Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 5

doc 10 trang skquanly 11/08/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất công tác chủ nhiệm học sinh Lớp 5
 ----------
 Sáng kiến kinh nghiệm
Một số kinh nghiệm nâng cao chất công tác chủ 
 nhiệm học sinh lớp 5 
 Người soạn: Nguyễn Thị Tuyết Đề tài này giúp tôi hiểu rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn của người giáo 
viên Tiểu học để trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm về công tác 
quản lí lớp ở cấp Tiểu học - nhất là HS lớp 5. Từ đó, nâng cao hiệu quả 
giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho bản thân.
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
 -Phạm vi nghiên cứu: đề tài này tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ 
quyền hạn của giáo viên chủ nghiệm lớp ở tiểu học.
 -Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Hồng Phong 
– Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị.
 4.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 - Giúp người GV chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với HS, hiểu HS hơn 
để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn.
 - HS không còn tâm lí ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với GV chủ nhiệm lớp, 
tạo điều kiện để HS phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong 
học tập,cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường.
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.NỘI DUNG CHÍNH:
1. Cơ sở lý luận :
 Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ 
cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học 
sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình.
 Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là 
người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là 
người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời 
gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống 
của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người 
thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ 
nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm.
 Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên 
người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, 
phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm 
được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ 
nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở 
mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
 Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào 
cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần 
công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là trường Tiểu học 
Lê Hồng Phong. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt lại - Học sinh có đủ đồ dùng học tập.
b. Khó khăn :
 - Phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình.
 - Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của 
con em mình ở trường cũng như ở nhà.
 - Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều.
3. Biện pháp thực hiện:
 Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi tự lên kế hoạch cụ thể cho 
mình để từng bước thực hiện và đánh giá kết quả như sau:
3.1.Công tác tổ chức lớp :
 Sau khi nhận lớp, như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm 
của năm học trước để nắm bắt về tình hình học sinh. Tôi nắm lý lịch của học 
sinh ngay từ đầu năm (con ai? ở đâu? Số điện thoại).Tôi ghi chép cụ thể 
vào sổ riêng để tiện theo dõi và có cách giải quyết riêng với từng em. Nếu có 
sai phạm thì việc xử phạt là bất đắt dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo 
léo, vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, điều quan trọng là giúp em hiểu ra lỗi 
sai để sửa.
 Công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp cho các em. Xếp lại chỗ 
ngồi và họp bầu ban cán sự lớp, Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi 
phải cân nhắc, làm sao để lựa chọn bạn ngổi chung bàn không gây mất trật 
tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn 
đều số học sinh giỏi khá, trung bình giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi 
đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự 
thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí. Còn việc bầu ban 
các sự lớp, tôi để các em tự chọn, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của 
số đông học sinh. Tiếp theo đó cùng cả lớp
 thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn 
cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều 
được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em 
thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến 
hành phát động thi đua giữa các tổ.
 - Lớp tôi chia làm 3 tổ (mỗi tổ 12 em) Tôi phát cho lớp trưởng và mỗi tổ 
trưởng một quyển vở để làm sổ ghi chép những công việc của tổ khi cần 
thiết. Nhiệm vụ của tổ trưởng được tôi nêu rất cụ thể :
+ Lớp trưởng : Điều hành chung công việc của lớp, theo dõi thi đua giữa các 
tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người phối hợp chặt 
chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
+ Tổ trưởng : Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động 
hàng ngày của tổ về việc thực hiện nề nếp, nội quy, học tập, do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do phân tán 
tư tưởng không tập trung, Hay cùng một đối tượng học sinh chưa ngoan 
có em ảnh hưởng của bên ngoài, có em do đua đòi,
b. Đối với học sinh:
 Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em ở năm học trước mà tôi đã nắm 
sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về 
cách suy nghĩ của các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay 
học sinh cá biệt của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi. Tôi 
thường tâm sự với học sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi những vấn 
đề bình thường trong cuộc sống để chúng có thể trò chuyện với tôi. Bởi vậy 
học sinh của tôi có thể nói chuyện với tôi những gì chúng suy nghĩ. Đôi khi 
học sinh của tôi bày tỏ những bức xúc của các em về một sự hiểu lầm của 
bạn nào đó hay những vướng mắc về một vấn đề của trường, của lớp và tôi 
là chỗ dựa tin cậy để giúp các em giải toả những vướng mắc đó.
 Tôi thẳng thắn nhận lỗi nếu tôi thấy mình làm gì chưa đúng dù đó là lỗi 
nhỏ. Cuối mỗi tuần, tôi sinh hoạt lớp đều đặn theo lịch. Học sinh được trao 
đổi về những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua, điều này rất quan trọng. 
Thường thì lớp tôi học sinh trao đổi rất sôi nổi, nhận xét, phê bình một cách 
thẳng thắn. Tôi sẵn sàng viết những lời khen hay những lời động viên vào 
một cuốn vở của em nếu trong tuần đó học sinh có nhiều tiến bộ để em làm 
quà tặng bố mẹ. Điều này học sinh tiểu học rất thích. Nếu trong tuần có học 
sinh bị phê bình nhiều trong giờ sinh hoạt, tôi thường gặp riêng em để nghe 
em nói vì sao em chưa cố gắng, sau đó tôi tìm cách nói lại cho lớp để em 
không buồn và tìm cách giúp em cố gắng bằng bạn.
 Trong lớp tôi, học sinh thường được các thầy cô khác đánh giá là mạnh 
dạn phát biểu. Tôi còn nhớ khi mới nhận lớp, các em rất rụt rè khi phát biểu 
ý kiến trong giờ học. Trong từng giờ học, tôi thường tổ chức trò chơi để thu 
hút sự chú ý tham gia và không gây nhàm chán cho các em. Tôi thường động 
viên và cộng điểm thi đua cho tổ nếu tổ nào hăng hái phát biểu. Chưa bao 
giờ tôi trách phạt học sinh vì đã phát biểu chưa đúng, thậm trí nếu có bạn 
nào cười vì những câu phát biểu lạc đề thì tôi thẳng thắn nhắc nhở học sinh 
đó không nên như vậy. Dần dần không khí lớp tôi khác hẳn, sôi nổi hẳn lên 
và chính điều này cũng là động lực giúp tôi có nhiều hứng thú trong giảng 
dạy.
 Với học sinh yếu, tôi không yêu cầu cao về kiến thức mà mỗi ngày tôi ra 
bài tập vừa sức để các em có thể làm. Những học sinh này tôi luôn ra những 
câu hỏi dễ để các em trả lời trong các giờ học và chính các bạn trong lớp 
cũng thường động viên những bạn này bằng những tràng vỗ tay tán thưởng. 
Vì thế không khí học tập của lớp tôi luôn sôi nổi. Tôi dành nhiều thời gian 
cho những hoc sinh yếu hơn và điều này cũng được tôi giải thích rất rõ với Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. 
Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
 Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong 
trào của lớp, của trường.
 Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội 
quy của trường tốt : Đồng phục khi đến lớp – xếp hàng khi đến lớp và khi ra 
khỏi trường.
 Áp dụng những điều tôi đã nêu ra ở trên cho HS lớp tôi trong năm học 
2011-2012 đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
 -Duy trì được sĩ số HS 100% ( 36/36 em)
 -Kết quả học tập:
 +Học lực:
 +Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 100%.
 -Danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ:...HS
 -Danh hiệu cả năm của lớp: .
 - Các thành tích khác HS đạt được:
 Trong học kì I của năm học này, lớp 5A đạt được những thành tích như 
sau:
 - Được chọn tham gia tiết mục văn nghệ vào ngày khai giảng, ngày đại 
hội Liên đội.
 - Được tuyên dương trong các buổi chào cờ đầu tuần.
 - Hoàn thành sớm và tham gia 100% các hoạt động như: Thu nộp, vẽ 
tranh, viết thư UPU, ủng hộ học sinh vùng khó,
 - Các cuộc thi diễn ra trong trường, trong khối:
 + Giải nhất thi ATGT.
 + Giải nhất VSCĐ.
 + Giải nhì văn nghệ chào mừng ngày 20-11.
 Sang học kỳ II:
 +Giải nhất việc làm kế hoạch nhỏ(134 kg giấy vụn).
 - Các hoạt động diễn ra ngày 26/3 lớp đã dành được nhiều giải cao cá 
nhân và tập thể:
 + Giải nhất nam, nữ : Nhảy bao bố
 + Giải nhất nam, nữ : Đổ nước vào chai
 + Giải nhất : Thi nghi thức Đội
 + Giải nhì : Kéo co
 PHẦN III: KẾT LUẬN
 I.Bài học kinh nghiệm:
 Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra kinh nghiệm như sau:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_cong.doc