Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

doc 27 trang skquanly 25/12/2024 1443
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
 UBND HUYỆN KRÔNG ANA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Tên đề tài: 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ 
 NHIỆM Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
 Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Năm
 Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi
 Krông Ana, tháng 02 năm 2018 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
còn ở gia đình và xã hội. Mục tiêu muốn hạn chế bớt rác thải cũng như nâng cao ý thức 
về bảo vệ môi trường cho các em học sinh trong nhà trường, xuất phát điểm từ học sinh 
lớp chủ nhiệm.
 Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm được phân 
công làm công tác chủ nhiệm, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp ...tôi 
mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình làm công 
tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ 
nhiệm ý thức bảo vệ môi trường”. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè 
đồng nghiệp.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 * Mục tiêu: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường cho 
học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp giáo dục 
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm giúp học 
sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời sống con 
người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi. Có ý thức tiết 
kiệm điện, nước...tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học cũng 
như ở địa phương tổ chức.
 Đề tài này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15 
phút đầu giờ, các giờ sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa... góp phần thực hiện tốt mục 
tiêu giáo dục ở trường THCS Nguyễn Trãi, từ đó mở rộng cho các trường THCS khác 
trên địa bàn Huyện Krông Ana.
 * Nhiệm vụ
 •Nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường.
 •Khảo sát, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở trường 
THCS Nguyễn Trãi. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường 
THCS Nguyễn Trãi.
 •Thực nghiệm sư phạm.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Tập trung vào các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 
8A1 (năm học 2016 - 2017) trường THCS Nguyễn Trãi làm lớp thực nghiệm.
 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
là không hay biết. Chính các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh 
nơi trường lớp.
 Dẫu biết rằng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp ở bất kì 
nơi đâu đã được trang bị cho các em học sinh từ rất sớm. Song đáng buồn thay, ở bất kì 
ngôi trường nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì không khó để nhận thấy những cảnh 
tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này còn mang 
tính chất rất phổ biến. Nhiều em học sinh vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã 
kẹo cao su, lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới 
nền lớp học Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, 
lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số các em học sinh. Các em 
nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì 
việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ như vậy thật 
đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó 
sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc dù, các thầy cô giáo và ban cán 
sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
 Vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải 
quyết hiện nay. Vì vậy các em học sinh hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh 
quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và 
vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học ngay hôm nay. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không 
xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một 
nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường học tập sáng - 
xanh - sạch - đẹp. 
 Rác thải chính là những chất thải hằng ngày do con người chúng ta sinh hoạt và làm 
việc thải ra môi trường xung quanh. Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải 
công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Rác thải công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: chất hóa 
học của các máy, nước thải, các loại phế liệu bẩn... Còn rác thải sinh hoạt (gồm rác thải 
hữu cơ, rác thải vô cơ) nó là những thứ gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta 
như: chai nhựa, túi ni lông, bao tải các loại thức ăn, nước uống còn thừa, những vật dụng 
không còn tác dụng sử dụng nó đều được coi là rác thải. Ngày nay, khi đất nước chúng ta 
ngày một gia tăng dân số, thì tỷ lệ rác thải đang ở mức gây ô nhiễm môi trường trầm 
trọng. Rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, phá 
hủy môi trường sống, hệ sinh thái bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan, ảnh hưởng đến sinh 
 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
dạy, cũng góp phần nào làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy nhiên cũng chưa đi 
vào hoạt động có hiệu quả vì đa số các em chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi 
trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhở yêu 
cầu các em mới làm, nếu có thì chỉ có số ít các em làm, nếu như một trường mà chưa có 
được một tập thể học sinh có ý thức về bảo vệ môi trường thì việc thực hiện phong trào 
thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp khó có thể thực hiện tốt.
 Hiện nay tình trạng bán hàng rong trước cổng trường học vẫn còn nhiều, sau khi 
mua xong hàng hóa, như một thói quen xấu, các em học sinh có thể dễ dàng xả rác ngay 
ra cổng trường mà không cần suy nghĩ điều này làm mất cảnh quan trường học.
 Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tâm tớp việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
cho con em mình xem việc này là của nhà nước, của xã hội không phải của mình. Nhiều 
phụ huynh có tư tưởng:
 Của mình thì giữ bo bo
 Của người thì thả cho bò nó ăn.
 Chính tư tưởng này làm ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của các em học sinh. Làm cho 
các em nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai cho 
nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả những nơi công cộng không phải là của mình thì việc 
gì mà phải mất công gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ 
lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không 
xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp học, hằng ngày, các 
thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp.
 Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý, thùng rác chưa được phân loại, hiện tại sân 
trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử lý: bọc nilon, giấy, chai nhựa, 
lá cây.
 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà còn ở gia đình và xã hội. Chúng ta 
phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông 
đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi trường chúng ta 
thêm xanh - sạch - đẹp. Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện tốt việc bảo vệ môi 
trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm 
nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có 
những biện pháp, những cách làm, những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi 
trường.
 Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh 
về ý thức bảo vệ môi trường qua phát phiếu thăm dò cho 5 lớp 8 (từ 8A1 đến 8A5, trong 
đó có lớp tôi chủ nhiệm 8A1) năm học 2016 -2017 vào tháng 9/2016 về các nội dung sau:
 • Em thấy sân trường trường em như thế nào?
 • Rác thải làm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của chúng ta?
 •Ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay không? 
các buổi lao động đó nhằm mục đích gì?
 • Sân trường đã sạch đẹp thì em có ý thức giữ gìn hay không?
 • Em nghĩ thế nào về những bạn hay xả rác bừa bãi?
 • Em có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường?
 • Em đã tuyên truyền, vận động các bạn, gia đình và cộng đồng bảo vệ môi trường 
như thế nào?
 Kết quả thống kê cho thấy:
 Số HS có ý thức 
 Số HS có ý thức Số HS chưa có ý 
 BVMT chưa 
 Lớp Sĩ số BVMT thức BVMT
 thường xuyên
 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
 8A1 32 8 25 11 35 13 40
 8A2 32 7 22 10 32 15 46
 8A3 28 6 23 9 33 13 44
 8A4 30 6 21 11 36 13 43
 8A5 25 5 21 8 32 12 47
 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
dụng trong các năm làm công tác chủ nhiệm và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi 
xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
 -Lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý thức bảo vệ 
môi trường đối với lớp chủ nhiệm.
 -Thông qua các hoạt động vệ sinh xanh - sạch - đẹp trường lớp.
 -Tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon.
 -Tiến hành phân loại rác.
 -Làm phân ủ hữu cơ.
 -Tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải).
 -Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh.
 -Tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp.
 + Cách thức thực hiện biện pháp
 Vậy phải làm gì để bảo vệ môi trường của chúng ta? Bảo vệ môi trường phải cần 
một thời gian dài, liên tục, tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường 
nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh. Hiện nay, 
vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường 
chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các 
cấp học phổ thông. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn sinh học, giáo 
dục công dân, địa lý và một số tiết học ngoại khóa. Do vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì 
thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Với mục đích hạn chế rác thải, góp 
phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường THCS Nguyễn Trãi mà trước hết tôi 
tiến hành thực nghiệm ở lớp chủ nhiệm bằng những việc làm, những hành động thiết thực 
cụ thể như sau:
 Thứ nhất lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm.
 Khi nhận lớp chủ nhiệm tôi ngoài việc lập kế hoạch chủ nhiệm tôi đã lên cho mình 
một kế hoạch riêng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp mình cụ thể 
như sau:
 + Trong lớp học đặt sẵn 2 sọt rác hữu cơ và vô cơ. Tôi hướng dẫn học sinh cách 
phân loại rác hợp lý.
 + Giao cho ban cán sự lớp theo dõi việc vệ sinh lớp học của các thành viên trong 
lớp: Từ việc bỏ rác đúng nơi quy định, kiểm tra thường xuyên trong ngăn bàn nếu phát 
 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_l.doc