Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý trong công tác giáo dục học sinh ở trường Tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay Đảng và Nhà nước ta coi nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản để thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, chúng ta phải có chiến lược phát triển con người, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở. Như vậy, có thể nói cấp Tiểu học là cấp học quan trọng, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh, nền móng đó phải được xây dựng thật vững chắc. Vì vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần trang bị cho mình vốn kiến thức, phương pháp cơ bản của việc dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền đạt cho các em có đầy đủ nội dung kiến thức cần thiết trong chương trình sách giáo khoa phù hợp với lứa tuổi mà còn phải giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa; những chủ nhân tương lai của đất nước phải là những con người có tâm hồn trong sáng, có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ như thế nào cho đúng. Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy, việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội quan tâm. Như chúng ta đã biết, độ tuổi của học sinh tiểu học là từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em với 1 Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng lý luận, kinh nghiệm để phân tích lý giải những vấn đề thực tiễn về quản lý giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học. 3. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp quản lý giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học. Các em học sinh có khó khăn về mặt học tập và rèn luyện đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu. 4. Giới hạn của đề tài + Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã EaBông, huyện Krông Ana, ĐăkLăk + Một số thôn, buôn trên địa bàn trường đóng. + Thời gian: Năm học 2015 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc tài liệu tham khảo. - Phương pháp nghiên cứu thực tế. + Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp. + Quan sát, kiểm tra, đánh giá. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong các kì Đại hội, Đảng ta đã đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và ngay trong luật giáo dục cũng đã nêu “Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”; nói về truyền thống của dân tộc thì từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên”; những cơ sở thực hiện và các văn bản nói trên là những bằng chứng hùng hồn nói lên sự đặc biệt ưu ái của toàn Đảng, toàn dân đối với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người. Nhất là trong thời kì mở cửa hội nhập này, sự giáo dục con người phát triển toàn diện là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Việc giáo dục để học sinh phát triển toàn diện có cơ sở khoa 3 HS mới nghè o 1 5 121 63 113 59 110 11 31 1 2 5 105 56 99 55 4 288 3 4 111 53 109 53 3 19 4 4 102 49 101 49 2 30 1(Ko theo kịp) 5 4 91 40 83 37 0 17 COÄNG 22 530 261 505 253 20 125 1 2.2. Thuận lợi – Khó khăn a. Thuận lợi - Tập thể giáo viên đoàn kết, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác và đời sống. - Đa số giáo viên nhiệt tình công tác có ý chí phấn đấu vươn lên. - Được cấp trên, Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương quan tâm, ủng hộ. b. Khó khăn - Trường có 3 điểm trường, học sinh chủ yếu là đồng bào Êđê, chiếm 95,3% . Số hộ nghèo 125/530, chiếm 23,6%. - Gần 100% số phụ huynh là người đồng bào, sống bằng nghề nông, thu nhập và trình độ dân trí thấp nên ảnh hưởng nhiều đến việc phối kết hợp giáo dục cũng như đánh giá học sinh. - Một số phụ huynh mải lo phát triển kinh tế gia đình chưa quan tâm đúng mức đến con em mình, chưa nắm được tâm lý lứa tuổi nên chưa biết cách dạy bảo con đúng đắn. - Trình độ, năng lực của giáo viên không đều nhau. - 36,8% giáo viên là đồng bào dân tộc thiểu số, một số giáo viên trẻ mới vào ngành chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý lớp học. 5 - Những biểu hiện về hành vi thói quen đạo đức: + Hay vi phạm kỉ luật, nề nếp học tập, nội quy nhà trường, + Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược, chọc tức, trêu ngươi, kể cả đối với thầy cô giáo; có khi lại tự cao, tự đại, coi thường bạn bè. + Nói tục, chửi bậy, vô lễ với người lớn... + Lấy tiền, lấy đồ dùng học tập của bạn, xì lốp xe - Nhóm 3: Thường có những biểu hiện sau: + Những em học yếu thường hay vi phạm kỉ luật học tập, thiếu trung thực trong học tập, hay tỏ ra bất cần, động cơ học tập lệch lạc. Do đó, có những biểu hiện hành vi sai trái về mặt đạo đức. + Những em yếu kém về mặt đạo đức, đặc biệt là không có nhu cầu xã hội lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chí thì ít khi là học sinh giỏi, thường là học sinh yếu kém. Bảng thống kê số học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức đầu năm học 2015 – 2016 của trường Tiểu học Võ Thị Sáu: Số học sinh ngoan, có Tổng số học tinh thần thái Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 sinh độ học tập tốt 530 394 55 36 45 2.5. Nguyên nhân của thực trạng học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. * Nguyên nhân từ chủ quan bản thân học sinh: Do đặc điểm của học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, hiếu động, cơ thể bắt đầu phát triển về chiều cao, nhận thức, tâm lí tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, dễ phát sinh mặc cảm, bồng bột, cả tin, thiếu tự 7 đi sát từng học sinh để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em để thông cảm, chia sẻ. - Vẫn còn có giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, đôi khi còn coi việc giáo dục đạo đức học sinh chỉ là việc của giáo viên chủ nhiệm. - Vẫn còn có giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh chưa sát thực tế. Trong giờ dạy, chưa quan tâm đúng mức đến những học sinh khó khăn tron học tập, chỉ chú trọng gọi những học sinh hay giơ tay phát biểu. - Việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo đạt hiệu quả chưa cao. * Nguyên nhân từ phía xã hội: Một số hoạt động dịch vụ văn hóa không lành mạnh lôi kéo học sinh như trò chơi điện tử, chat, chơi xu làm cho các em mải chơi, quên học hành. Ngoài những nguyên nhân trên còn có yếu tố về mặt tâm lý của lứa tuổi thiếu niên. Đó là trẻ em ở lứa tuổi này thường là hiếu kỳ, tò mò thích làm người lớn, thích tìm hiểu cái mới. Khi tìm hiểu các nguyên nhân nói trên, chúng ta thấy mấu chốt của vấn đề giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức nói riêng là người quản lý phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Vấn đề đặt ra với đội ngũ cán bộ quản lý và tập thể sư phạm trường Tiểu học Võ Thị Sáu là tìm được các biện pháp khả thi để quản lý và giáo dục các học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp 9 Trên cơ sở các thông tin thu nhận được trong việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức, tôi tiến hành tổng hợp và phân loại sau đó chia làm 3 nhóm như sau: Nhóm 1: Các học sinh có khó khăn trong học tập. Nhóm 2: Các học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức. Nhóm 3: Các học sinh có khó khăn về cả hai mặt học tập và rèn luyên đạo đức. Mỗi nhóm như vậy lập một danh sách riêng theo mẫu: Địa chỉ Những khuyết Hoàn cảnh TT Họ và tên Lớp (thôn, buôn) điểm chính gia đình - Ban chỉ đạo phân công cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm các lớp theo dõi chặt chẽ hành vi đạo đức của học sinh ở các nhóm đối tượng này. Với các em có khó khăn trong học tập, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng giáo viên bộ môn lập kế hoạch phụ đạo cho các em học yếu ở các môn khác nhau (Chủ yếu hai môn: Toán, Tiếng Việt). 2. Quán triệt tư tưởng, nhiệm vụ giáo dục học sinh có khó khăn về học tập và rèn luyện đạo đức. Thông qua cuộc họp Hội đồng Sư phạm đầu năm học, Ban Giám hiệu quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên – nhân viên nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm về tư tưởng và trách nhiệm quan tâm giáo dục cho số học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Tập thể sư phạm trong nhà trường cần nắm vững các đặc điểm về lao động nghề nghiệp: 11 * Ban Giám hiệu: Cùng với một số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức xây dựng bản nội quy của trường, cam kết giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với học sinh và phụ huynh. Bản nội quy, cam kết được lấy ý kiến tham gia của học sinh và phụ huynh, đồng thời làm cơ sở pháp lý cho việc giáo dục và xử lý vi phạm kỉ luật của học sinh. Khi giáo viên chủ nhiệm có khó khăn trong công tác, Ban Giám hiệu kịp thời tư vấn cách giải quyết, nhiều trường hợp Ban Giám hiệu trực tiếp tham gia giải quyết. * Đối với giáo viên: Xây dựng được phong trào tự học, tự rèn luyện không ngừng để nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, các buổi học tập chính trị, hội thảo và tự học, tự nghiên cứu. Mỗi giáo viên thật sự phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chất lượng bộ môn và quản lý giờ học trên lớp phải có hiệu quả. Giáo viên bộ môn có ý thức giáo dục đạo đức thông qua môn học và thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục các em có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Với các học sinh có khó khăn trong học tập: Giáo viên phải tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy trên lớp, chú ý giúp đỡ các học sinh yếu kém, không gây căng thẳng, ức chế. Tạo điều kiện để các em được tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, nên dành những câu hỏi vừa sức với từng đối tượng. Tổ chức tốt hoạt động nhóm, giúp các em xóa bỏ mặc cảm và tự tin hơn trong học tập. Lập kế hoạch phụ đạo cho các em học yếu theo khối. Với các em nhận thức chậm: luôn phải có sự động viên khích lệ, tránh chê bai vì các em rất tự ti. Cần chú ý cả đến lời nhận xét trong vở của các em và lời nhận xét trực tiếp sao cho các em thấy mình đã tiến bộ hoặc cần phải cố gắng. Ngoài ra giáo viên bộ môn còn phải hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách học bộ môn của mình phụ trách sao cho hiệu quả cao nhất. Chú ý phương pháp từng bài dạy sao cho thật dễ hiểu, dễ nhớ. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan. * Đối với giáo viên chủ nhiệm: 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_trong_cong.doc