Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana

doc 10 trang skquanly 08/04/2025 290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 
 SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG TIỂU HỌC KRÔNG ANA
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm xây dựng cầu nối giữa 
tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng thực hiện sự thay đổi mà 
chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong nhiều tình huống, mọi người 
không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ thường có thái độ phản kháng. 
Một số kinh nghiệm nho nhỏ này sẽ giúp Hiệu trưởng nắm được cách thức và hướng 
giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi. Đồng thời 
nhận biết và lý giải được tính cần thiết của sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý sự thay 
đổi ở trường phổ thông trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều sự thay đổi. 
Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi vào việc 
đề xuất các giải pháp đổi mới trên cơ sở thực tiễn trường nơi mình đang công tác. Có 
được niềm tin và quyết tâm thay đổi để phát triển nhà trường của mình trong bối cảnh 
toàn cầu hóa và hội nhập.
 II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cưú:
 Đội ngũ CBVC, học sinh, CMHS, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà 
trường
 2. Cơ sở nghiên cứu:
 Đề tài được thực hiện tại trường Tiểu học Krông Ana – Thị trấn Buôn Trấp – 
Krông Ana – Đăk Lăk.
 Tài liệu nghiên cứu: Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức 
liên kết Việt Nam – Singapore
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp tiếp cận thích ứng
 - Phương pháp chuyên gia
 - phương pháp kiểm tra
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp tổng hợp
 4. Cơ sở lý luận của vấn đề tổng kết
 Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm thay đổi là gì ? 
 Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện 
tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ 
sự vật hiện tượng nào.
 - Thay đổi về xã hội: chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách
 - Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, đổi 
 mới phương tiện, công cụ, thay đổi công nghệ
 - Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin
Hiệu trưởng: Lê Thị Quý Trang 1 Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 Thực tế đời sống của một số em theo học tại trường Tiểu học Krông Ana còn 
gặp nhiều khó khăn; số học sinh thuộc hộ nghèo tương đối đông (trên 30 hộ). Việc 
tiếp thu bài của một số học sinh rất chậm lại nhanh quên. Nhiều học sinh ở xa trường 
nên việc đi lại còn gặp khó khăn, số học sinh tăng do nhu cầu học tập và nguyện 
vọng của nhân dân ngày càng tăng; mục tiêu học ngày càng đa dạngđặt ra yêu cầu 
mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường, người lãnh đạo và 
quản lý nhà trường.
 Đội ngũ giáo viên đa số là nữ, nhiều giáo viên đang trong độ tuổi sinh con, 
bận nuôi con nhỏ.
 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên vào công tác 
giảng dạy chưa thành thạo.
 CSVC, thiết bị, các phòng chức năng chưa đầy đủ.
 Trường vừa chuyển toàn bộ học sinh về học tại cơ sở mới nên bước đầu còn 
gặp khó khăn về cơ sở vật chất.
 IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Mục tiêu chung
 Từ thực trạng nêu trên bản thân là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường thật 
sự trăn trở, có thái độ đúng đắn, xác định mục tiêu một cách khoa học. Chủ động và 
có định hướng, từ đó xây dựng kế hoạch chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát 
triển nhà trường: phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 vào năm học 2012 – 2013; “Xây dựng 
trường học thân thiện học sinh tích cực”
 Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và hoạt động của nhà trường xác định hệ thống 
mục tiêu như sau: 
 - Phát triển số lượng học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
 - Tổ chức thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục.
 - Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên đủ và đồng bộ, từng bước 
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và cải thiện đời sống. 
 - Huy động nguồn lực và xây dựng, sử dụng, bảo quản trường sở, Thư viện - 
thiết bị.
 - Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng, các 
đoàn thể quần chúng để xây dựng trường vững mạnh.
 - Phát triển các mối quan hệ của nhà trường với xã hội để làm tốt công tác giáo 
dục và phát triển giáo dục.
 * Để biến các mục tiêu thành kết quả trước hết hiệu trưởng phải xác định được 
những khoảng cách chiến lược xuất hiện giữa hiện tại và tương lai, đo lường được 
hiện tại và phán đoán được tương lai một cách rõ ràng, minh bạch, toàn diện và chính 
xác là việc làm tích cực chuẩn bị cho sự thay đổi thành công.
 Từ đó xác định nhu cầu thay đổi, Hiệu trưởng cố gắng đáp ứng nhu cầu cho cán 
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh một cách thiện chí và hợp lý, tiếp thu ý kiến, 
nguyện vọng của mọi người kể cả học sinh và cha mẹ học sinh một cách nghiêm túc 
và thấu hiểu; xem xét kỹ đầu ra và các yếu tố đảm bảo chất lượng đầu ra là nhu cầu 
Hiệu trưởng: Lê Thị Quý Trang 3 Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 c. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người 
nỗ lực làm việc; đảm bảo đánh giá kết quả các mặt hoạt động của nhà trường khách 
quan, khoa học, công bằng. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi để tư vấn, đổi mới 
và nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường
 d. Nhóm các hoạt động lại, để hình thành cơ cấu tổ chức.
 e. Lựa chọn cán bộ phù hợp (Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Tổ văn 
phòng, Trưởng các đoàn thể)
 g. Phân nhiệm và phân quyền rành mạch cho các bộ phận.
 h. Ràng buộc các bộ phận theo chiều dọc và chiều ngang trong mối quan hệ về 
trách nhiệm, quyền hạn và thông tin.
 *Lựa chọn, sử dụng cán bộ phù hợp thực hiện sự thay đổi
 - Tìm kiếm và lựa chọn người có năng lực và phẩm chất phù hợp với nhiệm vụ: 
cuối năm học 2009 – 2010 tổ chức cấp trên điều động đ/c Phó HT về nhận công tác 
tại trường TH Lê Hồng Phong, nhà trường khuyết 01 đ/c PHT, Tập thể chúng tôi đã 
lựa chọn 01 đ/c trong số Đảng viên là giáo viên giỏi có nhiều thành tích, đề nghị cấp 
trên bổ nhiệm; đồng thời chọn các đ/c giáo viên có phẩm chất đạo đức và năng lực 
chuyên môn tốt bố trí làm tổ trưởng chuyên môn, giữ các chức vụ chủ chốt trong nhà 
trường
 - Đào tạo và bồi dưỡng: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBVC tham gia học 
tập các lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ 
như đ/c Nguyễn thị thanh Huyền học lớp trung cấp lý luận chính trị ; đ/c Nguyễn Thị 
Hồng học trung cấp Thư viện – Thiết bị ; đ/c Nguyễn Thành Đạt, Tào Thị Sinh, Phan 
Thị Liên, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Huê, Nguyễn Thị Phấn, Đỗ Thị Thu Hà, Hồ 
Thị Kim Oanhtheo học các lớp Đại học, Cao đẳng tại chức
 - Phương pháp đánh giá thành quả hoạt động: 
 Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người 
nỗ lực làm việc; đảm bảo đánh giá kết quả các mặt hoạt động của nhà trường khách 
quan, khoa học, công bằng. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi để tư vấn, đổi mới 
và nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường thực hiện mục tiêu và kỹ 
năng nghề nghiệp, kỹ năng thực hiện các chức năng quản lý.
 *Phân công trách nhiệm
 Trong nhà trường có sự phân quyền nhất định, đòi hỏi một sự lựa chọn xem 
những quyết định nào sẽ được giao cho cấp nào trong cơ cấu tổ chức của đơn vị, 
đồng 
thời kiểm tra, giám sát để điều chỉnh bổ sung kịp thời những thiếu sót, nhằm hoàn 
thành các mục tiêu có hiệu quả.
 * Nghệ thuật giao quyền
 Sự sẵn sàng chia sẻ quyền lực, tin cậy cấp dưới, lựa chọn cán bộ, Không khoán 
 trắng, không cô lập, khen thưởng sự ủy quyền có kết quả và tiếp thu tốt quyền hạn, 
 thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu cụ thể là thành lập Ban kiểm tra nội bộ, đảm bảo 
 sự cân bằng, vừa sức.
 - Tạo mọi điều kiện cho sự thay đổi; hạn chế các phản kháng
Hiệu trưởng: Lê Thị Quý Trang 5 Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 và đề xuất những biện pháp khắc phục, nhằm cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng 
 cao chất lượng và hiệu quả công việc.
 V. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 1. Kết quả 
 Với sự chủ động của Hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo và quản lý sự thay 
đổi; sự quan tâm kịp thời của Đảng ủy, HĐND, UBND TT Buôn Trấp bằng các Nghị 
quyết cụ thể chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, sự đóng góp của các tổ chức và 
cá nhân, cha mẹ học sinh cộng đồng xã hội, công tác XHHGD của Trường Tiểu học 
Krông Ana trong nhiều năm gần đây đã có những đóng góp quan trọng trong xây 
dựng và phát triển GD.
 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana; Chính quyền 
địa phương đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Krông Ana 
ngày một hoàn thiện. Đến nay nhà trường đã có 12 phòng học tầng lầu; 9 phòng học 
kiên cố, nhiều phòng chức năng; 01 nhà bếp bán trú kiên cố; 01 công trình vệ sinh; 01 
sân chơi; hơn 200 bộ bàn ghế học sinh, giáo viên
 CBVC,CMHS quyên góp trong 2 năm được hơn 18 triệu đồng trong chương 
trình “Thắp sáng ươc mơ Việt Nam”, tạo điều kiện cho Liên đội TNTPHCM có 
nguồn quỹ giúp đỡ các Đội viên, Sao nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học 
tập. 
 - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: xây dựng được bầu không 
khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn 
trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình.
 Lấy hoạt động của học sinh làm chính yếu: nhà trường nỗ lực phục vụ tất cả 
học sinh, tạo ra những cơ cấu để giúp học sinh, lôi cuốn học sinh vào các công việc 
của trường, tôn trọng và đề cao những khác biệt về văn hóa và dân tộc của học sinh, 
xem hạnh phúc của học sinh là ưu tiên hàng đầu, kết quả cụ thể:
 Phát triển số lượng học sinh hàng năm tăng dần (NH 2008 – 2009: 610 HS; NH 
2009 – 2010: 635 HS; NH 2010 – 2011: 680 HS). Huy động 100 % trẻ trong độ tuổi 
đến trường; duy trì sữ số đạt 100 %; nhiều năm không có học sinh bỏ học. 100% học 
sinh được học chương trình 9 buổi/tuần; 100 % học sinh lớp 3,4,5 được học môn tin 
học, Tiếng Anh
 a. Chất lượng học sinh:
 Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi chú
 2007- 2008 23,5% 32,5% 42,4% 1.6%
 2008- 2009 23,7% 33.0% 41.8% 1.5%
 2009- 2010 23,8% 41.3% 33.5% 1.35%
 b. Chất lượng giáo viên
 Năm học GVDG cấp GVDG cấp CSTĐ cấp cơ Ghi chú
 trường huyện sở
 2007- 2008 12 5 5
Hiệu trưởng: Lê Thị Quý Trang 7 Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi Trường Tiểu học Krông Ana
 Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng nhất trong việc lãnh đạo và quản lý 
sự thay đối ở nhà trường phổ thông. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay vai trò của 
người Hiệu trưởng đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động sang một nhà lãnh 
đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao 
của xã hội. Hiệu trưởng trường phổ thông dựa trên cơ sở các chế định của giáo dục 
và điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà 
trường với những biện pháp thích hợp, hiệu quả:
 - Nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế 
 xã hội, thực tế địa phương, phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển của nhà 
 trường.
 - Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát 
 triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà 
 trường.
 - Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm 
 thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động vào mục tiêu nâng 
 cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh.
 Tùy theo sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và điều kiện, hoàn 
 cảnh riêng của mỗi trường mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu 
 sắc riêng
 * Tóm lại: Thay đổi là tất yếu. Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay 
 đổi. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy 
 đón nhận sự thay đối một cách chủ động và tích cực. Cần thay đổi – phải thay đổi – 
 nên thay đổi – có thể thay đổi.
 V. KIẾN NGHỊ
 Đề nghị lãnh đạo : UBND huyện Krông Ana, PGD & ĐT Krông Ana, UBND 
 Thị trấn Buôn Trấp quan tâm đầu tư về CSVC, đội ngũ CBVC giúp đỡ Trường TH 
 Krông Ana sớm đạt chuẩn mức độ 2, thật sự là trung tâm chất lượng cao.
 Krông Ana, ngày 19 tháng 12 năm 2010
 Người viết
 Lê Thị Qúy
Hiệu trưởng: Lê Thị Quý Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lanh_dao_va_quan_ly.doc