Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Cao Bá Quát

doc 22 trang skquanly 15/05/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Cao Bá Quát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Cao Bá Quát
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 MỤC LỤC
 ĐỀ CƯƠNG CỦA SKKN Trang
 1. MỞ ĐẦU 2
 1.1. Lý do chọn đề tài 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
 2. NỘI DUNG 3 
 2.1. Cơ sở lý luận 3
 2.2. Cơ sở thực tiễn 3
 2.3. Thực trạng 4
 2.4. Các bước giải quyết vấn đề 5
 2.5. Kết quả đạt được 15
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 
 3.1. Kết luận 19
 3.2. Kiến nghị 19
 3.2.1. Đối với giáo viên 19
 3.2.2. Đối với nhà trường 20
 3.2.3. Đối với PG & ĐT, SG & ĐT 20
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 Trang 1/ 22 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 - Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong 
trào,...
 - Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức.
 - Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh trường THCS Cao Bá Quát.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp trò chuyện, trao đổi.
 - Phương pháp so sánh.
 - Phương pháp đối chứng.
 - Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin.
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Học sinh lớp 8a2 (năm học 2013 – 2014) và 9a2 (năm học 2014 – 
2015 ) trường THCS Cao Bá Quát. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1/ Cơ sở lý luận 
 Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo 
viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học 
sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc 
giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. 
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, 
bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi 
sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con 
cái cho nhà trường. 
 2.2/ Cơ sở thực tiễn 
 Học sinh THCS là lứa tuổi khó bảo vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa 
giai đoạn “ lớn chưa lớn mà nhỏ cũng không còn nhỏ”. Thực tế cho thấy ở lứa 
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề nông, làm rẫy hoặc đi làm thuê nên 
thường gặp khó khăn về kinh tế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít 
có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường.
 Là một xã biên giới còn nhiều khó khăn về kinh tế, tỉ lệ đồng bào dân tộc 
chiếm đa số nên nhận thức chưa được đồng đều, cả phụ huynh và học sinh chưa 
thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc đến trường. Điều này càng gây khó 
khăn nhiều hơn cho công tác chủ nhiệm.
 Nhiều học sinh có ý thức chưa cao, chưa có nhiều nỗ lực trong học tập và 
rèn luyện đạo đức, kỉ luật. 
 2.4/ CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 Theo quan điểm của bản thân, trước khi bước vào làm công tác chủ nhiệm, 
bất cứ người giáo viên nào cũng cần đặc biệt nhận thức được vai trò, tầm quan 
trọng của người GVCN: đó không chỉ là người dạy học, người tổ chức, phân 
công nhiệm vụ mà còn phải là người thân, người bạn đáng tin cậy của học sinh. 
Cho nên, theo kinh nghiệm của bản thân để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp giáo 
viên nên kết hợp tiến hành một vài biện pháp sau đây:
 2.4.1.Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp
 Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ 
nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học 
sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương 
trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ 
chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
 Công tác nghiên cứu của giáo viên chủ nhiệm lớp thường tập trung vào các 
nội dung sau đây:
 + Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội, 
mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền 
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
lớp để từ đó xử lí các tình huống chính xác và kịp thời hơn. Chỉ định một ban 
cán sự lâm thời dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn.
 Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam, nữ, trình độ học tập 
tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để 
quản lí học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung.
 Chậm nhất một tháng cho lớp bầu ra ban cán sự và các tổ trưởng chính 
thức. Ban cán sự lớp phải là những học sinh thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
 - Có học lực từ loại khá trở lên, có tư cách đạo đức tốt.
 - Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
 - Có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao
 - Biết quản lí tập thể.
 - Có tinh thần gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.
 Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán 
sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em. Giáo viên 
chủ nhiệm lớp luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, 
chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích.
 Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế 
nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững 
chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh.
 2.4.3/ Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù 
hợp:
 a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, 
qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 7 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 - Nhắc nhở HS trong lớp giúp đỡ bạn, nghiêm cấm và xử lí triệt để những 
hành vi trêu ghẹo, đùa giỡn và coi thường bạn mình. 
 - Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn như chú ý cách bố trí 
chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu 
cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường; khi các em có 
sự cố gắng cần kịp thời tuyên dương, động viên. Thường xuyên gặp gỡ phụ 
huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em.
 c/ Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
 Đây là những đối tượng thường gây khó khăn lớn nhất cho giáo viên trong 
quá trình chủ nhiệm, nếu trong một lớp chỉ cần có một học sinh cá biệt về đạo 
đức thôi là đủ khiến cho GVCN khó thực hiện các hoạt động giáo dục đạt hiệu 
quả cao. Do đó, thực tế có nhiều giáo viên ( cả GVCN và GV bộ môn ) có tư 
tưởng “ chờ đợi các em bỏ học cho khoẻ ”.
 Theo tôi để giáo dục được những học sinh thuộc đối tượng này GVCN cần 
sự kết hợp nhiều hình thức giáo dục đa dạng và khéo léo.
 - Tìm hiểu nguyên nhân: Gia đình không hạnh phúc, gia đình thiếu quan 
tâm; gia đình có kinh tế quá khó khăn; bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo; trẻ có những 
tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
 - Áp dụng các phương pháp giáo dục đa dạng: 
 GVCN cần nắm bắt cụ thể thời khoá biểu học tập của lớp, cả thời khoá 
biểu học thêm, phụ đạo ( nếu có ) tránh việc khi được hỏi tới mà chúng ta 
không biết. Điều này giúp chúng ta quản lí nhanh hơn thời gian biểu của học 
sinh. 
 + Tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng 
nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp mang tính bạo lực, không chê bai 
trách mắng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên các em, gây tâm lí xấu hổ, mệt mỏi, chán 
nản, thậm chí thù hằn giáo viên; chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc 
nhở động viên khen chê kịp thời. Nếu có thể hãy giao cho các em đó một chức 
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 9 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
 + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm (có thể là nhóm 2,3 HS) để học sinh 
khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; tổ chức thi đua giữa các nhóm; kịp 
thời tuyên dương, động viên nếu có tiến bộ.
 + Trao đổi với GV bộ môn về đặc điểm tính cách và những vấn đề HS gặp 
phải trong quá trình học tập để tìm biện pháp giải quyết ngay.
 + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự 
tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
 + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, 
xấu hổ trước bạn bè.
 e/ Đối với những học sinh giỏi 
 Đối với đối tượng HS này GVCN càng cần linh hoạt trong cách xử lí, 
vì những HS này thường rất nhạy cảm, lúc ngoan thì rất tốt nhưng lúc vi phạm 
nếu xử lí không khéo léo thì có thể trái tác dụng.
 Với những học sinh khá giỏi, khi được khen thưởng và chú ý quá nhiều 
sẽ tạo cho các em tâm lí chủ qua, kiêu ngạo, coi thường các bạn khác. Thực tế 
có nhiều học sinh giỏi lại không hoàn thành các yêu cầu của giáo viên; chê bai 
các bạn khác một cách thiếu sự tôn trọng.
 Vì vậy, GVCN cần giáo dục học sinh về thái độ và hành vi để các em 
nhận thức được rằng học giỏi rất tốt nhưng vừa học giỏi lại vừa ngoan ngoãn, 
thân thiện dễ mến lại càng tốt hơn. Có thể kết hợp giáo dục các em thông qua 
câu nói của Bác Hồ “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà 
không có tài thì làm việc gì cũng khó ” 
 Cụ thể với lớp tôi chủ nhiệm, năm học nào tôi cũng có từ 2 đến 4 học 
sinh giỏi ; với những HS này tôi không trách mắng, nếu vi phạm tôi chỉ nói nhẹ 
nhàng một vài câu: “Với các bạn khác, cô cần nói nhiều nhưng đối với em, cô 
chỉ nhắc một lần thôi nhé”, “ Việc này em đã làm sai rồi, cần suy nghĩ lại nhé ” 
hay “ Cô hơi buồn vì em, em cần nhìn lại bản thân sau lỗi lầm này.”
 f) Đối với những học sinh có năng khiếu đặc biệt:
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 11 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT
nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập 
cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt, giáo viên cho học sinh 
tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp 
nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho 
học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em 
thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em,... Qua đó, giáo viên nắm 
được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục 
phù hợp. 
 + Giáo viên có thể tranh thủ giờ sinh hoạt lớp hàng tuần để tuyên truyền về 
chính sách, đường lối của Đảng, nhà nước, pháp luật: luật hôn nhân gia đình, 
quyền trẻ em  một cách hấp dẫn thông qua các văn bản pháp luật, các câu 
chuyện trong sách báo, các tình huống trong thực tế 
 + Cũng trong tiết sinh hoạt, giáo viên có thể đưa ra một số chủ đề để HS có 
thể tham gia trình bày ý kiến, thảo luận. 
 Một số chủ đề GVCN có thể lựa chọn để trao đổi: 
 + Giới tính.
 + Tình bạn, bạn bè khác giới.
 + An toàn giao thông.
 + Ca khúc tập thể và ca khúc truyền thống.
 + Trò chơi tập thể.
 + Các môn học.
 + Kĩ năng sống.
 + Thi kể chuyện cười.
 + Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
 Dù lựa chọn chủ đề nào GVCN cũng cần lập trước kế hoạch để chủ đề 
trở nên hấp dẫn, hệ thống câu hỏi kích thích sự trao đổi, tranh luận.
 VD: GV lựa chọn chủ đề giới tính có thể sử dụng hệ thống câu hỏi thảo 
luận như sau:
 NGƯỜI THỰC HIỆN: THÂN THỊ HÀ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_lam.doc