Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở chương trình Hóa học THCS

doc 33 trang skquanly 05/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở chương trình Hóa học THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở chương trình Hóa học THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở chương trình Hóa học THCS
 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm 
 trong chương trình hóa học Trung học cơ sở
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong các môn học của chương trình trung học cơ sở thì Hóa học là môn 
học được học sinh tiếp cận muộn hơn so với các môn học khác, phải tới lớp 8 
học sinh mới được học môn hóa học. Trong khi đó các môn học như Toán và 
Tiếng Việt đã có từ bậc tiểu học, được học sinh được làm quen từ trước nên việc 
học tập sẽ có phần thuận lợi hơn, nội dung kiến thức được dàn trải đều trong 
suốt cả cấp học. Đối với môn Hóa học, do được tiếp cận muộn nên việc nghiên 
cứu, học tập của học sinh không được thuận lợi bằng các môn học khác. Để học 
sinh làm quen với cách học bộ môn hóa học, giáo viên cần phải sử dụng đến các 
phương tiện trực quan đặc trưng của bộ môn hóa học - đó là hệ thống các thí 
nghiệm hóa học.
 Các thí nghiệm hóa học chính là điểm thuận lợi để giáo viên có thể kết nối 
bản chất của sự vật, hiện tượng với kiến thức lí thuyết trong chương trình một 
cách hiệu quả mà không hề khô khan. Bằng cách tiến hành các thí nghiệm trực 
quan hoặc cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên giúp học sinh tìm 
ra bản chất của sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát trực tiếp. Nhờ đó, học sinh 
sẽ dễ hiểu bài, nhớ kiến thức, từ đó vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế 
cuộc sống.
 Qua thực tế giảng dạy môn Hóa học chương trình trung học cơ sở, bản 
thân tôi nhận thấy hệ thống thí nghiệm mà bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tuy 
có làm rõ trọng tâm bài học nhưng chưa thực sự hấp dẫn để kích thích được 
hứng thú của người học.
 Hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy 
học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học 
sinh khám phá kiến thức. Tuy nhiên, hệ thống thí nghiệm nếu như xây dựng rập 
khuôn theo sách giáo khoa có thể chưa tạo được điểm nhấn, chưa có sức thu hút 
học sinh dù tiến hành nhiều thí nghiệm. Vì vậy, tôi nhận thấy cần phải nghiên 
cứu, thay thế một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm 
sinh động, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, sáng tạo, khám phá kiến thức của học 
sinh mà vẫn đảm bảo nội dung bài học.
 Trên cơ sở Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân từ năm học 2015-2016 
cùng với sự nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo trong quá trình dạy học nhằm giúp 
học sinh học tập bộ môn hóa học hứng thú hơn, tăng khả năng vận dụng kiến 
thức vào cuộc sống, nâng cao chất lượng dạy học hóa học; tôi đề xuất đề tài: 
“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở 
chương trình hóa học Trung học cơ sở”. Mong rằng đề tài sẽ giúp học sinh học 
tập bộ môn Hóa học một cách hứng thú, thêm yêu mến môn học này hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn1 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm 
 trong chương trình hóa học Trung học cơ sở
 5. Phương pháp nghiên cứu
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: 
 - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Qua việc nghiên cứu các tài 
liệu bồi dưỡng giáo viên; tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng; 
sách giáo khoa, sách giáo viên ; một số thiết kế bài dạy và tài liệu khác có liên 
quan (phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học)  đã giúp tôi định hướng được 
cách thức, phương pháp tối ưu trong giảng dạy bộ môn Hóa học. Đặc biệt, một 
nguồn tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức – đó là mạng 
Internet. Qua việc tìm hiểu các thí nghiệm ở trang điện tử này, tôi đã thu thập 
được rất nhiều thí nghiệm vui, hấp dẫn (pháo hoa, làm sữa chua). 
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
 - Phương pháp điều tra: giáo viên điều tra về việc học bộ môn hóa học 
như: niềm yêu thích bộ môn, được làm thí nghiệm, thích làm thí nghiệm hóa 
học, kết quả học tập bộ môn hóa học, đã hiểu biết/ ứng dụng thực tế kiến thức 
hóa học vào thực tế cuộc sống.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: qua soạn giáo án và giảng 
dạy trong thực tế, dự giờ, rút kinh nghiệm từ các tiết dạy của đồng nghiệp cũng 
như thái độ học tập, kết quả học tập của học sinh, từ đó tổng kết kinh nghiệm 
giáo dục.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: thường xuyên trò 
chuyện với học sinh để biết được tâm tư nguyện vọng về cách thức học tập của 
các em, về những phương pháp giáo viên giảng dạy có tạo chuyển biến gì về 
kiến thức, nhận thức, hành động của các em
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Giáo viên yêu cầu học sinh tự 
làm thí nghiệm dựa vào các hóa chất, dụng cụ mà giáo viên/ tự bản thân các em 
chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. Kết hợp với thí nghiệm mà giáo viên đưa 
vào là hệ thông câu hỏi gợi mở kiến thức. Giáo viên đo lường hiệu quả của thí 
nghiệm đó mang lại có khác gì so với thí nghiệm như trong sách giáo khoa yêu 
cầu tiến hành hay không. Từ đó, giáo viên rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
 c) Phương pháp thống kê toán học: với mục đích đầu tiên là khảo sát định 
lượng về sự yêu thích bộ môn hóa học trong hệ thống các môn học ở cấp Trung 
học cơ sở; thứ hai là tính toán tỉ lệ phần trăm chất lượng học bộ môn hóa học 
của học sinh; thứ ba là xem xét mức độ vận dụng kiến thức bài học vào thực tế 
cuộc sống.
 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Theo nghị quyết 29 NQ/TW Trung ương 8 khóa XI: Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn3 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm 
 trong chương trình hóa học Trung học cơ sở
phục vụ cho các muc đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những 
cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm 
giúp con người phát hiện ra các quy luật còn ẩn náu trong thế giới tự nhiên. Mặt 
khác, nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa 
học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, cũng 
như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện 
thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lí luận về tự nhiên, 
chúng ta không thể cấu tạo nên mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà 
phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức 
chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.
 Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học. Nó giúp học sinh chuyển 
từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm, học 
sinh sẽ làm quen với các chất hóa học và trưc tiếp nắm bắt các tính chất lí, hóa 
của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hóa học, nắm vững các khái 
niệm, định luật của hóa học. Nếu không có thí nghiệm thì:
 + Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và 
không hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Lời nói 
thì trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể.
 + Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó 
hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện 
tượng hóa học. Ví dụ: Phản ứng tạo kết tủa đồng (II) hiđroxit dạng keo, màu 
xanh. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo 
như thế nào. Màu xanh thì có nhiều màu xanh khác nhau.
 + Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc 
về các hình ảnh cụ thể...
 Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần 
gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Vì vậy, thí nghiệm giúp học sinh 
vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
 Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyên các kĩ năng thực hành (các thao tác và 
cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính của người lao động 
mới: cẩn thận, khoa học, kỉ luật.
 Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy 
vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những 
hiện tượng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng 
thêm tin tưởng vào chính bản thân mình.
 Khi làm thí nghiệm rất dễ gây húng thú học tập. Học sinh không thể yêu 
thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lí thuyết khô 
khan. Thí nghiệm cùng với những hiện tượng thí nghiệm kì lạ, hấp dẫn chính là 
thuận lợi riêng của bộ môn hóa học so với các bộ môn khoa học khác. Nếu giáo 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn5 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm 
 trong chương trình hóa học Trung học cơ sở
 CÁC HÌNH THỨC TIẾP XÚC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CỦA HỌC SINH
 Chưa bao giờ làm thí nghiệm,chỉ xem các bạn làm 30,6%
 Trực tiếp làm thí nghiệm 27,8%
 Chỉ thầy cô làm thí nghiệm, học sinh ngồi quan sát 42,5%
 Thầy cô chiếu thí nghiệm trên màn chiếu 9,3%
 Thầy cô chỉ dạy lí thuyết, không làm thí nghiệm 32,4%
 BBiểu đồ 2: Các hình thức tiếp xúc thí nghiệm của học sinh trường Trung 
học cơ sở Dur Kmăn trong các tiết học có sử dụng thí nghiệm hóa học
 Một số nguyên nhân của tình trạng trên:
 Thứ nhất: Do chương trình sách giáo khoa
 Hệ thống thí nghiệm được xây dựng trong sách giáo khoa môn Hóa học 8, 
9 hiện hành cơ bản đã đáp ứng được phần nào các yêu cầu làm rõ trọng tâm bài 
học, hình thành được 1 số kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản; khả năng quan sát, 
suy luận, tư duy logic trong quá trình học tập hóa học ở các bài dạy có sử dụng 
thí nghiệm. Tuy nhiên, các thí nghiệm trong sách giáo khoa còn mang nặng tính 
rập khuôn, máy móc, chưa kích thích được niềm đam mê nghiên cứu học tập, 
tính sáng tạo của học sinh. 
 Thứ hai: Do nhận thức của học sinh 
 Đa số học sinh trong địa bàn trường tôi công tác có hoàn cảnh khó khăn, 
nhà xa trường, bố mẹ chưa quan tâm đúng mức, đầu vào thấp, nhận thức chậm. 
Ngoài ra, nhiều học sinh lười học bài, ham chơi, học tập chưa chuyên cần làm 
cho hiệu quả dạy học vẫn ở mức thấp. Rất nhiều học sinh vẫn hào hứng khi được 
làm thí nghiệm nhưng lại lười suy nghĩ, học tập thụ động, đối phó,chưa mạnh 
dạn, không chịu khó tìm tòi, ôn luyện nên gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên 
đứng lớp.
 Theo khảo sát của bản thân trước khi áp dụng đề tài: có đến 60% học sinh 
không thích các tiết học hóa học, hơn 70% học sinh không muốn làm thí 
nghiệm. Nguyên nhân, qua tìm hiểu là do các em yếu kĩ năng thực hành, sợ hóa 
chất độc hại, cháy nổ và chưa tìm thấy niềm vui, sự cần thiết phải học bộ môn 
Hóa học.
 Thứ ba: Do điều kiện cơ sở vật chất của trường
 Ở một số thí nghiệm, do một số hóa chất khó bảo quản (dung dịch 
AgNO3, CaC2, dung dịch Br 2), một số dụng cụ thí nghiệm đắt tiền, dễ hỏng 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn7 SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm 
 trong chương trình hóa học Trung học cơ sở
áp dụng được vào thực tế cuộc sống. Đây là điều làm bản thân tôi luôn trăn trở, 
tìm cách khắc phục. 
 Do vậy, bản thân tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, tìm tòi, nghiên 
cứu và áp dụng đề tài này vào việc dạy học ở trường. Việc thay thế, thêm bớt 
một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm vui, đẹp mắt, 
hấp dẫn sẽ làm cho các em háo hức chờ đợi đến tiết học môn hóa, hầu hết các 
em học sinh bị lôi cuốn vào bài giảng, tạo động lực để các em khám phá kiến 
thức mới. Mặt khác, nếu giáo viên thay thế một số hóa chất, dụng cụ ở các thí 
nghiệm trong sách bằng những hóa chất gần gũi với cuộc sống sẽ làm cho học 
sinh thấy được hóa học thật gần gũi với cuộc sống, thêm yêu mến môn hóa học 
và tăng khả năng vận dụng của bộ môn hóa học vào thực tế cuộc sống. Để làm 
được điều này đòi hỏi bản thân người giáo viên phải luôn chủ động tìm tòi qua 
sách vở, qua thực tế cuộc sống và không ngại khó để đưa các thí nghiệm đó vào 
bài dạy. Mặt khác, giáo viên đứng lớp luôn phải là người yêu nghề, trăn trở với 
chất lượng giáo dục, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là phải 
gần gũi, quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng học sinh.
 Để áp dụng đề tài này vào bài dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời 
gian, công sức để chuẩn bị cho học sinh (vì giáo viên phải thay thế một số dụng 
cụ, hóa chất trong sách bằng các hóa chất, dụng cụ khác). Thực tế có nhiều giáo 
viên rất ngại làm thí nghiệm cũng như chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh chứ 
chưa nói đến việc tự mình đi tìm kiếm thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị để thay thế 
cho các thí nghiệm trong sách giáo khoa. Để khắc phục khó khăn nêu trên, chỉ 
cần đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, tất cả vì học sinh thân yêu, niềm vui của học 
sinh là động lực phấn đấu của giáo viên thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như 
mong đợi.
 Thứ nữa là khi chuẩn bị các thí nghiệm cũng như đưa các thí nghiệm trên 
vào bài học nếu giáo viên không chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để 
các em học sinh khám phá kiến thức mới một cách chu đáo thì thí nghiệm làm 
cũng chỉ để các em xem cho vui mắt chứ không làm cho học sinh hiểu bài, nhớ 
bài và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
 Việc áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm trên sẽ không mang lại hiệu quả nếu 
các em học sinh không mạnh dạn, học tập thụ động, lười hoạt động (không làm 
thí nghiệm mà chỉ ngồi xem cho vui, không suy nghĩ dựa trên các câu hỏi gợi 
mở của giáo viên). Mặt khác, nếu bản thân giáo viên dạy học rập khuôn theo 
phương pháp truyền thụ, không chịu khó đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng 
linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực thì chắc chắn sẽ rất khó đạt hiệu 
quả. Nhiều giáo viên chưa thực sự gần gũi, quan tâm đến các em học sinh, nhiều 
khi các em chưa hiểu bài nhưng giáo viên không tìm cách giúp đỡ, gợi mở sẽ 
khiến các em sợ sai, không chủ động tham gia vào bài học. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_c.doc