Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường MN Đoàn Kết Thị xã Lai Châu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường MN Đoàn Kết Thị xã Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở Trường MN Đoàn Kết Thị xã Lai Châu
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. Lịch sử phát triển của giáo dục đã chứng kiến sự hình thành, phát triển của giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và những đóng góp của từng nhân tố đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Song thực tiễn cho thấy, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội không đủ sức để chuyển giao kinh nghiệm sống và ứng xử xã hội cho thế hệ học sinh một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Do đó, nhà trường đã xuất hiện với tư cách là cầu nối đưa trẻ em từ thế giới gia đình nhỏ bé vào thế giới xã hội rộng mở. So với gia đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò, có tác dụng lớn và quan trọng hơn cả, bởi vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc có hệ thống, với những phương pháp khoa học, và đặc biệt là với đội ngũ nhà giáo có học vấn, có kinh nghiệm nghề nghiệp, có nhân cách mẫu mực, có đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường là nơi được trang bị những phương tiện, những điều kiện ngày một tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, dạy học một cách có chất lượng và hiệu quả. Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác phối hợp chưa được thường xuyên, hiệu quả mang lại chưa cao, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ trẻ em không còn biết đến chơi các trò chơi dân gian, không thích nghe các làn điệu dân ca mà ham mê những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử, có những trò chơi mang tính bạo lực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hành vi của trẻ em, thậm trí có những em bắt đầu có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và công văn số 9761/BGD&ĐT-GDMN ngày 20/10/2008 về hướng dẫn triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non, với mong muốn động viên khuyến khích các thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, tạo - Tạo cơ hội, điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý được trao đổi những kinh nghiệm quí báu với các đồng nghiệp không những trong thị xã Lai Châu mà còn được học hỏi, trao đổi với các huyện bạn. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Đưa ra được các biện pháp phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của đơn vị Trường mầm non Đoàn Kết. Cụ thể: - Giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ sở vật chất, xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý của trẻ. - Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong giao tiếp, ứng xử và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. - Sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, an toàn cho trẻ. - Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong phối hợp thực hiện các nội dung của phong trào. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm học 2008-2009 và tổng kết vào cuối năm học 2012-2013. Với mục tiêu nhằm: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và các hoạt động khác một cách phù hợp và có hiệu quả. Phong trào với 5 yêu cầu: (1) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm các yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ; (2) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo; (3) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; (4) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục đạo đức, văn hóa, truyền thống lịch sử cho học sinh; (5) phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Phong trào có 5 nội dung và nội dung cụ thể của phong trào là do nhà trường tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn cho trẻ em. Trường học thân thiện không chỉ giúp học sinh nhận ra rằng các em cũng có quyền được hưởng nền giáo dục có chất lượng mà còn có nhiều quyền khác nữa; giúp trẻ học những gì trẻ cần học để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống; tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; che trở và bảo vệ cho trẻ, bảo đảm cho các em có được môi trường an toàn để học tập, một môi trường không có bạo lực và lạm dụng; nâng cao nhiệt huyết của giáo viên, có tinh thần và động cơ làm việc với trẻ và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho nền giáo dục. Ngày nay, mang lại một nền giáo dục dựa trên thực tế cuộc sống của trẻ em và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, xây dựng môi trường trở thành thân thiện với trẻ em không phải là vấn đề đơn giản đối với các trường, nó đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết lâu dài nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý của trẻ em. Hơn tất cả mọi thứ, trạng thái thân thiện với trẻ của các trường học phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của nhà trường và thái độ của đội ngũ cán bộ nhà trường. Một trong những vấn đề ưu tiên của trường học thân thiện với trẻ là việc đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Các trường phải sẵn sàng đón nhận tất cả học sinh mà không có sự kỳ thị nào về nguồn gốc, giới tính, khỏe mạnh hay khuyết tật, dân tộc, thiểu số, hoàn cảnh gia đình, các giáo viên và học sinh phải cùng hợp tác, đóng góp sức lực nhằm tạo ra môi trường học tốt nhất cho trẻ. Nhân tố chính của trường học thân thiện với trẻ là một môi trường an toàn, một môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ (về thể chất cũng như tinh thần) và không được phép xúc phạm đến thân thể hay nhân phẩm của trẻ. Như chúng ta đã biết, trường học thân thiện là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Hay nói tóm lại trường học thân thiện cung cấp một cách tiếp cận toàn diện đến giáo dục chất lượng. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thuận lợi: Trường mầm non Đoàn Kết được xây dựng ở trung tâm thị xã Lai Châu, trường lớp khang trang, rộng rãi, nên thuận lợi cho công tác tuyển sinh và đưa, đón trẻ tới trường. Nhà trường được biên chế đủ về số lượng, đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, yêu nghề, mếm trẻ. chăm sóc chưa thường xuyên và chưa biết huy động sức mạnh từ phía cha mẹ học sinh. Các bức tranh tường vẽ trên các mảng tường chỉ mang tính chất trang trí chưa mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy nhà trường mới đảm bảo nội dung "trường xanh" nhưng "chưa đẹp". - Nhà trường chưa tổ chức hướng dẫn giáo viên cách xây dựng môi trường mở cho trẻ hoạt động, chưa xây dựng quy định lịch vệ sinh hàng ngày, việc tổ chức các hoạt động lao động, vệ sinh cá nhân trẻ chưa thường xuyên, chưa thực hiện theo đúng các bước. - Vào đầu các năm học do có sự điều động, luân chuyển nên nhà trường có sự thay đổi về đội ngũ giáo viên. Số giáo viên tập sự, giáo viên cao tuổi, giáo viên công tác ở vùng sâu mới chuyển về trường nhiều, bên cạnh đó công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên chưa thường xuyên, chưa tích cực nên việc tiếp cận với chương trình GDMN mới còn hạn chế. - Giáo viên chưa biết tận dụng các nguyên liệu dễ kiếm để làm đồ dùng dạy học mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có, chưa chịu khó sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng vì vậy các đồ dùng dạy học tự làm mục đích sử dụng không lâu dài và hiệu quả mang lại không cao. Chưa biết huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ nguyên liệu làm đồ dùng, việc làm đồ dùng mới chỉ dừng lại ở giáo viên mà chưa quan tâm hướng dẫn cho trẻ cùng làm. - Tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ chưa sáng tạo, chủ yếu giao cho giáo viên tổ chức vào các giờ sinh hoạt chiều, nhà trường chưa trực tiếp đứng ra tổ chức thành các hội thi có quy mô, nhiều hội thi của trẻ qua từng năm học không có sự đổi mới về nội dung và hình thức, chưa mạnh dạn tổ chức các hội thi mới, chưa phát động sâu rộng đến với cha mẹ học sinh cùng tham gia tổ chức. Để đánh giá đúng thực trạng tôi tiến hành khảo sát thực tế về môi trường, CSVC cùng 34 giáo viên và 416 trẻ mẫu giáo tại Trường mầm non Đoàn Kết thị xã Lai Châu, kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: Bảng 1: Tình hình đội ngũ giáo viên Số năm GV thực hiện Số GV mới Trình độ chuyên môn Tuổi đời Tuổi nghề chương trình GDMN chuyển từ vùng Tổng số sâu về trường và GV 20 - 30 - Trên 1 - 5 6-10 > 15 1 - 2 năm > 3 năm GV tập sự ĐH CĐ TC <30 40 40 năm năm năm 34 10 13 11 21 8 5 12 17 5 10 24 8 - Trẻ biết giữ vệ sinh môi trường 215/416 51,7% - Trẻ thích được chăm sóc vật nuôi, cây trồng 237/416 57% - Trẻ có kiến thức về ATGT 189/416 45,4% - Trẻ biết sử dụng điện, nước tiết kiệm 135/416 32,5% - Trẻ thích chơi các trò chơi dân gian 178/416 42,8% - Trẻ thuộc một số bài hát dân ca, ca dao, đồng dao 104/416 25% - Trẻ tích cực tham gia làm đồ chơi từ nguyên liệu dễ kiếm 114/416 27,4% Bảng 5: Tổng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng - đồ chơi: Stt Nội dung Số lượng Ghi chú 1 Sân chơi: - Diện tích sân chơi đảm bảo yêu cầu về thiết kế - Diện tích sân chưa chưa đảm bảo yêu cầu 1080 m2 1120 m2 2 Đồ chơi ngoài trời 8 bộ 3 Phòng vệ sinh: - Phòng vệ sinh sử dụng được 06 phòng - Phòng vệ sinh thường xuyên bị tắc nghẽn 09 phòng - Số bồn cầu có kích thước phù hợp với trẻ mầm non 0 - Số bồn cầu có kích thước không phù hợp với trẻ mầm 15 cái non 4 Hệ thống xử lý nước thải - Thải ra ngoài cống 01 -Ứ đọng trong trường 01 5 Thiết bị, đồ dùng dạy học theo thông tư 02/TT- 13 bộ Thiếu 02 bộ BGD&ĐT 6 Đồ dùng dạy học tự làm 10 bộ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp,.pdf