Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học

doc 24 trang skquanly 31/03/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam 
do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên 
Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có 
một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, 
đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc của dân tộc.
 Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, 
với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 
2001 - 2020 theo Nghị Quyết Trung ương 2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất 
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho 
nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công 
nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta 
phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm 
của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo 
dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho 
con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp 
thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai 
đất nước sau này.
 Hoạt động trong Nhà trường hiện nay thực chất là hoạt động giáo dục, bất 
kì một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải bảo đảm mục đích giáo dục. Trong 
đó, người phụ trách Đội là thành viên của Hội đồng giáo dục, cho nên Tổng phụ 
trách phải hiểu biết kĩ năng về nhiệm vụ dạy và học của Nhà trường. 
 Thực tiễn trong những năm qua, bản thân là giáo viên Tổng phụ trách Đội 
ở trường Tiểu học, khả năng thiết kế, tổ chức các hội thi còn hạn chế, chưa thật hấp 
dẫn, thu hút học sinh. Điều đó cũng không ít ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động 
tổ chức Đội trong nhà trường. Từ đó bản thân xác định để có thể tự mình thiết kế tổ 
chức được một hội thi hấp dẫn và ý nghĩa nhân ngày lễ lớn hay một hoạt động theo 
chủ điểm, chủ đề hoặc những hoạt động thường ngày của Đội, người phụ trách phải 
tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cần cù chịu khó tiếp thu thực tế. Trong 
những năm gần đây, tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những tài liệu, thông tin 
trên Internet, tình hình thực tế của trường cũng như của địa phương để đúc rút được 
những kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó, thiết kế, tổ chức được nhiều hoạt động 
Đội nói chung và hội thi trong trường Tiểu học nói riêng, đã thu hút được nhiều 
học sinh tham gia và cũng đạt được nhiều thành tích cao khi tham gia các cấp.
 Với sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình hôm nay tôi mạnh dạn đưa ra đề tài 
“Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học” để cùng phối hợp xây 
dựng các phương pháp tổ chức tốt các hoạt động Đội nói chung và các hội thi nói 
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 1 Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 - Phương pháp trắc nghiệm khách quan
 - Phương pháp trao đổi đồng chí, đồng nghiệp
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống 
tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp 
Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn 
phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi 
thiếu niên nhi đồng là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, ở lứa tuổi 
này, người ta nói “Ngả đường dẫn tới tài năng, nhưng cũng là ngã đường dẫn tới 
tội lỗi”. Đứng trước mặt các em bây giờ là hai ngã đường khác nhau: một là có thể 
hư hỏng nếu các em không được quan tâm giáo dục đến nơi, đến chốn; hai là thế 
giới mới sẽ được mở rộng trước các em nếu được nhà trường, gia đình và xã hội 
quan tâm giáo dục đúng đắn. 
 Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng 
cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát 
triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học 
tiếp lên THCS. 
 Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này, nhà trường phải dựa 
vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò 
hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt 
động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách 
có hiệu quả nhất. Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên - 
Tổng phụ trách Đội. Do đó người Tổng phụ trách Đội phải biết xây dựng, tổ chức 
được các hoạt động mang tính chất “Học mà chơi – chơi mà học” để thu hút được 
đông đảo các em tham gia. Tất cả các hoạt động là sự quyết định thành công hay 
thất bại những hoạt động của Liên đội trong suốt năm học.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Hội thi trong trường Tiểu học là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp thu hút, lôi cuốn được số lượng học sinh đông nhất. Khi tham gia 
các hội thi, học sinh được trang bị nhiều kĩ năng sống phong phú, thiết thực. Qua 
đó, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Thực tế cho thấy, ở một số trường 
Tiểu học hiện nay việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua 
hội thi chưa được thực hiện thường xuyên, chưa chú trọng đến nội dung và hình 
thức tổ chức. Công việc này ít được các nhà trường quan tâm chú trọng, nhiều 
trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của các hoạt 
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như tổ chức Đội trong nhà trường, điều đó 
ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thiếu niên, nhi 
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 3 Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 3.1. Mục tiêu của giải pháp
 Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường học, qua 
đó thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
 Tìm ra giải pháp để tổ chức tốt các Hội thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt 
động ngoài gờ lên lớp và các hoạt động Đội. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, 
giúp các em được phát triển toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện 
nay.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 3.2.1. Lập kế hoạch hội thi
 Căn cứ vào chương trình hoạt động Đội, kế hoạch hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp của năm học và khi nhận được công văn hướng dẫn của cấp trên, 
tôi đã nghiên cứu kĩ văn bản, chủ động tham mưu với Lãnh đạo nhà trường để xây 
dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của Liên đội. Triển khai hướng 
dẫn đến các giáo viên phụ trách, Ban chỉ huy Liên đội và phát động đến tất cả đội 
viên, nhi đồng trong toàn Liên đội để các em tham gia.
 Xây dựng ý tưởng tập luyện (thời gian, địa điểm, giáo viên hướng dẫn, nội 
dung tập luyện,). Đây là bước quan trọng quyết định thành quả của hội thi.
 3.2.2. Phương pháp thiết kế các hoạt động
 Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, chương trình, 
hình thức, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức 
thực hiện sáng tạo theo chủ đề, chủ điểm.
 Phải hoàn chỉnh, sắp xếp các hoạt động đảm bảo một cách trình tự khoa 
học, cụ thể là phải có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
 Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng, tâm sinh lí lứa tuổi của các 
em, phải gắn chặt và phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa 
phương và nhà trường.
 Thiết kế hoạt động đội phải có “màu sắc”của Đội ; màu sắc ở đây chính là 
sự vui chơi lành mạnh theo phương châm “ Học mà chơi , chơi mà học”. 
 Hoạt động được tổ chức vào ngày tháng cụ thể đảm bảo được mục đích, ý 
nghĩa của hoạt động. Thời gian cho hoạt động đó phải được dự tính trước và không 
làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
 Khi thiết kế các hoạt động phải đảm bảo mục đích giáo dục và tính hiệu 
quả. Ngoài ra, phải tích hợp được các kiến thức tự nhiên - xã hội, kĩ năng sống và 
kiến thức các em học tập ở trường, đồng thời phải tạo nên những yếu tố bất ngờ, 
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 5 Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 Phối hợp với các Cơ quan, đoàn thể khác ngoài nhà trường để tổ chức các 
hoạt động có liên quan.
 Sau khi thành lập được đội tuyển, tổ chức họp bàn với Ban đại diện cha mẹ 
học sinh, các phụ huynh để họ biết rõ về mục đích ý nghĩa của hội thi mà con em 
mình tham gia và kế hoạch tập luyện của Liên đội, qua đó giúp họ yên tâm và tạo 
điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất cho các em tham gia hội thi. 
 3.2.4. Duy trì tốt nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm
 Hoạt động Đội trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức thường 
xuyên và mang tính chủ động chứ không phải là đợi đến cấp trên tổ chức thì mới 
đầu tư tập luyện. 
 Phải luôn coi hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm là các hoạt 
động thường niên, cần bám sát vào chương trình năm học, chủ điểm hàng tháng để 
thường xuyên tổ chức cho các em sinh hoạt bằng các hình thức như: Các cuộc thi 
tìm hiểu, trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục thể thao, múa hát sân trường,... đảm 
bảo phù hợp, ý nghĩa, nâng cao tính giáo dục cho các em.
 Thường xuyên làm mới cách sinh hoạt để thu hút các em đội viên và nhi 
đồng tham gia. 
 Ví dụ: Tháng 9: “Chủ điểm: Đội – Sao: Truyền thống nhà trường”
 Tổ chức cho các em múa hát sân trường, đồng diễn thể dục, trò chơi dân 
gian,...
 Giao lưu trò chơi dân gian trong ngày Khai giảng
 Tháng 11: Chủ điểm: Đội – Tôn sư trọng đạo
 Sao – Trò giỏi 
 Tổ chức cho các em tham gia phong trào thi đua học tốt hoặc thi văn nghệ 
hát về thầy cô và mái trường, sinh hoạt chủ điểm tìm hiểu về ngày 201/11,...
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 7 Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học
 Hội thi “Nghi thức đội” cấp trường, kiểm tra chuyên hiệu Nghi thức đội viên
 Ngoài ra, bản thân cũng thường xuyên đọc tài liệu, tham khảo các chương 
trình hội thi lớn trên truyền hình, Internet, ngoài thực tế để nắm bắt được quy trình, 
thể lệ, cách thức tổ chức, rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình công tác. 
 3.2.5. Quy trình tiến hành thiết kế một hoạt động Đội
 Khi thiết kế một hoạt động Đội cần thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Công tác chuẩn bị
 Trước khi thiết kế tổ chức hoạt động phải nghiên cứu Chỉ thị, xin chủ 
trương của Hội đồng đội cấp trên và Lãnh đạo nhà trường, bám sát nhiệm vụ năm 
học của nhà trường và của Liên đội, đồng thời nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của 
các em thiếu nhi.
 Chọn hoạt động phù hợp với các ngày lễ lớn trong năm, trong tháng hoặc 
những ngày truyền thống của đơn vị và địa phương.
 Chuẩn bị cơ sở vật chất, dự kiến thời gian, thời điểm cho phù hợp. 
 Chọn đội ngũ trong ban tổ chức hoạt động gồm những người có năng lực, 
sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
 Chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng (máy phát điện, địa điểm trong 
nhà,) để hội thi luôn được diễn ra và đảm bảo chất lượng.
 Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động
 Đây là bước rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung hoạt động phải 
đảm bảo bám sát mục đích yêu cầu đặt ra và có tính khả thi cao.
 Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một cách khoa học, chi tiết 
bảo đảm hiệu quả cao. Phải cương quyết, tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột” sẽ 
làm cho các em chán nản và mất đi tác dụng giáo dục.
GV - TPT Đội: Nguyễn Văn Dũng – Trường TH Trần Phú 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoi_thi_tro.doc