Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Dray Sap

doc 20 trang skquanly 07/02/2025 730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Dray Sap", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Dray Sap

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh Lớp 5 tại trường Tiểu học Dray Sap
 MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................1
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU .................................................................................2
 I. Đặt vấn đề.................................................................................................2
 II. Mục tiêu của đề tài:.................................................................................3
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................3
 I.Cơ sở lí luận...............................................................................................3
 II. Thực trạng ...............................................................................................4
 III. Giải pháp, biện pháp ..............................................................................7
 IV. Tính mới của giải pháp........................................................................16
 V. Hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm..........................................................17
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................17
 I. Kết luận ..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................20
 1 giáo dục An toàn giao thông. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giảng 
dạy tiết An toàn giao thông đối với học sinh lớp 5 tại trường TH Dray Sap” với đối 
tượng nghiên cứu và áp dụng là học sinh 2 lớp 5A năm học 2016 - 2017 và năm học 
2017 - 2018 trường tiểu học Dray Sáp - Huyện Krông Ana - Đăk lăk.
 II. Mục tiêu của đề tài:
 Đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học An toàn giao thông ở học 
 sinh khối 5 Trường Tiểu học Dray Sáp.
 Tìm ra những biện pháp và hình thức dạy học thích hợp nhằm hình thành ý 
 thức và thói quen chấp hành tốt luật lệ giao thông ở học sinh khối lớp 5.
 Chọn lọc, sáng tạo một số hình thức dạy học tích cực để giảng dạy An toàn 
 giao thông .
 Nêu những giải pháp trong việc giảng dạy An toàn giao thông cho học sinh 
 khối lớp 5.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.Cơ sở lí luận 
 Hiện nay An toàn giao thông là một vấn đề cấp bách, quan trọng được tất cả 
 các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, đặc biệt là ở thời điểm này 
 - khi chúng ta đang ở trong “ Thập kỉ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 
 2011 - 2020”
 Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông cho biết ở nước 
 ta trung bình một năm xảy ra gần 40000 vụ tai nạn giao thông, trong đó có không ít 
 vụ tai nạn giao thông có liên quan đến đối tượng học sinh; trung bình mỗi năm có 
 khoảng 10000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó có không ít người đang ở 
 lứa tuổi học sinh. Con số này làm cho bất kì ai nhìn thấy cũng không khỏi đau lòng, 
 đồng thời nó cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người 
 chết vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới.
 Thực tế đau lòng đó đã làm cho vấn đề An toàn giao thông trở thành một vấn 
 đề nhức nhối cho toàn xã hội. Đây là một vấn nạn, một bài toán khó mà mặc dù 
 trong nhiều năm qua chúng ta đã cố gắng hết sức để tìm ra lời giải nhưng vẫn chưa 
 đi được đến cái đích cuối cùng. 
 Đối với các em học sinh - đặc biệt là học sinh tiểu học ý thức khi tham gia 
 giao thông còn hạn chế, hiểu biết về luật an toàn giao thông chưa nhiều. Hằng ngày 
 các em tham gia giao thông khi đến trường, khi đi chơi một cách tự do trong khi 
 điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông còn nhiều hạn chế: đường xá chật hẹp, nhiều 
 ổ gà thậm chí ổ voi, phương tiện tham gia giao thông có nhiều loại có khả năng gây 
 nguy hiểm cho các em,  . Với sự hiểu biết về luật giao thông hạn chế như vậy các 
 3 C. Cố gắng điều khiển thật nhanh để qua đoạn đó
 Tình huống 4: 
 Gặp biển báo nguy hiểm, em cần phải làm gì?
 A. Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giao thông an toàn 
 B. Căn cứ vào nội dung biển báo của biển để đề phòng tai nạn có thể xảy ra
 C. Nhắc nhở mọi người đi cẩn thận 
 Tình huống 5: 
 Đường phố không bảo đảm an toàn giao thông là:
 A. Đường có biển báo hiệu giao thông
 B. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngã đường
 C. Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng
 Tình huống 6: 
 Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần phải đi như thế nào?
 A. Đi cả hai bên lề trái, lề phải của đường đều được
 B. Phải đi bên phải của lề đường
 C. Cả hai ý đều đúng.
 Tình huống 7: 
 Hiện nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều, nguyên nhân chính là do:
 A. Do trời mưa, đường sá chật hẹp
 B. Có nhiều phương tiện cùng lúc tham gia giao thông trên đường
 C. Do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của luật 
giao thông đường bộ.
 Kết quả thu thập được như sau: 
 Lớp
 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
 Năm học TSHS
 Đúng Tỉ lệ % Sai Tỉ lệ %
 2016-2017 5A 32 15 38,46% 17 61,54%
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: 
 Kiến thức về an toàn giao thông của các em chưa được tốt, số lượng học sinh 
trả lời sai đang còn nhiều. 
 5 III. Giải pháp, biện pháp 
 1. Thiết kế nhiều hình thức dạy học tích cực 
 Chương trình An toàn giao thông từ lớp 1 dến lớp 5 có nội dung đi từ đơn 
giản đến phức tạp, từ dễ đến khó tuỳ theo sự nhận thức của trẻ, có những nội dung 
trùng lặp ở các khối lớp nhằm khắc sâu thêm và tăng cường các kỹ năng cho các 
em.
 Và tôi xác định: Học sinh khối lớp 5 là khối lớp lớn nhất trong trường tiểu 
học, là đối tượng có thể tiếp thu kiến thức để thực hành có hiệu quả nhất những kỹ 
năng, thói quen và hành vi đúng trong việc chấp hành tốt Luật giao thông đường 
bộ. 
 Mỗi bài dạy, tôi đều tổ chức cho học sinh học tập với nhiều hình thức khác 
nhau, căn cứ vào đặc điểm tình hình học sinh của lớp, của địa bàn dân cư, những 
con đường mà các em thường qua lại, đồng thời dựa vào mục tiêu từng bài dạy để 
lựa chọn phương pháp truyền đạt cho phù hợp, sáng tạo những hình thức dạy học 
phong phú, hấp dẫn, đồng thời có tính khả thi, nhằm mục đích:
 - Giúp cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy định của 
Luật giao thông đường bộ, để phòng tránh tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn tính 
mạng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
 - Dạy cho học sinh một số kỹ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông, 
nhất là để hình thành ý thức, thói quen chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ.
 - Hướng dẫn học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên 
đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn con đường đi đảm bảo an 
toàn.
 - Đặc biệt lấy việc hình thành kỹ năng, ý thức hành vi đúng làm cơ bản.
 Qua những năm giảng dạy tiết An toàn giao thông tôi đã cùng trao đổi với 
các đồng nghiệp trong trường để đúc rút ra những hình thức dạy học theo tôi là tích 
cực và trong năm học 2017 – 2018 tôi đã thực hiện trong từng bài dạy như sau:
TÊN BÀI PHẦN HÌNH THỨC ÁP DỤNG MỤC ĐÍCH
 THỂ 
 HIỆN
1.BIỂN - Khắc sâu - Trò chơi hái hoa dân chủ: Hiểu biết về sự 
BÁO HIỆU nội dung Giáo viên làm 4 bông hoa, mỗi bông cần thiết của các 
GIAO biển báo hoa là tên một bài thơ về các nhóm biển báo.
THÔNG biển báo (4 nhóm) mà các em đã được - Học sinh nhớ 
ĐƯỜNG học hồi lớp 4. và giải thích 
 7 Qua ngã ba ngã bảy
 Phải theo tín hiệu đèn
 Nếu muốn rẽ sang đường
 Thì phải đi chậm lại
 Quan sát xe phải, trái
 Rồi giơ tay xin đường
 Em luôn phải nhớ rằng
 An toàn là bạn tốt.
3.ĐƯỜNG -Thực - Trắc nghiệm: -Học sinh biết 
AN TOÀN hành về Học sinh chuẩn bị bảng con. được những 
GIAO đường phố điều kiện an 
THÔNG an toàn Giáo viên sử dụng dạy trên máy chiếu toàn và chưa an 
 + Đưa ra các bài tập trắc nghiệm toàn của các con 
 những điều kiện an toàn và chưa an đường để lựa 
 toàn trên những con đường theo chọn con đường 
 phương án (A, B, C,D) để học sinh đi cho phù hợp.
 lựa chọn và điền vào bảng con.
 Ví dụ:
 Khi tan học bước ra cổng trường em 
 thấy một chiếc xe máy cày đang dần 
 tiến đến chỗ em (đường chật hẹp) em 
 sẽ:
 A) Nép sát vào lề đường chờ máy cày 
 đi qua rồi mới đi
 B) Cứ đi rồi máy cày sẽ tránh mình 
 Học sinh sẽ phải lựa chọn phương án 
 A
 Sau khi HS có đáp án, giáo viên yêu 
 cầu học sinh giải đáp sự lựa chọn của 
 mình. Các em học sinh khác có quyền 
 nhận xét, bổ sung
 -GV chốt lại ý kiến đúng nhất.
 Qua đó đồng thời cũng giáo dục cho 
 HS có ý thức để tránh tai nạn khi đi 
 9 để thực hiện cho tốt luật giao thông 
 đường bộ).
5.AN - Kết thúc - Thi sáng tác thơ và vẽ tranh có nội - Rèn kỹ năng 
TOÀN bài học dung tuyên truyền về an toàn giao tuyên truyền 
GIAO thông (Giáo viên dặn học sinh chuẩn và thuyết phục 
THÔNG bị từ tiết học trước). quần chúng 
ĐƯỜNG Dựa theo mẫu của giáo viên và giáo chấp hành tốt 
BỘ viên gợi ý các em có thể sáng tác bài luật lệ giao 
 thơ ngắn dựa vào phần ghi nhớ của thông đượng 
 bài học. bộ.
 Những bài hay sẽ được đọc vào buổi 
 chào cờ hay sinh hoạt lớp cuối tuần.
 - Về vẽ tranh cũng vậy.
 - Trò chơi sắm vai
 - Kịch bản:
 (Trang 41, tài liệu ATGT, Sách giáo 
 viên).
 Đây là trò chơi “ Xử lý tình huống 
 nguy hiểm”.
 Có 2 nhân vật đóng vai, sau tiểu 
 phẩm, lớp phân tích tình huống và tìm 
 ra giải pháp hợp lý để thuyết phục các 
 bạn cùng thực hiện.
 2. Sưu tầm một số bài thơ, bài vè về An toàn giao thông 
 Tôi tích cực sưu tầm các bài vè, bài thơ về An toàn giao thông đọc cho các 
em nghe trong các tiết học và yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay để học thuộc và 
vận dụng, đồng thời tuyên truyền người thân và gia đình cùng thực hiện tốt. Vè và 
thơ thường có vần điệu sẽ giúp cho học sinh dễ nhớ và thích học. Một số bài vè và 
bài thơ mà tôi đã dạy cho học sinh là : 
 + Bài vè về Nghị định 32 của chính phủ về thực hiện đội mũ bảo hiểm đối 
với người tham gia giao thông 
 Ve vẻ vè ve
 Nghe vè tôi nhé
 11 Màu sắc đua nhau
 Đỏ xanh vàng tím
 Giờ mũ bảo hiểm
 Là bạn của ta
 Hạnh phúc muôn nhà
 Cùng nhau nhắn nhủ
 Hoan hô Chính phủ
 Có nghị định hay
 Toàn dân từ nay
 Thực hành nghiêm túc.
+ Bài thơ về các biển báo giao thông : 
Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.
+ Bài thơ Qua đường 
Qua đường xem trước, ngó sau
Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_tiet_an_t.doc