Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Trường Tiểu học Song Mai, TP Bắc Giang”. 2. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu đối với sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cũng như các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 2 buổi/ ngày, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,...và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp. Ở đầu mỗi năm học, trong cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác; lớp có nề nếp tốt, lớp thì nề nếp chưa tốt.... Tất cả những điểm khác biệt đó cũng do một phần giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác, nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú y xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. 3. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường 5. Nội dung: 5.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 5.1.1. Xây dựng nề nếp lớp học a. Ổn định nề nếp Đây là một công việc quan trọng trong công tác chủ nhiệm . Nó góp phần không nhỏ trong sự thành công của công tác chủ nhiệm lớp. Bắt đầu từ các buổi sinh hoạt 15 phút theo nội dung cụ thể trong tuần do giáo viên chủ nhiệm xây dựng và đề ra cho đến nề nếp trong từng tiết học, từng hoạt động b. Nắm thông tin về học sinh Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên:................................................................................. 2. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo,cận nghèo)............................. 3. Kết quả học tập năm lớp 3: (Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học, có thành tích vượt trội môn)................................................................................ 4. Môn học yêu thích: ............................................................................... 5. Môn học cảm thấy khó:......................................................................... 6. Góc học tập ở nhà: (Có, không)............................................................ 7. Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................. 8. Sở thích: ................................................................................................ 9. Địa chỉ gia đình: Số nhà......tổ .......thôn................................................ 10. Số điện thoại của gia đình:...................................................................... Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. c. Tổ chức bầu ban cán sự lớp Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định lớp tôi thường đứng ngay dậy trả lời ngay, không thưa gửi, trả lời câu hỏi trống không, cộc lốc. Khi hướng dẫn học sinh cách trả lời câu hỏi tôi cũng luôn liên hệ nhắc nhở cách xưng hô, cách nói năng, cách trả lời câu hỏi của các em với những người trong gia đình, làng xóm hay cách cư xử xưng hô với thầy cô và bạn bè trong lớp trong trường. Hình thành cho các em kĩ năng về giao tiếp c. Hướng dân cách sử dụng từ thích hợp Những buổi đầu của năm học, mỗi khi muốn đi vệ sinh, các em tự ý đi ra khỏi lớp rồi lại tự ý vào lớp. Tôi vừa ngạc nhiên cũng vừa băn khoăn khi các em đã học lớp 2 mà ngay cả lời xin phép tối thiểu nhất cũng không biết nói. Muốn đi vệ sinh các em thường tự chạy ra khỏi lớp hay có em chỉ nói: em đi đái..v..v Tôi đã nhắc nhở kịp thời: - Các em khi có nhu cầu đi vệ sinh, trước khi ra khỏi lớp thì xin phép, khi đi xong cũng cần phải xin phép cô vào lớp. Được nhắc nhở các em cũng thực hiện ngay, xong trẻ lại rất hồn nhiên xin phép: - Em xin phép cô em đi đái: Lời trẻ thơ ngây ngô cũng không có gì sai, xong cũng có nhiều giáo viên không để ý tới cách nói của các em. Tôi đã phải giải thích ngay: - Khi các em đau bụng, buồn đi đái, còn gọi là đi giải.. Xin cô ra ngoài các em có thể dùng chung từ: đi vệ sinh. Như vậy vừa lịch sự mà cô và các bạn vẫn sẽ hiểu. Nhất là ở chỗ đông người, hay trong khi gia đình đang ăn uống, các em nên dùng những từ như vậy để thể hiện các em đã lớn, và rất lịch sự khi nói. * Giờ ra chơi, hay khi ra về tôi yêu cầu tất cả học sinh khi đứng dậy chào cô, đứng nghiêm và ngay ngắn, cùng hô: - Chúng em chào cô ạ! Trong thực tế một số giáo viên chỉ gật đầu, hoặc bước ra ngay khỏi lớp, xong tôi thiết nghĩ: Chúng ta đã dạy cho các em cách đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, lời chia buồn, chào hỏi...thì giáo viên cũng phải là người thực hiện nghiêm túc những gì chúng ta truyền đạt. GV cần đáp lại lời chào của các em: - Cô chào cả lớp, mời các em ngồi xuống, hay cô chào cả lớp, mời các em nghỉ... d. Hướng dân kĩ năng lên xuống cầu thang Ngoài ra, tôi còn hình thành cho các em thói quen lên xuống cầu thang mỗi khi xuống sân thể dục, đi học các môn học tin học, âm nhạc hay khi ra về. Lên xuống cầu thang đi theo hàng, tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, tránh tình trạng chen lẫn, xô đẩy tranh nhau đi trước. Đã có nhiều trường hợp khi lên xuống cầu thang học sinh xô đẩy nhau ngã, hay ghế quệt vào đầu vào mắt nhau. Để tạo cho học sinh có môi trường học tập an toàn, tôi yêu cầu các em lên xuống cầu thang theo hàng lối, đối với những học sinh cố tình xô đẩy bạn, hay phá Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều tối và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh: THỜI GIAN BIỂU Thời gian Công việc 5 giờ - 7 giờ Tham gia chơi một số môn thể thao ,Tắm rửa, ăn tối, trò chuyện với gia đình. 7 giờ - 8 giờ 30 phút Ôn lại bài cũ. 8 giờ 30 phút - 9 giờ 30phút Xem ti vi rồi đi ngủ. Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học yếu và những em trong đội tuyển học sinh giỏi của lớp. Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi để nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. * Kết quả của sáng kiến (Số liệu cụ thể) Kết quả giữa học kì 2 năm học (2021 - 2022) Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Môn SL % SL % SL % Toán 22 51,1% 18 41,8% 3 7,1% Tiếng Việt 16 37,2% 22 51,1% 5 11,7% Trong năm học 2021 - 2022, tính tới thời điểm hiện tại, lớp đạt: - Đạt 01 giải Nhì Cuộc thi giới thiệu sách - Chương trình “Một cuốn sách tốt, thắp vạn ước mơ”. * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp giáo viên trong trường , nó được áp dụng dạy với tất cả đối tượng học sinh, thực chất nó mang lại kết quả rất cao. Bởi từ kinh nghiệm này giáo viên sẽ giúp các em nắm được những việc mình cần thực hiện khi để trở thành một học sinh ngoan, một tài năng của đất nước. *Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Quỳnh Hương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 ở Trường Tiểu học Song Mai,.pdf