Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông thông qua các hoạt động Đội

docx 25 trang skquanly 07/02/2025 650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông thông qua các hoạt động Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông thông qua các hoạt động Đội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông thông qua các hoạt động Đội
 Mục lục
Số thứ 
 tự Nội dung Trang
 Phần thứ nhất : Mở đầu 1
 I Đặt vấn đề 1 – 2
 II Mục đích nghiên cứu 2 – 3
 Phần thứ hai : Giải quyết vấn đề 3
 I Cơ sở lý luận của vấn đề 3 – 5
 II Thực trạng 5 – 8
 III Các giải pháp 9 – 18
 IV Tính mới của giải pháp 19
 V Hiệu quả của sáng kiến 19 – 20
 Phần thứ ba : Kết luận, kiến nghị 20
 I Kết luận 20 – 21
 II Kiến nghị 21 – 22
 Tài liệu tham khảo 23
 1 kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân 
thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng 
hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự 
bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. 
Đối với HS tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh 
hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển 
nhân cách sau này.
 Chính vì nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của“Rèn luyện kỹ năng 
sống cho học sinh”bản thân tôi, một giáo viên được nhà trường phân cônglàm 
Tổng phụ trách Đội nhiều năm liền nên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài“Một số kinh 
nghiệmtăng cường kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Ea Bông 
thông qua các hoạt động Đội”làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ cùng 
tất cả quý thầy cô giáo đồng nghiệp. 
 Tăng cường kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động 
của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động giáo dục nhằm 
tăng cường kỹ năng sống cho học sinh ở bậc Tiểu học thông qua các hoạt động 
của tổ chức đội. Cụ thể là tại Liên đội trường tiểu học Ea Bông bản thân tôi là 
giáo viên Tổng phụ trách Đội.
 II. Mục tiêunghiên cứu
 Với mục tiêu đào tạo con người mới, có đầy đủ kiến thức kỹ năng cho 
công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước hiện nay. Ngành giáo dục đặc 
biệt là bậc tiểu học đã đang có những thay đổi về phương pháp giảng dạy giúp 
học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Do vậy mục tiêu của 
đề tài này là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, kỹ năng đúng mực, 
với cuộc sống thông qua việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại 
Liên đội. Qua đây hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, 
tích cực, loại bỏ dần dần những thói quen, hành vi tiêu cực, chưa phù hợp.
 Đồng thời giúp học sinh có thể vận dụng thật tốt những kiến thức mà 
mình đã được học vào cuộc sống, tăng tính thực tiễn cho các kiến thức của các 
bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa.
 Tạo điều kiện để học sinh có thể thực hiện đúng bổn phận của mình, và 
phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất cũng như về trí tuệ và tinh thần, 
đạo đức của bản thân.
 Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động 
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong 
đó một nội dung rất quan trọng là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy 
 3 - Kỹ năng ứng phó và làm chủ bản thân bao gồm:
 + Kỹ năng làm tăng sức mạnh nội lực để tự chủ.
 + Kỹ năng làm chủ cảm xúc.
 + Kỹ năng quản lý stress.
 b.Theo WHO: cũng được chia làm ba nhóm kỹ năng cơ bản
 - Kỹ năng tư duy: bao gồm ý thức về bản thân, ý thức xã hội, xác lập mục 
đích, giải quyết vấn đề, ra quyết định.
 - Kỹ năng xã hội: bao gồm việc đánh giá và công nhận giá trị của người 
khác, kỹ năng làm việc với người khác và hiểu vai trò của họ, xây dựng mối 
quan hệ tích cực với gia đình và bạn bè, lắng nghe và truyền đạt cho hiệu quả, 
nhận trách nhiệm và đối phó với stress.
 - Kỹ năng thương lượng: đây không chỉ là thương lượng với người khác 
mà còn thương lượng với chính bản thân.
c.Theo tổ chức Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp 
Quốc lại phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng
 - Kỹ năng sống để phát triển cá nhân.
 - Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác.
 - Kỹ năng công nghệ.
 Tóm lại, tuy có khác nhau trong cách phân loại kỹ năng sống nhưng chung 
quy lại có 10 kỹ năng sống cơ bản sau:
 - Kỹ năng ra quyết định
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 - Kỹ năng tư duy sáng tạo.
 - Suy nghĩ có phán đoán.
 - Truyền thông có hiệu quả.
 - Kỹ năng giao tiếp.
 - Ý thức về bản thân.
 - Kỹ năng thấu cảm.
 5 chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ, lười hoạt động 
và không thích tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường hơn.
 Việc giảng dạy Kỹ năng sốngđã được đưa vào chương trình giảng dạy 
trong thời khóa biểu, giúp các em học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn vì đã có 
những nội dung học và tìm hiểu cụ thể, rõ ràng hơn.
 Đối với Liên đội Tiểu học Ea Bôngđã được Ban giám hiệu tạo điều kiện 
thuận lợi để tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa trong năm học phù hợp với lứa 
tuổi và tình hình thực tế. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh 
hoạt dưới cờ đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em từ những điều 
đơn giản nhất như: lễ phép với người lớn tuổi, giữ gìn vệ sinh chung, tuân thủ 
nội quy trường lớp.
 Hiện nay việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp trong các nhà trường vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số giáo viên vẫn 
còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhiều gia đình học sinh 
chưa thực sự quan tâm đến việc tham gia các phong trào của con em mình, từ đó 
cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh và con em mình.
 Trường nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 
hầu hết gia đình các em đều làm nông nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. 
Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan 
tâm dạy dỗ của bố mẹ. Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập 
vào các em nếu các em không được trang bị tốt nhất các kỹ năng sống cho mình.
 Nhân cách học sinh được hình thành và phát triển thông qua hai con 
đường cơ bản là con đường học trên lớp và con đường tham gia các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu 
học là điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích lũy và rèn kỹ năng sống có hiệu quả. 
Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải 
nghiệm các kỹ năng sống. Vì vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các 
hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, 
tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và của người 
khác.
 Sau khi học kỳ I năm học 2017 - 2018 kết thúc và vào đầu năm học 
2018-2019 tôi đã tiến hành khảo sát với chủ đề “ Kỹ năng của em”, kết quả thu 
được như sau:
 Tổng số học Kỹ năng khi tham gia giao thông
 7 2018- 285 155 54,3 130 45,7
 2019
 Kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động
 Kỹ năng tốt Chưa có kỹ năng
 Tổng số 
 học sinh SL % SL %
 2017- 287 210 73,1 77 26,9
 2018
 2018- 285 198 69,4 87 30,6
 2019
 *Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Qua bảng tổng hợp trên kết quả cho thấy, học sinh có kỹ năng tham gia 
giao thông chưa tốt là trên 14%. Học sinh chưa có kỹ năng phòng tránh đuối 
nước, tai nạn thương tích chiếm 13%. Học sinh chưa có kỹ năng phòng tránh bị 
xâm hại là 45,3% và học sinh chưa có các kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể 
là 26 – 30,6%. Như vậy chúng ta có thể thấy được một số kỹ năng cần thiết hiện 
nay như phòng tránh bị xâm hại, tai nạn thương tích, đuối nước vẫn chiếm tỉ lệ 
khá cao. Điều đó yêu cầu chúng ta cần phải có các biện pháp để giúp học sinh 
rèn luyện các kỹ năng một cách tốt nhất để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 Việc học sinh còn thiếu những kỹ năng đó xuất phát từ một số nguyên 
nhân như:
 Một số gia đình các em có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ thường 
xuyên mâu thuẫn với nhau, một số em cha mẹ đi làm ăn xa nên việc quan tâm 
giáo dục các em gần như khoán trắng cho nhà trường. Bên cạnh đó một số em 
được gia đình chiều chuộng nên sớm được tiếp xúc với công nghệ nên thiếu đi 
các kỹ năng cần thiết.
 Bên cạnh đó thì việc giáo dục các em ở trong các nhà trường vẫn còn chú 
trọng chủ yếu vào dạy kiến thức cho các em mà thiếu sự giáo dục và rèn luyện 
kĩ năng sống cho các em nên các em thiếu đi các kỹ năng sống cần thiết.
 Mặt khác là sự tác độ của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học 
công nghệ đã tác động mạnh vào lối sống của các em, xem nhẹ lời khuyên của 
cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
 9 cha mẹ học sinh để cùng nhau bàn biện pháp giáo dục một số em học sinh chưa 
chăm ngoan.Khi các em tiến bộ và trưởng thành, chúng tôi cảm thấy mình như 
nhận được một món quà vô giá. Đó cũng là nguồn động viên to lớn cho những 
thầy cô làm công tác kiêm nhiệm.
 Do đó khi bước vào năm học mới. Giáo viên tổng phụ tráchphải quản lý 
toàn diện học sinh của toàn trường và cần tìm hiểu những vấn đề cơ bản như:
 + Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh 
của mình.
 + Hiểu biết những đặc điểm của các em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, 
trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan 
hệ xã hội, bạn bè.)
 + Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của mình, nắm vững mục tiêu đào 
tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời 
nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục để các em phấn đấu và 
trưởng thành.
 Làm giáo viên tổng phụ trách đội là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo 
viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong 
làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò 
cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa 
dầm thấm lâu.
 - Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải 
nghiệmsáng tạo.
 Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con 
đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng 
cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã 
góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết 
tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa 
dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất 
định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến 
các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân HS.
 Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý 
thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí... 
con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_tang_cuong_ky_nang.docx