Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường mầm non

doc 36 trang skquanly 25/06/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở trường mầm non
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN 
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
 Ở TRƯỜNG MẦM NON
 Lĩnh vực: Khác
 Cấp học: Mầm non
 Tên Tác giả: Lê Thị Lan
 Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa
 Chức vụ: Nhân viên
 Năm học: 2020-2021 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội 
của loài người, bởi nó gắn liền với hoạt động quản lý. Công việc kế toán đòi hỏi 
sự chi tiết, rõ ràng và có độ chính xác cao. Do đó cần phải có sự thay đổi về mọi 
mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự 
phát triển của thời đại. Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã 
có nhiều khởi sắc, cơ chế quản lý tài chính có sự thay đổi sâu sắc đã có tác động 
lớn đến hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nền kinh tế thị 
trường hiện nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ trong 
hạch toán kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ 
chế quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp. 
Trong đó tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm.
 Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của 
các đơn vị sự nghiệp hành chính, các nhà trường, là thể hiện giá trị, vị thế của 
người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người- theo 
Mac là một trong ba yếu tố quan trọng và quy định sự tồn tại của quá trình sản 
xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải và vật chất, tinh 
thần cho xã hội , lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao, là nhân 
tố đảm bảo cho sự phồn thịnh của mọi đơn vị sự nghiệp hành chính và các nhà 
trường.Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà nhà nước trả cho người lao động 
tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền 
lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao động còn 
được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng Tổ 
chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của 
người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích 
người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động từ đó nâng cao năng 
suất lao động. 
 Ngành giáo dục là ngành đặc biệt quan trọng vì đào tạo ra kiến thức con 
người, liên quan đến mọi người. Tiền lương, tiền công của giáo viên cũng cần 
được quan tâm. Đội ngũ giáo viên ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng là yếu 
tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Trước yêu cầu của sự nghiệp 
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, của xu thế hội nhập thì việc xây dựng, 
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi 
vậy một chính sách tiền lương thỏa đáng tăng tích lũy và cải thiện đời sống con 
người. Tiền lương là một vấn đề thiết thực ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ 
công nhân viên chức, tiền lương được quy định một cách đúng đắn, kế toán tiền 
lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích thích sức lao động, nâng cao tay nghề. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
cứu tổng kết kinh nghiệm.
 Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản là lao động, đối 
tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất 
bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm 
thoả mãn nhu cầu của người lao động. Theo quan điểm này thì tiền lương vừa 
được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật. Theo quan điểm này thì chế độ 
tiền lương mang tính bao cấp, bình quân nên không có tác dụng kích thích người 
lao động. Trong thời kỳ bao cấp nhà nước đã áp dụng tiền lương theo quan điểm 
này, ngày nay theo quan điểm mới thì: Tiền lương (hay tiền công) là số tiền mà 
người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng 
lao động mà họ đã bỏ ra.
 Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:
 “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa 
người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu 
sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.
 Tiền công là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công 
gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường 
được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp đồng dân sự 
thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến 
trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá 
công lao động. (Ở Việt Nam, trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường 
được dùng để trả công cho lao động chân tay, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả 
công cho lao động trí óc).
 Từ những nội dung trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao 
động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động.
 Theo chế độ hiện hành thì các khoản trích theo lương gồm: Bảo hiểm xã 
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
 Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia đóng 
góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
 - Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
 - Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
 - Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
 - Chi công tác quản lý quỹ BHXH
 Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành chủ yếu do các đơn vị sử dụng lao 
động trích một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp để - Nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, có thâm niên và trình độ đại học kế 
toán.
 3. Khó khăn:
 - Chế độ tiền lương, phụ cấp của giáo viên, nhân viên trường mầm non 
không đồng đều và có nhiều biến động khiến cho việc tính lương, phụ cấp gặp 
những khó khăn nhất định.
 - Các khoản trích theo lương cũng thay đổi theo các giai đoạn nên cần 
phải cập nhật thường xuyên hơn.
 III. Các biện pháp tiến hành.
 1. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
 Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình và đảm bảo quyền lợi cho 
CB - GV - NV tôi đã nghiên cứu kỹ về chế độ tiền lương và các khoản trích theo 
lương. Vì vậy trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin chia sẻ những biện 
pháp mà tôi đã làm để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi của CB - GV - NV làm 
việc trong trường mầm non.
 * Cách thực hiện:
 - Vai trò và ý nghĩa của tiền lương
 Vai trò của tiền lương:
 Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thoả mãn nhu cầu của người lao 
động. Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, người lao 
động đi làm cốt là để được trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc 
sống tối thiểu cho họ. Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính 
toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao 
động tự giác và hăng say lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế 
để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan 
tâm đến kết quả lao động của họ. Vì vậy nó phải đóng vai trò đảm bảo cơ bản 
cho cuộc sống của người lao động. Để đảm bảo được vai trò này, trước hết phải 
đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động. Mức sống tối thiểu là 
mức độ thỏa mãn nhu cầu về điều kiện sinh hoạt tồn tại và phát triển. Mức sống 
tối thiểu được thể hiện qua hai mặt: Về mặt hiện vật thể hiện qua cơ cấu, chủng 
loại, các kiểu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất giảm bớt sức lao 
động - Về mặt giá trị thể hiện qua các giá trị của các kiểu sinh hoạt và dịch vụ 
cần thiết.
 Ý nghĩa của tiền lương:
 Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người 
lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền 
thưởng, tiền làm thêm giờ Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao thể tránh khỏi. Bảo hiểm y tế ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia 
đình họ khi gặp rủi ro: Chi trả cho người lao động khi bị ốm đau điều trị tại bệnh 
viện và các cơ sở y tế về tiền thuốc men... để đảm bảo đời sống bảo đảm an toàn 
xã hội. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện 
nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, các tổ chức cá nhân để 
thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau, 
bệnh tật.
 + Kinh phí công đoàn
 Để có nguồn kinh phí chi cho hoạt động công đoàn, hàng tháng trường tôi 
trích theo tỷ lệ quy định .Hiện nay thì trích 3% trên quỹ lương cơ bản và các 
khoản phụ cấp chức vụ thường xuyên. Trong đó 2% ngân sách nhà nước cấp; 
1% khấu trừ vào lương của công chức viên chức. (1% này được thu bằng tiền 
mặt và được để lại đơn vị hoạt động)
 + Bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN)
 Mức đóng là 2% trên tổng tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp 
thường xuyên. Trong đó, người lao động đóng 1% trên tổng tiền lương, tiền 
công và các khoản phụ cấp, Nhà nước hỗ trợ 1% từ ngân sách được chuyển trực 
tiếp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
 Quyền lợi: Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng các chế độ 
sau:
 Trợ cấp thất nghiệp: mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức 
lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 
tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Thời 
gian hưởng trợ cấp hàng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo 
hiểm thất nghiệp của người lao động. Cụ thể 12-36 tháng được hưởng 3 tháng, 
đủ 36-72 tháng được hưởng 6 tháng, đóng đủ 72-144 tháng được hưởng 9 tháng, 
đóng đủ 144 tháng trở nên hưởng 12 tháng.
 Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu 
việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Thời gian người lao động đang 
hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm giới thiệu việc làm hỗ trợ tư vấn, giới 
thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng 
tháng và không quá tổng thời gian mà người lao động đó hưởng trợ cấp thất 
nghiệp theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
 + Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp
 Mức đóng là 0.3% trên tổng tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp 
thường xuyên. Dư có:
 + Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn 
phải trả công chức viên chức
 Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
 Ảnh minh họa 1.1: Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với CC, VC
+ Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác : Dùng để phản ánh các khoản phải trả, 
phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội. 
 Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác.
 Bên Nợ:
 + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan. 
 + BHXH phải trả công nhân viên.
 + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
 + Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý.
 + Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511.
 + Các khoảnđã trả, đã nộp khác.
 Bên Có: 
 + Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân).
 + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn Vị.
 + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
 + BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên.
 + BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
 + Các khoản phải trả phải nộp khác.
 Dư Có :
 + Số tiền còn phải trả, phải nộp khác.
 + Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết.
 Dư Nợ : ( Nếu có ) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.
 TK 338 có 6 tài khoản cấp 2
 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
 3382 – Kinh phí công đoàn.
 3383 – BHXH.
 3384 – BHYT.
 3387 – Doanh thu nhận trước.
 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
 Ảnh minh họa 1.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải nộp theo lương
 + Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 Hàng tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên 
quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_hoan_thien_ke_toan.doc