Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu

doc 23 trang skquanly 25/12/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu
 I. Phần mở đầu
1. Lý do chọ đề tài
 Mục tiêu giáo dục của các cấp học nói chung là giáo dục các em thành 
những con người phát triển toàn diện “Khỏe về thể chất, đẹp về tâm hồn, sáng về 
trí tuệ” đặc biệt là ở các cấp THCS, bởi vì các em ở lứa tuổi này có bước nhảy vọt 
về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi tuổi thơ ấu để chuyển sang 
gia đình trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau như “Thời kỳ 
quá độ”, “Tuổi khủng hoảng”, “Tuổi bất trị”. Vì thế làm thế nào để giáo dục các 
em trở thành những người chủ tương lai của đất nước, làm thế nào để giáo dục các 
em thành những con người có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt 
và làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt nhất? Đây chính là 
trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, của đội ngũ giáo viên trong ngành, trong 
đó có giáo viên chủ nhiệm lớptrực tiếp thường xuyên nhất tiếp xúc với các em 
học sinh.
 Trong thực tế, công tác chủ nhiệm là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp 
vui nhiều, buồn cũng nhiều, thành công cũng có, thất bại lại cũng không phải là 
hiếm, bởi lẻ mỗi một tập thể lớp có đặc thù riêng của lớp đó, mỗi một học sinh là 
một hoàn cảnh, một suy nghĩ và một hướng phát triển khác nhau.
 Thực tế là như vậy, nên mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra cho mình một 
phương pháp đạt hiệu quả nhất, muốn vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết cánh nắm 
bắt tâm lý, hiểu rõ tâm tư tình cảm và khả năng phát triển của từng học sinh thông 
qua gia đình, bạn bè hoặc trực tiếp tiếp cận học sinh để tạo tình cảm và niềm tin 
động viên các em mà thời gian để giáo viên làm được điều đó chính là thông qua 
các tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp, liên hệ với gia đình học sinh.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm 
nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một 
số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể 
tại trường THCS Tô Hiệu”.
 1 - Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt 
động tập thể qua đó giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. 
 - Đối tượng áp dụng: là các em học sinh lớp 9A5 năm học 2016-2017 trường 
THCS Tô Hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Nghiên cứu mục tiêu giáo dục học sinh cấp THCS.
 + Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THCS từ 11-15 tuổi.
 + Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới nhất của BGD.
 + Nghiên cứu nội dung kế hoạch soạn giảng các tiết hoạt động ngoài giờ lên 
lớp.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 + Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát.
 + Tổng kết kinh nghiệm xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp của các giáo viên 
có kinh nghiệm.
 - Nhóm phương pháp hỗ trợ: thống kê toán học, bảng biểu, sơ đồ.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
 Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và tầm 
quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì đó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi 
thơ sang tuổi trưởng thành nó được phản ánh bởi các tên gọi như “thời kỳ quá độ” 
“tuổi khủng hoảng” đây là lứa tuổi nhảy vọt cả về thể chất đến tinh thần, ở lứa 
tuổi này các em ở cùng độ tuổi song lại có sự khác biệt về mức độ phát triển thể 
chất và tâm sinh lý, điều này do hoàn cảnh sống và hoạt động khác nhau tạo nên, 
chính vì vậy không thể phủ nhận vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ 
nhiệm ở trường THCS.
 3 thể thiếu, đây là tiết tự quản được nhà trường sắp xếp vào cuối mỗi tuần học, đây là 
thời điểm mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, đánh giá và tự đánh giá hoạt động, 
học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho 
tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của bản thân 
cũng như của cả lớp, cả chi đội, chi đoàn.
 Qua quá trình chủ nhiệm lớp trong những năm vừa qua tại trường THCS Tô 
Hiệu tôi nhận thấy một số thực trạng như sau:
 - Giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu làm các việc như 
nhận xét kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến 
kế hoạch tuần tới.
 - Học sinh nhất là học sinh hay mắt lỗi thường trốn tránh các tiết sinh hoạt, 
hoặc không hứng thú, thực hiện cho có, hoặc ngồi nghe cho có lệ.
 - Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng giao cho học sinh điều khiển một phần 
tiết học sinh nhưng chỉ hướng dẫn chung chung và chủ yếu lớp trưởng làm việc, 
sau đó giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thân mật vài điều 
những kỹ năng giao tiếp trong lớp hoặc trong một vài trường hợp còn rụt rè, chưa 
mạnh dạn, kết quả dẫn đến tiết sinh hoạt tẻ nhạt, nhàm chán, giảm hứng thú khi 
đến trường của học sinh dẫn đến tình trạng bỏ học rất nhiều hiện nay chưa đạt hiệu 
quả cao trong việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp.
 - Các tiết sinh hoạt lớp hay sinh hoạt tập thể nghèo nàn cả về nội dung lẫn 
hình thức dẫn đến giáo viên chủ nhiệm ít tư liệu để trao đổi phối kết hợp với gia 
đình học sinh, nên việc gia đình rèn luyện học sinh đạt hiệu quả không cao.
 - Liên hệ với gia đình học sinh còn ít hoặc không hiệu quả, chủ yếu là những 
học sinh vi phạm thì gia đình bị mời lên làm việc mà chưa phát huy hết mối liên hệ 
chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
 - Giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kịp những thay đổi về mặt tâm lý, sinh 
lý của các em hay những mong muốn hoác hoàn cảnh sống của từng học sinh nên 
 5 + Học sinh hộ nghèo và cận nghèo 16 em.
 + Học sinh sống trên địa bàn rộng và chủ yếu sống trên địa bàn khó khăn, 
khoảng cách từ nhà đến trường xa.
 + Đời sống của bà con chủ yếu là làm nông hoặc làm thuê cho các là gạch, 
nhiều em còn là lao động chính của gia đình nên ít quan tâm đến việc học của con 
em mình đa số giao phó cho nhà trường nên thường xuyên vắng học bỏ tiết và có 
nguy cơ bỏ học cao.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Hệ thống lại toàn bộ các công việc cần làm của công tác chủ nhiệm lớp đặc 
biệt là việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp hiệu quả cao nhất.
 - Đưa ra các phương án hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời 
đưa ra phương pháp xây dựng kế hoạch nội dung tiết sinh hoạt lớp hiệu quả cao 
nhất.
 - Tạo sự thu hút và hứng thú cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp và xóa 
bỏ tâm lý sợ sệt của học sinh khi nhà trường, giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia 
đình mình.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về công tác chủ 
nhiệm lớp tôi đã áp dụng những giải pháp và việc làm cụ thể như sau:
 Biện pháp 1: Công tác tiếp cận lớp chủ nhiệm
 - Mỗi giáo viên khi nhận lớp chủ nhiệm đều phải nắm bắt tình hình của lớp 
như: sĩ số, nam, nữ, học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng học sinh thông qua giáo 
viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên bộ môn
 - Ổn định tổ chức lớp một cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, trong số 
chủ nhiệm.
 - Tiến hành phân loại học sinh:
 7 * Hoạt động 2: Các tổ hoạt động nhóm với các nội dung sau:
 - Các tổ tự kiểm điểm đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần vừa 
qua bao gồm những ưu điểm đã làm được và nhược điểm cần khắc phục.
 - Qua phần tự kiểm điểm các thành viên trong tổ tiến hành xếp loại hạnh 
kiểm theo tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra.
 - Đưa ra phương hướng hoạt động của tuần học tiếp theo và khắc phục 
nhược điểm tuần trước.
 * Hoạt động 3: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ
 - Tuyên dương, khích lệ những bạn có thành tích tốt, chỉ ra nguyên nhân yếu 
kém của một số vi phạm.
 - Đưa ra phương hướng hoạt động của lớp cho tuần tiếp theo.
 - Hoàn thành các biểu mẫu giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hàng tuần.
 * Hoạt động 4: nhận xét của giáo viên chủ nhiệm
 - Nêu ưu điểm đồng thời biểu dương hoặc có phần thưởng khích lệ những 
thành tích tốt của cá nhân và tập thể trong tuần.
 - Nêu khuyết điểm đồng thời nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm (chú ý 
mức độ và đối tượng vi phạm giáo viên chủ nhiệm sử lý khéo léo tránh trường hợp 
học sinh chán nản, bất mản với giáo viên).
 * Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc và xây dựng kế hoạch tuần tới.
 Giáo viên chủ nhiệm giải quyết thắc mắc, xem xét những yêu cầu chính 
đáng của học sinh đồng thời bổ sung kế hoạch tuần tới còn thiếu mà lớp đã đề ra.
 * Hoạt động 6: Nói theo chủ đề.
 - Đây là thời gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là cơ hội để giáo viên 
truyền đạt những kinh nghiệm sống của bản thân cho các em.
 - Là thời gian để giáo viên trao đổi tâm sự về tâm lý lứa tuổi giáo dục giới 
tính, định hướng nghề nghiệp, trao đổi phương pháp học nên giáo viên chủ nhiệm 
 9 (2) Biên bản sinh hoạt lớp (lớp phó)
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
 BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP 9A5
 Tuần:.......
 1. Thời gian và địa điểm:
 - Thời gian:giờ..phút, ngàythángnăm 2016
 - Địa điểm: Tại phòng học lớp 9A5, Trường THCS Tô hiệu.
 2. Thành phần tham dự
 - Chủ trì :
 - Thư kí: 
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A5:
 - Tập thể lớp 9A5.
 - Vắng mặt:
 3. Nội dung buổi sinh hoạt
 a. Các tổ hoạt động nhóm nhận xét hoạt động của tổ và đề ra phương hướng 
hoạt động của tuần tiếp theo:
 - Tổ 1:
 - Tổ 2:
 - Tổ 3:
 b. Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong tuần 
qua và đề ra phương hướng tuần tiếp theo:
 c. Tổng hợp nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:
 11 1 H Ning Adrơng 6 H Wăn BKrông
 2 H Yiêu Niê 7 Đoàn Thị Xuân Diệu 
 3 Y Bhung Niê 8 Nguyễn Văn Thành
 4 Nguyễn Đức 9 Y Jamin Niê
 Khánh Huy
 5 H Dưr BKrông 10 Y Lý Niê
 d. Phương hướng hoạt động tuần tới.
 e. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần:
 - Học tập: 
 - Nề nếp: 
 - Xử lí vi phạm: 
 tới: 
 + Học tập:
 + Nề nếp:
 + Hoạt động khác:
 Thư kí. GVCN Chủ trì 
 Nguyễn Thị Phước Trà
 13 Biện pháp 4: Thành lập tổ tư vấn tâm lý
 - Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu chọn ra 3 em có tinh thần giúp đỡ bạn bè, 
vui vẽ, hòa đồng, có khả năng nói chuyện, khéo léo, năng nổ trong hoạt động để 
thành lập tổ tư vấn tâm lý.
 - Chức năng của tổ tư vấn tâm lý tạo mối quan hệ đoàn kết trong lớp, giúp 
giáo viên chủ nhiệm theo dõi tìm hiểu sự thay đổi tâm lý tình cảm của các bạn 
trong lớp, giúp đở các bạn vượt qua khó khăn về mặt tâm lý tình cảm, hoặc trao đổi 
với giáo viên chủ nhiệm nếu gặp vấn đề không giải quyết được.
 - Tổ tư vấn tâm lý phải bảo đảm bí mật cá nhân cho các thành viên trong lớp 
và cùng giáo viên chủ nhiệm giải quyết vấn đề 1 cách khéo léo.
 - Cách thức hoạt động: Tổ tư vấn có nhiệm vụ thu thập tư liệu, thông tin, 
hình ảnh cho các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ đề giáo viên giao 
phó. Đồng thời tìm hiểu các vấn đề nóng sảy ra trong xã hội, đặc biệt trong địa 
phương tham mưu với giáo viên chủ nhiệm để đưa nội dung lồng ghép vào các 
buổi sinh hoạt chủ điểm cuả lớp cho các thành viên trong lớp thảo luận theo hướng 
tích cực mang tính giáo dục cao.
 - Tổ tư vấn cùng với ban cán sự lớp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, cùng 
nhau rút kinh nghiệm, tham khảo sự góp ý của các thầy cô giáo trong trường, hoặc 
trong các tổ chức xã hội ngoài nhà trường
 Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động xã hội
 - Tích cực tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã 
hội khác tổ chức cho các em tham quan ngoại khóa tạo niềm vui đến trường và là 
dịp để các em giao lưu tình cảm với thầy cô bạn bè và tăng thêm kiến thức xã hôi 
cho các em.
 - Hướng dẫn, động viên các em tham gia các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ 
trong và ngoài nhà trường như: Đội Thiếu Niên, Đoàn Thanh Niên, Câu lạc bộ “ 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_c.doc