Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các Hội thi trong công tác Đội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các Hội thi trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các Hội thi trong công tác Đội
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC EA BÔNG Tên đề tài: Một số kinh nghiệm tổ chức các Hội thi trong công tác Đội Lĩnh vực: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Họ và tên tác giả: Trương Thị Thái Thịnh Đơn vị: Tiểu học Ea Bông Krông Ana, tháng 4 năm 2018 1 Krông Ana, tháng năm 2018 Đội tại liên Đội Ea Bông. 3. Đối tượng nghiên cứu Các phương pháp tổ chức các hội thi tại Liên đội tiểu học Ea Bông năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017-2018. 4. Giới hạn của đề tài. Chất lượng công tác hoạt động phong trào trong công tác Đội và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động phong trào để nâng cao chất lượng hoạt động Đội ở Liên Đội Tiểu học Ea Bông năm học 2017-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tra cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận. Đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; sự phát triển cá thể các quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động, Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ không làm được những gì, chưa nắm được những gì mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là đội viên thiếu niên TP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của ban chỉ huy, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng xây dựng được một 3 Một số anh chị phụ trách vẫn còn có tư tưởng xem nhẹ các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên thiếu sự quan tâm, khi tham gia các cuộc thi thường với suy nghĩ tham gia cho có nên ít đầu tư. Một số gia đình học sinh vẫn còn đặt nặng vấn đề học để có kiến thức nên xem nhẹ các hoạt động khác ngoài việc học của con nên hiệu quả tổ chức các hội thi chưa cao. Vậy, làm thế nào để thu hút các em tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và các hội thi tại Liên đội nói riêng một cách chủ động, tích cực, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Đó là động lực thúc đẩy tôi suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội thi trong trường Tiểu học. Giúp các em có được môi trường rèn luyện tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Để làm được điều đó thì người giáo viên TPT đội cần phải trang bị cho mình các phương pháp, kĩ năng để tổ chức một hoạt động Đội. Nắm bắt được tình hình của địa phương, nhà trường, học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch tham mưu theo lộ trình thì kết quả sẽ thành công. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Làm thế nào để Đội viên, Nhi đồng trong Liên đội tham gia một cách tích cực có hiệu quả các hội thi tại Liên Đội; Anh chị phụ trách tham gia nhiệt tình tích cực cùng liên chi Đội. Tìm ra giải pháp để tổ chức tốt các Hội thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài gờ lên lớp và các hoạt động Đội. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em được phát triển toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b.1. Xây dựng kế hoạch. Vào đầu mỗi năm học nhà trường thường triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ đó tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi, tham mưu với lãnh đạo nhà trường để tổ chức các hội thi đồng thời triển khai kế hoạch tổ chức các hội thi đến toàn thể các anh chị phụ trách cũng như giáo viên và học sinh trong toàn trường. b.2. Phương pháp thiết kế các hội thi Các hội thi phải được nghiên cứu và thiết kế phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tổ chức để khích lệ được các em tham gia một cách chủ động, bên cạnh đó việc thiết kế các hội thi cũng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm của từng tháng. Ví dụ như: Chủ điểm của tháng 9 là “Truyền thống nhà trường” tôi sẽ tổ chức hội thi “Tìm 5 Tháng 11: Chủ điểm: Đội – Tôn sư trọng đạo Sao – Trò giỏi Tổ chức cho các em tham gia phong trào “Trang trí lớp học thân thiện” hoặc thi văn nghệ hát về thầy cô và mái trường, sinh hoạt chủ điểm tìm hiểu về ngày 20/11,... Tháng 3: Chủ điểm: Đội – Tiến bước lên đoàn Sao – Yêu Sao, yêu Đội Phối hợp với Chi đoàn tổ chức cho các em tham gia thi “Trò chơi dân gian và kỹ năng”, ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe”, ngày hội Công nhận các huyên hiệu Rèn luyện đội viên, tìm hiểu về ngày thành lập Đoàn 26/3. Tháng 5: Chủ điểm: Đội – Sao “Kính yêu Bác Hồ” tổ chức hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”thi tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Bác. b.5. Quy trình tiến hành thiết kế một hội thi Khi thiết kế một hội thi cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Công tác chuẩn bị Khi thiết kế hội thi cần phải tham mưu với lãnh đạo nhà trường về ý tưởng của hội thi, mục đích của việc tổ chức hội thi. Tổ chức hội thi phải phù hợp với chủ điểm của tháng hoặc ngày lễ kỉ niệm trong tháng để tổ chức hội thi nhằm mục đích tuyên truyền về ý nghĩa của ngày lễ đó. Chuẩn bị cơ sở vật chất, dự kiến thời gian, thời điểm cho phù hợp. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để lãnh đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên có năng lực và phù hợp với từng hội thi. Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Nội dung của hội thi phải được thiết kế một cách rõ ràng, rành mạch và lô gic với nhau, các phần của hội thi phải được thiết kế một cách linh hoạt liền mạch với nhau tránh để thời gian chết trong hội thi. Nội dung của hội thi phải đa dạng và phong phú nhằm khuyến khích được học sinh tham gia. Bước 3: Phối hợp - Chỉ đạo thực hiện Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để lãnh đạo nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể và các cá nhân tham gia hỗ trợ Liên đội tổ chức tốt hội thi. Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh để tuyên truyền về mục đích ý nghĩa 7 sở cũng như trình độ, khả năng của học sinh 3. Trình bày kế hoạch trước ban giám hiệu và thông qua hội đồng sư phạm. Kế hoạch mà Tổng phụ trách đưa ra phải được Ban giám hiệu thống nhất phê duyệt đưa vào hoạt động chung của nhà trường. Vậy nên sau khi lập kế hoạch Tổng phụ trách phải trình bày chi tiết, thuyết phục trước Ban giám hiệu để xin ý kiến chỉ đạo và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ trong thời gian thực hiện kế hoạch. Thông qua kế hoạch trước Hội đồng sư phạm phải trình bày rõ ràng, chi tiết để cho giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em, qua đó nhiệt tình ủng hộ, tham gia hướng dẫn học sinh tìm hiểu và thực hiện. 4. Công tác phối kết hợp. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường thống nhất toàn bộ nội dung chương trình tiển khai hội thi về quyền trẻ em. Kết hợp với Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em trong cung cấp tài liệu, việc triển khai và tổ chức cuộc thi. Kết hợp với thư viện nhà trường trong việc tuyên truyền sách báo, tài liệu về quyền trẻ em và luật bảo vệ chăm sóc trẻ em. Kết hợp với giáo viên Mĩ thuật tổ chức thi vẽ tranh về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Kết hợp với chi đoàn nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, hướng dẫn các em tìm hiểu học tập và thực hiện hàng ngày quyền và bổn phận của mình. 5. Triển khai trong học sinh. Triển khai tinh thần hội thi vào các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt lớp trước ít nhất là hai tháng. Tổng phụ trách giới thiệu, nói lên ý nghĩa của quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của Đảng, nhà nước và các cơ quan liên quan trong việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Sau khi triển khai xong thì kiểm tra sự tiếp thu cũng như sự hào hứng của các em thông qua một số câu hỏi như: Tại sao trẻ em cần được đến trường? Bổn phận của trẻ em với gia đình là gì? Tại sao Quốc tế lại tổ chức ngày 1/6?... để đánh giá sự tiếp thu, vừa để ôn lại kiến thức và giúp các em ý thức hơn trong việc tìm hiểu, học tập, tu dưỡng và bảo vệ bản thân, cũng như tham gia thật hứng khởi với cuộc thi. 6. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở các em học sinh đăng ký và rèn luyện, thực hiện phong trào bảo vệ chăm sóc trẻ em. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, các anh chị đoàn viên giáo viên cho các em 9 theo dõi tình huống sau đó hội ý trong vòng 5 phút và trả lời dựa trên các điều luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đội bắt thăm không trả lời được hoặc trả lời không đầy đủ các đội khác hoặc khán giả có thể trả lời bổ sung. Điểm thi tối đa cho phần này là 10 điểm/ 1 tình huống. ( nếu khán giả trả lời bổ sung đúng sẽ được nhận 1 phần quà) 7.4. Thi vẽ tranh: Mỗi đội cử ra một đại diện hoặc tất cả các đội cùng lên để thực hiện thi vẽ tranh theo chủ đề “ Mong ước của em” trên khổ giấy A0. Điểm tối đa cho mỗi bài vẽ là 10 điểm ( có thuyết trình). 7.5. Thi hùng biện : Chủ đề đưa ra “Nếu được nói lên những mong muốn của em, em sẽ nói lên điều gì?” Mỗi đội cử một đại diện lên để hùng biện. Thời gian tối đa là 5 phút. Điểm tối đa cho một bài diễn thuyết hay là 10 điểm. * Phần dành cho khán giả: Sau mỗi phần thi sẽ có những câu hỏi dành cho khán giả nhằm tạo cho không khí cuộc thi thêm phần hào hứng, hấp dẫn, giúp cho người xem cũng được hoà mình vào cuộc thi. Ngoài ra còn có một số tiết mục văn nghệ để khích động cuộc thi thêm phần sôi động,giúp cho mọi người được thư giãn, bớt căng thẳng. Giáo viên có thời gian tư vấn động viên học sinh của mình, giúp các em vững tâm trong các phần thi tiếp theo. 8. Ban giám khảo – dẫn chương trình. Những thành viên trong Ban giám khảo phải là những người công bằng, hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công ước quyền trẻ em, yêu thương con trẻ, có uy tín. 8.1.Ban giám khảo gồm: Đại diện nhà trường: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng. Mời đại diện Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em. Đại diện Đoàn, Đội, Hội. 8.2. Người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình phải là người có chất giọng tốt, rõ ràng, truyền cảm, biết cách xử lý mọi tình huống một cách nhanh và tốt nhất, bình tĩnh, tự tin, hiểu và chủ động trong toàn bộ nội dung cuộc thi, không thiên vị tình cảm cá nhân. 9. Nguồn kinh phí cho cuộc thi. Kinh phí của cuộc thi là kinh phí từ nguồn quỹ Đội, sự ủng hộ của các đoàn thể 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoi_thi.docx