Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở trường THPT Tam Giang

docx 16 trang skquanly 26/04/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở trường THPT Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở trường THPT Tam Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở trường THPT Tam Giang
 MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài: 3-4
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn 
2. Phạm vi đề tài: 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 
CỦA HIỆU TRƯỞNG VỚI ĐƠN VỊ TỔ CHUYÊN MÔN
1. Các giải pháp chỉ đạo tổng thể của Hiệu trưởng với đơn vị tổ: 4-6
1.1. Lập và công bố kế hoạch 
1.2. Triển khai kế hoạch vào thực tiễn 
1.3. Tổng kết và rút kinh nghiệm 
2. Các nội dung và giải pháp chỉ đạo cụ thể: 6-11
2.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn: 
2.1.1. Hoạt động quản lý chung của Hiệu trưởng 
2.1.2. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng 
2.2. Chỉ đạo nội dung sinh hoạt tổ định kỳ: 
2.2.1. Tổ chức nội dung hành chính 
2.2.2. Tổ chức nội dung chuyên môn
2.3. Chỉ đạo hoạt động các chuyên đề:
2.3.1. Thực hiện công tác chuẩn bị
2.3.2. Thực hiện chỉ đạo hội thảo
2.3.3. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng
2.4. Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN CỦA
 HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG THPT TAM GIANG
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và 
phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi 
trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay 
đổi, phát triển bằng chính nội lực của mình. Đối với trường THPT, động lực quan 
trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vị 
tổ quyết định. Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên 
công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chính vì vậy hoạt động của tổ chuyên 
môn không thực sự phát huy hết sức mạnh nội lực vốn có của mình để tạo ra sự 
thay đổi mạnh mẽ về chất lượng dạy học.
Sự thật nội dung của đề tài là rất lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu công phu và trên thực 
tế, chưa có những nghiên cứu cụ thể cho cấp THPT. Một số đề tài mới xuất hiện 
gần đây hầu hết viết về quản lý cấp Tiểu học, một cấp học có đặc điểm rất khác 
biệt với cấp THPT. Trong khuôn khổ cho phép của một sáng kiến kinh nghiệm, 
chúng tôi chỉ xin trình bày một số kinh nghiệm về những giải pháp cơ bản và 
nhấn mạnh làm rõ một giải pháp về quy trình chỉ đạo thực tiễn của Hiệu trưởng 
nhà trường với tổ nhóm chuyên môn.
1. Lý do chọn đề tài: 
 1.1. Cơ sở lý luận:
Điều 16-Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường 
phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT 
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cơ cấu tổ 
chức, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chuyên môn như sau:
- Về cơ cấu tổ chức: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm 
công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của 
trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn 
học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn 
có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu 
trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào 
đầu năm học. Với tư cách là một Hiệu trưởng, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, 
tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng 
ở trường THPT Tam Giang” để trao đổi, chia sẻ, nhằm mục đích không ngừng 
nâng cao chất lượng dạy học ở bậc THPT.
2. Phạm vi đề tài: 
Trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của tổ chuyên 
môn, Sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số kinh nghiệm về các giải pháp chỉ đạo 
thực tiễn của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn mà bản thân người viết đã thực 
hiện trong các năm từ 2010 đến nay ở trường THPT Tam Giang.
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
 CỦA HIỆU TRƯỞNG VỚI ĐƠN VỊ TỔ CHUYÊN MÔN
1. Các giải pháp chỉ đạo tổng thể của Hiệu trưởng với đơn vị tổ: 
1.1. Lập và công bố kế hoạch: 
Căn cứ chức năng lãnh đạo toàn diện và lập kế hoạch quản lý tổng thể, Hiệu 
trưởng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn 
như một nội dung trọng yếu. Yêu cầu kế hoạch phải đạt bao gồm:
- Các nội dung cụ thể định hướng mục tiêu, nội dung, phương pháp cho từng mặt 
hoạt động.
- Người chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp và trách nhiệm của người chỉ đạo. Đối tượng 
quản lý bao gồm: Hiệu trưởng với vai trò tổng quản lý các đơn vị tổ. Tổ trưởng, 
người luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động của một đơn vị và Phó 
hiệu trưởng được ủy quyền quản lý chỉ đạo từng nội dung công việc, giám sát 
hoạt động của một số tổ nhất định.
- Các mốc thời gian nghiệm thu sản phẩm công việc (từng phần và hoàn thiện).
- Cơ chế thực hiện bao gồm các căn cứ văn bản chỉ đạo, nhân lực, cơ sở vật chất 
và kinh phí thực hiện. 1.3. Tổng kết và rút kinh nghiệm:
- Hiệu trưởng thu nhận báo cáo từ 2 nguồn thanh tra chuyên môn và đơn vị tổ, 
thực hiện tập hợp dữ liệu xây dựng báo cáo.
- Tổ chức hội thảo đánh giá với cán bộ chủ chốt trưng cầu ý kiến.
- Tổng kết hoạt động tại nhà trường theo quy trình đánh giá, thực hiện khen 
thưởng, phê bình và rút kinh nghiệm.
2. Các nội dung và giải pháp chỉ đạo cụ thể:
2.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn:
2.1.1. Hoạt động quản lý chung của Hiệu trưởng:
- Hướng dẫn mẫu viết kế hoạch, các yêu cầu về hình thức nội dung.
- Quán triệt cho các tổ trưởng về nguyên tắc xây dựng kế hoạch: Kế hoạch chuyên 
môn là chương trình hành động của tổ chuyên môn trong trường học. Với tư cách 
là bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên 
môn phải đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Phải thể hiện và cụ thể hóa được định hướng của nhà trường về hoạt động 
chuyên môn.
+ Phải đảm bảo tính khả thi trên cơ sở các mục tiêu đề xuất và điều kiện phù hợp 
về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành 
viên trong tổ.
+ Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ 
trách được tập thể tổ nhất trí cao.
- Thống nhất lịch duyệt và phê chuẩn kế hoạch để nó có hiệu lực thi hành.
2.1.2. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng:
Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn xây dựng phải thể hiện các nội dung cơ 
bản sau:
- Đặc điểm tình hình tổ khi bước vào năm học.
- Công việc được giao và chỉ tiêu phấn đấu của tổ, nhóm bộ môn và từng giáo 
viên trên các mặt: Chất lượng đại trà bộ môn trong các kỳ học, lên lớp, tốt nghiệp? Nội dung về hành chính cần ngắn gọn với các nội dung thiết thực quan trọng cần 
có ý kiến tập thể. Các nội dung còn lại là các thông tin mang tính quyết định thực 
hiện.
2.2.2. Tổ chức nội dung chuyên môn:
Ø Các bước thực hiện một buổi sinh hoạt trong đơn vị tổ:
- Xác định mục đích, yêu cầu; phân công chủ trì/thư ký.
- Tổ trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
- Trao đổi, thảo luận các nội dung sinh hoạt.
- Thống nhất các nội dung đã trao đổi, thảo luận.
Ø Các nội dung chuyên môn cần tập trung:
- Thống nhất nội dung chương trình của tuần, tháng.
- Các nội dung về đổi mới phương pháp.
- Các nội dung về chi tiết khó, bài khó, chương khó.
- Hội thảo ngắn về tình huống sư phạm trong giảng dạy và chủ nhiệm (nếu có).
Lưu ý: Do dung lượng thời gian ngắn, người tổ trưởng phải bố trí được nội dung 
phù hợp cho 03 tuần sinh hoạt. Về nội dung hội thảo, không nhất thiết phải là vấn 
đề lớn mà có thể chỉ là một chi tiết rất nhỏ cần khắc phục được đưa ra mà thôi.
2.3. Chỉ đạo hoạt động các chuyên đề:
2.3.1. Thực hiện công tác chuẩn bị: 
- Hiệu trưởng làm kế hoạch thực hiện hội thảo chuyên đề của trường trên các căn 
cứ chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Hiệu trưởng tiến hành cuộc họp với các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng và các cốt 
cán chuyên môn để bàn thống nhất kế hoạch chi tiết, phân công các bộ phận phụ 
trách chuẩn bị cho hội thảo. Công việc chuẩn bị gồm: nội dung, hình thức, con 
người (nhà trường, khách mời), điều kiện hỗ trợ,... theo từng cung đoạn thời gian 
tương ứng với các chuyên đề.
- Hiệu trưởng thông báo kế hoạch thực hiện của trường trên các phương tiện thông 
tin (bảng kế hoạch, website của nhà trường). Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đảm nhiệm trên cơ sở hỗ trợ thêm của 
các thành phần khác trong các mảng việc liên quan.
- Chỉ đạo Ban giám khảo tiến hành chấm tiết dạy của giáo viên đã đăng ký; kiểm 
tra các hồ sơ liên quan; nhận xét, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm; báo cáo kết 
quả cho Ban tổ chức.
- Chỉ đạo Ban tổ chức tổng kết hội giảng/ hội thi, trao thưởng.
2.4.2. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng:
- Nội dung kế hoạch được tổ trưởng quán triệt thêm tại đơn vị tổ và xác định đúng 
các yêu cầu với đơn vị tổ mình (nội dung chương trình, đối tượng) để ra các 
quyết định quản lý với tổ và lập các báo cáo với cấp trên về nhân sự tham gia, đề 
nghị hỗ trợ...
- Tổ chức hỗ trợ các thành viên của tổ về chuyên môn và các điều kiện khi đủ 
điều kiện tham gia.
- Bố trí điều hành các thành viên tham gia dự giờ rút kinh nghiệm. Thu nhận 
thông tin và rút kinh nghiệm trong phạm vi tổ khi hội thi/ hội giảng kết thúc.
2.5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiên cứu khoa học:
2.5.1. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn:
Ø Chỉ đạo nội dung và phương pháp thực hiện của Hiệu trưởng:
- Bằng kế hoạch được xây dựng sẵn, Hiệu trưởng nhà trường làm rõ một số nội 
dung của hoạt động này cho các tổ trưởng nắm bắt, đồng thời thông báo trên các 
phương tiện thông tin (bảng kế hoạch, website của nhà trường).
- Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng.
- Nội dung, hình thức bồi dưỡng bao gồm các hình thức:
+ Thường xuyên, tại chỗ: Thăm lớp, dự giờ; thao giảng, hội giảng, thi giáo viên 
giỏi; tổ chức các chuyên đề thiết thực.
+ Không thường xuyên: Tham gia các lớp/khóa đào tạo bồi dưỡng; tự bồi dưỡng...
- Cung cấp các điều kiện về văn bản, cơ sở vật chất, cơ chế thực hiện
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng. - Trao đổi, góp ý, hoàn chỉnh đề cương Sáng kiến kinh nghiệm bằng hội thảo 
chuyên đề có sự phản biện của nhóm phản biện.
- Tổ chức báo cáo văn bản hoàn thiện tại đơn vị tổ, hoàn thiện lần cuối.
- Tổ chức đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm theo mẫu chấm quy định và quyết định 
các Sáng kiến kinh nghiệm được nộp lên Hội đồng khoa học cấp trường.
2.6. Thu và xử lý thông tin kết hợp kiểm tra đánh giá điều chỉnh: 
Có thể lấy câu nói sau đây của một nhà giáo dục học để nói về tác dụng của quy 
trình kiểm tra: “Nhiệt kế không chữa được bệnh sốt, nhưng nhờ nó mà ta chữa 
được bệnh sốt”. Bởi vậy chức năng kiểm tra giúp cho người Hiệu trưởng thu thập 
được những thông tin quản lý và ra các quyết định điều chỉnh các nội dung lệch 
chuẩn với kế hoạch đã định. Để đạt mục tiêu này Hiệu trưởng cần thực hiện tốt 
các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá khoa học phù hợp với diễn biến hoạt động 
của các đơn vị tổ. 
- Xây dựng lực lượng tham gia và giao nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Các Phó hiệu 
trưởng, mỗi người phụ trách thanh kiểm tra một số tổ chuyên môn nhất định; Ban 
thanh tra chuyên môn phụ trách thanh tra đột xuất và định kỳ, thanh tra chuyên 
đề theo kế hoạch.
- Hướng dẫn công tác tự thanh tra của đơn vị tổ.
- Duy trì chế độ báo cáo từ các nguồn lực hỗ trợ và tổ chuyên môn. 
- Khuyến khích các hoạt động quản lý thông tin thông qua sử dụng công nghệ 
thông tin.
2.7. Nhóm giải pháp hỗ trợ hoạt động cho đơn vị tổ chuyên môn:
2.7.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng:
Thực hiện giải pháp này, Hiệu trưởng tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Thực hiện lựa chọn đề bạt người tổ trưởng có khả năng tốt nhất trên 2 lĩnh vực 
chuyên môn và bộc lộ tố chất quản lý.
- Nâng cao trình độ quản lý cho tổ trưởng bằng nhiều hình thức, kết hợp với 
hướng dẫn các nội dung, phương pháp điều hành tổ chức, đánh giá nhận xét, từng 
công việc cụ thể trong quá trình tổ trưởng thực thi nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_to_chuyen_m.docx