Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

docx 24 trang skquanly 03/05/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh
 Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn Quảng 
Phú là một ngôi trường có bề dày về chất lượng mũi nhọn. Khi chưa có trường THCS 
Nguyễn Tất Thành thì chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu trong toàn 
huyện về số lượng cũng như về các giải của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kể từ 
khi trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì nguồn học sinh giỏi, chất 
lượng đầu vào của nhà trường không cao, số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút. 
Từ năm học 2012 – 2013 cho đến nay Bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ 
đạo công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Qua các năm thực hiện 
nhiệm vụ nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ 
đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh” để đưa ra một 
số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm duy trì độ ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng 
học sinh giỏi các cấp trong nhà trường.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh 
giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 
2013 – 2014 đến năm học 2015-2016. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công 
tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường 
từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019, nâng cao chất lượng mũi nhọn, 
duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các 
môn văn hóa các cấp. 
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Về học sinh: Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh của trường THCS Lương 
 Thế Vinh từ năm học 2013 -2014 đến năm học 2018 – 2019.
 - Về giáo viên: Các thầy cô giáo trong tập thể trường THCS Lương Thế Vinh.
 4. Giới hạn của đề tài.
 Đề tài nghiên cứu trong giới hạn phạm vi các hoạt động của tập thể hội đồng 
sư phạm nhà trường và các học sinh khá, giỏi của trường THCS Lương Thế Vinh 
qua đó áp dụng trực tiếp đề tài để làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
trong nhà trường và có thể áp dụng triển khai đối với một số trường THCS trong 
huyện.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
 + Phương pháp quan sát, đánh giá nhận xét.
 + Phương pháp điều tra.
 1
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các 
môn đã được áp dụng thành công tại trường THCS Lương Thế Vinh.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 3.1. Mục tiêu của giải pháp.
 Mục tiêu của các giải pháp đưa ra trong đề tài này là làm thế nào để nâng cao 
cả về chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp, duy trì tính ổn định về số lượng 
học sinh đạt giải hằng năm đồng đều cho các môn tham gia dự thi. 
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 3.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm.
 Đầu các năm học, ngay từ tháng 8 sau khi được hiệu trưởng nhà trường phân 
công giao trách nhiệm chỉ đạo quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi bắt tay 
vào xây dựng kế hoạch chung đó là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo 
học sinh yếu của tất cả các khối lớp. Kế hoạch lập ra phải đảm bảo tính khả thi và 
vạch ra các vấn đề cụ thể như sau:
 - Lựa chọn đội ngủ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
 - Khung thời gian bồi dưỡng, số tiết bồi dưỡng trong năm.
 - Phương án bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao.
 - Trách nhiệm của ban quản lý chỉ đạo, trách nhiệm của các tổ chuyên môn, 
 trách nhiệm của giáo viên bồi dưỡng, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 
 các lớp. 
 - Kinh phí chi hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng, chế độ khen thưởng cho học sinh 
 và giáo viên có học sinh giỏi.
 - Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng học sinh giỏi các bộ môn của các tổ.
 - Thời gian kiểm tra việc ôn tập, thời gian kiểm tra dành cho học sinh.
 3.2.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi.
 Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa 
thực chất phải được lựa chọn từ tháng 4 của năm học trước. Sau kì thi phát hiện học 
sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 hằng năm nhà trường đã tiến hành sắp xếp cho 
các giáo viên bộ môn lựa chọn các em học sinh vào đội tuyển của bộ môn được phân 
công phụ trách thông qua kết quả kỳ thi và thông qua các tiết dạy bồi dưỡng trên 
lớp. Trên thực tế việc lựa chọn hàng năm cho thấy đây là khâu hết sức quan trọng. 
Bởi vì nếu lựa chọn đúng năng khiếu, sở trường môn học của học sinh thì chắc chắn 
sẽ phát huy tốt được khả năng của học sinh đó. Một số lưu ý khi chỉ đạo và hướng 
 3
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
vào đội tuyển các môn người quảng lý và các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cần chú 
ý một số kinh nghiệm sau: 
 - Đối với các môn Xã hội.
 Đây là các môn nặng về lý thuyết học thuộc vì vậy phải chọn đối tượng học 
sinh cần cù chịu khó, có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
 + Môn Văn: 
 Lựa chọn các em học sinh có khả năng ứng xử giao tiếp tốt, có kỷ năng viết 
bài tốt, trình bày bài sạch sẽ rỏ ràng.
 + Môn Sử: 
 Lựa chọn các em học sinh có trí nhớ tốt, đam mê tìm hiểu, ngoài việc học 
thuộc, học sinh phải có sự hứng thú cách nắm bắt thông tin, nhớ chính xác các sự 
kiện, các mốc lịch sử đặc biệt là năng lực nhận xét đánh giá so sánh đối chiếu.
 + Môn Địa: 
 Đòi hỏi các em phải có kỹ năng tư duy tổng hợp khả năng nắm bắt dữ liệu, kỹ 
năng thu thập thông tin, kỹ năng đối chiếu so sánh giữa các vùng miền.
 + Môn Ngoại Ngữ :
 Đây là bộ môn rất khó. Để đạt được kết quả tốt các em phải có sự hứng thú 
nắm bắt kiến thức diễn đạt đúng từ, câu, có khả năng thực hành nghe nói đọc viết 
tốt. Muốn đạt được kết quả cao học sinh phải thực sự đam mê học tập bằng nhiều 
kênh. Riêng môn Tiếng Anh đội tuyển phải được lựa chọn và xây dựng từ những 
năm đầu lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng sàng lọc đến năm lớp 9 để có được đội tuyển 
chất lượng.
 - Đối với các môn KHTN.
 Đây là các môn học yêu cầu các em em học sinh phải nắm chắc kiến thức, có 
kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành, không rập khuôn, tránh kiểu 
làm bài máy móc, lựa chọn các em học sinh thông minh nhanh nhẹn, tư duy tốt, đam 
mê môn học.
 + Môn Toán.
 5
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 3.2.3. Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng.
 a) Chọn giáo viên.
 Việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng là một việc hết sức quan trọng. 
Có một người thầy tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong 
công tác bồi dưỡng thì mới có được những em học sinh đạt giải cao trong các kì thi. 
Tuy nhiên việc lựa chọn không nên chú trọng vào một cá nhân mà cần phải lựa chọn 
làm sao phải có tính chiến lược ổn định, phải duy trì được kết quả hằng năm, không 
để năm được năm mất, người quản lý phải biết khơi dậy lòng đam mê, niềm tự hào 
của các giáo viên bồi dưỡng để họ dốc lòng mang hết trí tuệ tài năng kiến thức của 
mình để bồi dưỡng cho các em học sinh đạt kết quả cao. Căn cứ vào tình hình đội 
ngũ chúng tôi phân công lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ngay từ 
cuối năm học trước (chẳng hạn cuối tháng 5/2018 năm học 2017-2018 chúng tôi sẽ 
tiến hành phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học 2018-2019). 
Trong phân công cần chú ý các tiêu chí sau :
 Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn : Đây là yếu tố quan trọng vì thầy 
có vững về chuyên môn thì mới có khả năng tư duy tìm tòi phát hiện các đơn vị kiến 
thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Có thầy giáo giỏi mới đào tạo được 
trò giỏi. Thầy là người định huớng và khai mở kiến thức để cho học sinh tiếp thu và 
khám phá. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì phải lựa chọn 
được các thầy cô có chuyên môn vững ở các bộ môn. Có chuyên môn vững nhưng 
không chịu khó, nhiệt tình thì kiến thức sẻ lu mờ vì vậy chuyên môn giỏi phải kết 
hợp với lòng nhiệt tình đam mê. Sự nhiệt tình sẽ thúc đẫy chuyên môn từ đó moiứ 
có niềm say mê tân tụy tìm tòi tri thức để truyền tải cho học sinh.
Giáo viên Có trách nhiệm và tâm huyết với học sinh.
 Tâm huyết với nghề luôn là động lực thúc đẫy chuyên môn. Một giáo viên có 
chuyên môn vững vàng và đam mê tâm huyết với trò thì chắc chắn sẽ mang đến cho 
các em học sinh những chuyên đề hay, những bài giảng hay và cũng là tấm gương 
giúp các em hăng say tìm tòi học tập.
 7
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
 Các đồng chí tham gia bồi dưỡng phải sưu tầm và biên soạn các đề cương, các 
chủ đề ôn luyện. Thường xuyên trao đổi kiến thức với những đồng chí có thâm niên 
bồi dưỡng, kịp thời báo cáo những khó khăn trong công tác bồi dưỡng với ban giám 
hiệu nhà trường để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình bồi dưỡng.
 c) Giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn.
 Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng thì cá nhân giáo viên được 
phân công phải dày công tìm tòi, sưu tầm tài liệu giảng dạy và phải chịu trách nhiệm 
chính. Tuy nhiên tổ nhóm chuyên môn cũng phải cùng với họ xây dựng kế hoạch 
bồi dưỡng, gom các chuyên đề, hệ thống các kiến thức để giúp cho họ bồi dưỡng có 
chất lượng và hiệu quả hơn. 
 Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ bồi 
dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự phản hồi 
của học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn.
 Yêu cầu tất cả các thành viên trong tổ cùng với giáo viên bồi dưỡng trao đổi 
kinh nghiệm với nhau và tìm tòi xây dựng các kiến thức trọng tâm của các đề thi 
hằng năm, tổ chuyên môn phải có trách nhiệm phân công người bồi dưỡng, người 
giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng. Giáo viên cũ truyền đạt kinh nghiệm cho giáo viên mới 
tham gia. Mỗi năm phải yêu cầu ít nhất một tổ chuyên môn thực hiện một chuyên đề 
cấp trường về về bồi dưỡng học sinh giỏi. Các tổ chuyên môn phải có ngân hàng 
tích lũy đề thi học sinh giỏi hàng năm và các bộ đề tham khảo trên mạng.
 3.2.4. Các phương pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
 a) Tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp trường hàng năm.
 Phòng Giáo Dục chỉ tổ chức thi cấp huyện các môn văn hóa cho học học sinh 
lớp 9. Nhưng trường THCS lương Thế Vinh hằng năm đều tổ chức kì thi chọn học 
sinh giỏi đối với 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh các lớp 6, 7 và các môn Văn, Toán, 
Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lí, Tiếng Anh, Lịch Sử, Tin Học lớp 8. Kỳ thi 
thường được tổ chức vào cuối tháng 3 của năm học, thông qua kỳ thi nhà trường 
chọn và thành lập đội tuyển học sinh để tiếp tục bồi dưỡng hằng năm. Riêng đội 
 9
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lương Thế Vinh
môn năm nào cũng đạt giải nhất như môn Tin học, môn Lịch sử và một số bộ môn 
khác.
 Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đạt giải cao trong kỳ thi cấp huyện. Từ 
kết quả đó để nhiều em được lọt vào đội tuyển ôn luyện bồi dưỡng dự thi cấp tỉnh. 
Những em được Phòng Giáo Dục chọn vào đội tuyển mặc dụ được Phòng Giáo dục 
tập trung bồi dưỡng theo kế hoạch nhưng nhà trường vẫn tiếp tục chỉ đạo các thầy 
cô vẫn bám sát bồi dưỡng cho các em mọi lúc mọi các em có thể đến nhà trao đổi 
học hỏi thầy cô mình, nhờ giáo viên hướng dẫn các bài khó. Ở trên lớp, thầy cô, Ban 
giám hiệu thường xuyên hỏi về tình hình học của các em để giúp đỡ tháo gỡ các 
vướng mắc mà các em gặp phải.
 Trong quá trình bồi dưỡng nhiệm vụ của người giáo viên là đầu tư thời gian, 
nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua những năm bồi dưỡng đội tuyển để đạt kết quả 
cao nhất.
 Trong các buổi bồi dưỡng cho học sinh cần tạo cho các em thói quen rèn luyện 
kỹ năng, thói quen lập luận, liên hệ, hoàn chỉnh hệ thống kiến thức. Tạo thói quen 
rèn kỹ năng, kỹ xảo cho từng kiểu bài, từng đơn vị kiến thức trọng tâm. Giáo viên 
có thể ôn các mảng kiến thức trọng tâm theo dạng đề, giáo viên ra đề chấm chữa cho 
học sinh trong quá trình bồi dưỡng.
 Trong quá trình bồi dưỡng chỉ đạo giáo viên tăng cường việc kiểm tra khảo 
sát từng đợt qua đó phát hiện những lỗ hỗng kiến thức mà học sinh chưa nắm được 
từ đó có phương án giúp đỡ học sinh hoàn thiện, chú ý các khâu trình bày, các 
phương pháp giải ngắn gọn và hợp lý.
 c) Kết hợp với gia đình và xã hội.
 Nhà trường, gia đình, xã hội là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Mặc 
dù việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò trách nhiệm chính là nhà trường song nếu 
thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình thì không thể đạt được kết quả cao. Chính vì vậy nhà 
trường cần kết hợp với gia đình làm thế nào để các gia đình quan tâm đến việc học 
tập của con em mình thì các em sẽ học tốt. Sự động viên của gia đình cùng với sự 
 11
 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi.docx