Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp Tiểu học trường TH&THCS Cao Dương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp Tiểu học trường TH&THCS Cao Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp Tiểu học trường TH&THCS Cao Dương
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC Chương I TỔNG QUAN I. Lí do chọn sáng kiến: Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự vận động và phát triển trong toàn hệ thống giáo dục, là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, là nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà trường cấp Tiểu học, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp tiểu học của Phòng GD&ĐT huyên Lương Sơn, đó là: “Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai thí điểm có hiệu quả mô hình trường học mới, phương pháp Bàn tay nặn bột; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày16 tháng 2 năm 2016 về quy định đánh giá học sinh tiểu học...” và “Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hướng dẫn để khuyến khích học sinh chủ động tham gia tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” Điều 9, Thông tư số 22 /2016/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 2 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Quy định về đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh: “Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách đoàn thể của mình tôi đã tập trung vào nghiên cứu, thực thi những nội dung chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể từ những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, nhà nước, của ngành và các tổ chức đoàn thể để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp Tiểu học trường TH&THCS Cao Dương”. Với hy vọng phần nào giúp bản thân hoàn thành tốt hơn trong công tác quản lý để góp phần thúc đẩy phong trào hoạt động đoàn thể trong nhà trường, giáo dục học sinh hình thành nhân cách và phát triển phẩm chất đáp ứng yêu cầu của thời đại và mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng một nền móng vững chắc cho đất nước từ những lớp học sinh hoàn thiện về mặt trí thức và nhân cách. II. Phạm vi giới hạn của sáng kiến. 1. Đối tượng Toàn bộ học sinh trong nhà trường 2. Giới hạn - Sáng kiến thực hiện cho học sinh trường Tiểu học về lĩnh vực hoạt động giáo dục trải nghiệm, năm học 2018 -2019. - Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh vào những năm học tiếp theo. 3. Các giả thuyết nghiên cứu. Sáng kiến nghiên cứu gồm 4 phần trọng tâm: - Nghiên cứu về nội dung thực hiện và có những biện pháp thích hợp, để nâng cao hiệu quả giáo dục trong năm học. - Công tác được giao đối với nội dung ý nghĩa của sáng kiến, từ đó rút ra những kinh nghiêm trong khi thực hiện - Có những đề xuất về những tài liệu “ cần và đủ” trong khi tổ chức hoạt động. 4. Kế hoạch thực hiện: Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, Năm học 2018 – 2019 Hoạt động của các tổ chức và Hội đồng nhà trường theo đúng luật giáo dục và điều lệ trường Tiểu học và Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học. - Đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên năng động nhiệt tình, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. Độ ngũ giáo viên chấp hành tốt quy chế chuyên môn đoàn thể. Có lối sống lành mạnh, chuyên tâm với nghề nghiệp, yêu mến học sinh. Trong những năm gần đây, kết quả thi đua cũng ngày một nâng cao như: Hằng năm nhà trường đều có giáo viên tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp đạt hiệu quả cao: mỗi năm có từ 2 đến 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; hằng năm đều đạt trên 80% CB,GV,NV đạt Lao động tiên tiến; - Chất lượng giáo dục học sinh: + Duy trì được về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng + Chất lượng mũi nhọn: - Chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm: Hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường luôn được quan tâm xây dựng, tổ chức, duy trì và hoạt động có hiệu quả góp phần hình thành phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, gồm: sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Nhà trường đã duy trì được việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể trong và ngoài lớp học, múa hát tập thể, thể dục giữa giờ, trò chơi dân gian; các câu lạc bộ TDTT như: Câu lạc bộ võ Vinam, Mĩ thuật, Âm nhạc, tiếng Anh... , sinh hoạt Đội sao nhi đồng, lao động vệ sinh, lao động công ích và các hoạt động của công tác chữ thập đỏ đã ngày một đi vào nền nếp và đảm bảo hiệu quả. Hằng năm nhà trường đều có giải trong các tổ chức bộ máy, hội thi, hội khỏe Phù Đổng, ... như: Võ Vinam, Công đoàn vững mạnh, Liên đội mạnh cấp STT Nội dung hoạt động Số lượng Hoạt động Đội tuyển Đội tuyển thường xuyên TDTT đạt số TDTT đạt số lượng giải cấp lượng giải cấp cụm huyện 01 Các câu lạc bộ thể 3 2/3 7 3 dục thể thao 02 Sinh hoạt sao nhi 15 10/15 --------------- --------------- đồng chăm ngoan 03 Thể dục giữa giờ 4 2/4 --------------- --------------- 04 Múa hát tập thể 4 2/4 --------------- -------------- 05 Trò chơi dân gian 20 15/20 --------------- --------------- Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn và số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài trên: cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường một cách toàn diện. Cần đòi hỏi lãnh đạo và quản lý phải có tầm nhìn – có tâm huyết vì chất lượng giáo dục – có trách nhiệm với công việc được giao phó – có đạo đức tác phong chuẩn mực, lối sống phải lành mạnh, biết xây dựng mối đoàn kết trong nội bộ nói chung và đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nói riêng. Nhìn chung kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh trong nhà trường những năm qua đã có nhiều mặt tích cực và có chiều hướng phát triển tích cực song chất lượng toàn diện chưa cao, chưa phát huy tích cực được hoạt động của đa số học sinh, chưa tập trung huy động phát huy hết được tiềm năng của các em và sự huy động sức mạnh trong phụ huynh và các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương. Bởi vậy là cán bộ quản lý trong nhà trường tôi đã tập trung nghiên cứu, học hỏi trau dồi kinh nghiệm mạnh dạn thực hiện các biện pháp cụ thể để năng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. II. Những giải pháp cụ thể chương trình giáo dục đề ra; tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Tôi đã thực hiện như sau: + Tham mưu với Hiệu trưởng kiện toàn các tổ chức như Liên Đội, chi đội, Hội chữ thập đỏ. Ra quyết định thành lập Hội đồng giáo dục thể chất, câu lạc bộ (CLB) Võ Vinam học sinh, CLB Mĩ thuật HS, CLB Âm nhạc HS, CLB bóng đá mini. CLB tiếng Anh. + Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của từng tổ chức và các mảng hoạt động trải nghiệm cụ thể để lụa chọn nhân sự tham gia trong thành phần trong Ban chấp hành, cán sự, thành viên, cần đảm bảo gắn với trách nhiệm nghĩa vụ đồng thời xét năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng khiếu và khả năng tham gia phù hợp hoạt động giáo dục đó. + Xây dựng Kế hoạch phát triển, kế hoạch chỉ đạo cho từng hoạt động phong trào năm học và kế hoạch cụ thể cho các tháng trong năm học. Từng học kỳ có tổ chức sơ kết, tổng kết công tác và báo cáo với cấp trên và hội đồng nhà trường. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên, nhân viên, ban chấp hành chi đoàn, giáo viên tổng phụ tách đội làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động, chọn lựa hình thức phù hợp với nội dung giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động phù hợp với tình hình cụ thể lớp, của lĩnh vực mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của Ban giám hiệu. Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo quản lí và tổ chức thực hiện. 2.Giải pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ, phụ trách đội và ban chỉ huy liên đội, cán sự lớp: + Nâng cao chất lượng đội ngũ: Nâng cao nhận thức về tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nghĩa vụ của CB,GV,NV trong tổ chức Công đoàn, GV TPT Đội. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trong lĩnh vực nhiệm vụ được giao từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của Xác định nhu cầu, đặt tên HĐ Xác định Xác định: Nội Lập Chương Kết quả HĐ, mục tiêu dung, phương kế hoạch trình, Kịch lưu trữ hồ pháp, phương tiện, hình thức bản (Giáo sơ HĐ án) Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức, đặt tên cho hoạt động Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Xác định rõ đối tượng thực hiện, hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia. Đặt tên cho hoạt động hay tên hoạt động đó là gì. Tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là: - Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động - Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu. Trong kế hoạch cần vạch định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc. Kế hoạch, đề án, chương trình công tác (tạm gọi chung là văn bản đề án) là loại văn bản trình bày kế hoạch dự kiến về một nhiệm vụ công tác được cơ quan tổ chức giao cho trong một thời gian nhất định. Bố cục nội dung của đề án thường như sau (theo văn mẫu văn bản hành chính): Kế hoạch (đề án, chương trình) công tác Đặt vấn đề: Văn bản chỉ Giải quyết vấn đề: Mục Kết luận: Ý nghĩa, tầm đạo, hướng dẫn cấp trên; tiêu, nhiệm vụ, biện quan trọng, điều kiện vật điều kiện hoàn cảnh, khả pháp thực hiện (chỉ tiêu, chất, tinh thần, đề nghị, năng thực hiện giải pháp, tổ chức thực đề xuất hiện).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.doc