thiếu ý thức đạo đức. 
 Thực tế là như vậy cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ 
nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên 
thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được 
tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. 
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi 
tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu 
sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho 
nhà trường.Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho 
công tác chủ nhiệm lớp mình. Qua thực tiễn công tác, học tập tìm tòi và học hỏi 
 1 PHẦN II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận.
 Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục 
đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người 
được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là 
quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành 
niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã 
hội. Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần 
tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, 
xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
 Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự 
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ta. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là 
“quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một 
con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc 
vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm 
năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ 
thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế 
nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để 
sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn 
xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo 
viên chủ nhiệm lớp. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, luôn ở 
bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, không ai khác chính là 
người giáo viên chủ nhiệm. 
 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là 
những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng 
động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không 
ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư 
của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, 
trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho 
việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi 
cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ 
bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo 
viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần 
 3 “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn. Điều đó đã tác động 
ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng 
nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết 
hơn. Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. 
Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi 
đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải 
băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy có một số học sinh có dấu hiệu xuống 
cấp về đạo đức; truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Đau lòng 
hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô 
giáo đang dạy mình . Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những 
người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là 
quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức 
của các em. Tôi thường nói với các em rằng: Các em là những cái cây còn non, còn 
người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là 
người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng 
cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. 
Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc.
 Trường THCS Lê Văn Tám nằm trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông 
Ana, tỉnh ĐăkLăk. Năm học 2016-2017, trường có tổng số 427 học sinh trên tổng 
số 12 lớp (mỗi khối có 3 lớp). Nhà trường phân công mỗi lớp có 1 giáo viên chủ 
nhiệm chính và 1 phó chủ nhiệm. 
 Ở trường THCS Lê Văn Tám, công tác chủ nhiệm lớp, có những thuận lợi và 
khó khăn nhất định:
 * Thuận lợi: Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát 
của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các 
ban ngành trong nhà trường.
 Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp 
giảng dạy môn Ngữ Văn nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất nhiều (4 tiết/ 
1 tuần)
 Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, 
chuyên môn vững vàng.
 Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em.
 Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động, 
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu, chăm chỉ học tập..
 * Khó khăn: 
 5 Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải 
có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả. Giáo viên 
chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, 
công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối 
xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, 
nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ 
đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công 
việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm 
gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách 
làm việc và ứng xử hàng ngày.Chỉ có như thế ta mới đáp ứng và thực hiện tốt yêu 
cầu mà xã hội đã tín nhiệm giao phó.
 Qua thực tế trải nghiệm và bằng những kinh nghiệm của bản thân trong công 
tác chủ nhiệm của những năm học trước tôi xây dựng cho mình một chương trình 
“hành động” cụ thể để dìu dắt, giúp đỡ và giáo dục học sinh, tạo động lực cho các 
em thi đua phấn đấu vươn lên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình. 
Kết quả thu được rất khả quan. Dưới đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng.
 3.2.1. GVCN phải là người nắm rõ tình hình lớp chủ nhiệm. 
 Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của 
các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo 
tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò 
chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các 
em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt. 
 *Thành phần gia đình:
 • Con thương binh : 1.
 • Con mồ côi cha (mẹ): 0
 • Không cha: 01 (Hoàng Văn Toàn)
 • Cha mẹ li dị: 0 
 *Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: 
 • Văn Toàn: Mẹ một mình đi làm mướn nuôi con ăn học.
 • Võ Minh Hải: Nhà nghèo, đông con
 • Nguyễn Xuân Danh: Bố là thương binh không thể làm việc, mẹ bị bệnh 
 Ung thư vì nhà nghèo nên chỉ chữa trị tại nhà....
 • Em Lê Nam Sang: hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường.
 7 * Tiến hành làm sổ chủ nhiệm:
 Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập, những 
diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi thật 
thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là:
 - Sơ đồ chỗ ngồi. (Phụ lục 2)
 - Danh sách cán bộ lớp.
 - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại).
 - Nội quy trường lớp.
 - Theo dõi kết quả thi đua.
 - Theo dõi học sinh cá biệt.
 - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ.
 - Kiểm diện phụ huynh đi họp.
 3.2.2. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực.
 Ở lứa tuổi THCS, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát 
huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn 
tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự 
phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở 
mỗi học sinh.
 Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có 
đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán 
sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm 
nhiệm được.
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:
 * Bầu ban cán sự lớp: Lớp trưởng; Lớp Phó học tập; Lớp phó Kỉ luật; Lớp 
phó Lao động; Lớp phó Văn thể mỹ; Thủ quỹ, thư ký lớp.
 * Đội sao đỏ gồm hai học sinh.
 * Bầu tổ trưởng: 4.
 * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: Văn, Toán, Anh.
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể:
❖ Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động chung của lớp điều khiển các tiết sinh 
hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàng tuần, 
hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc