Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông

doc 12 trang skquanly 08/04/2025 430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG
 TRONG VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
 TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 Được Đảng và chính phủ quan tâm, ngành giáo dục và Đào tạo nước ta 
trong nhiều năm trở lại đây đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô, số 
lượng và chất lượng.
 Nó đã góp một phần không nhỏ trong chiến lược con người, từng bước đáp 
ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
 Xác định được vai trò của mình trong giai đoạn cách mạng mới, Bộ giáo dục 
& Đào tạo đã ban hành Quyết định 3481/QĐ- BGD & ĐT ngày 20/11/1997 về 
chương trình bồi dưỡng CBQLGD nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới 
đất nước.Quyết định được thực thi và hàng chục CBQLGD các cấp đã được bồi 
dưỡng các nội dung mới về đường lối, chính sách giáo dục nhằm nâng cao chất 
lượng toàn diện học sinh.Từ chương trình bồi dưỡng đó đã có những tác động tích 
cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ 
quản lý giáo dục và có những đóng góp đáng kể vào công tác quản lý giáo dục của 
đất nước sau 10 năm đổi mới.
 I. Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam
 1/Những thuận lợi và khó khăn:
 1.1.Những thuận lợi:
 Trong bối cảnh kinh tế- xã hội trong nước và Quốc tế có nhiều biến động, 
giáo dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Toàn cầu hóa, nền 
kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay 
đổi vai trò chức năng của nhà giáo nói chung và người Hiệu trưởng (lãnh đạo và 
quản lý) nhà trường nói riêng.
 Được sự quan tâm của Đảng và các cấp, các ngành liên quan, ngành giáo dục 
trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đa dạng hóa mô 
hình trường học được phát triển rộng khắp cả nước, sự cạnh tranh lành mạnh đó là 
 1 Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về việc học tập chưa cao. Một số 
đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh tế, chưa thực sự quan tâm đến con 
cái, còn hiện tượng bắt con cái phải nghỉ học để lao động tăng gia sản xuất làm ra 
sản phẩm cho gia đình 
 2/ Thời cơ và thách thức:
 2.1.Thời cơ:
 Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường định hướng 
XHCN là một thời cơ mới, là tiền đề cho phát triển GD &ĐT trong giai đoạn cách 
mạng mới.
 Nhận thức rõ vai trò của GD – ĐT, khoa học và công nghệ đối với sự phát 
triển nhanh và bền vững của đất nước, Đảng ta đã có Nghị quyết phát triển GD 
&ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, tập trung chỉ đạo thực 
hiện đổi mới và cải cách giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
 2.2.Thách thức:
 Sự nghiệp CNH – HĐH đất nước đòi hỏi chất lượng đào tạo nguồn lực con 
người – sản phẩm của giáo dục ngày càng cao. Đây là một thách thức lớn đối với 
giáo dục nước ta hiện nay và giáo dục Đăk Lăk nói riêng.
 Mặt trái của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có tác động tiêu cực 
đến một số bộ phận nhà giáo và CBQL đồng lương quá thấp so với mức sống tối 
thiểu hiện nay, trong khi đó giá cả thị trường tăng nhanh, đời sống của đại bộ phận 
nhà giáo gặp nhiều khó khăn, vì vậy còn tình trạng dạy thêm tràn lanĐặc biệt 
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay đang rất cần những cán bộ lãnh đạo 
quản lý giỏi, vừa có tài vừa có tâm, nhưng lại bị thiếu hụt nguồn lực bởi tình trạng 
“thị trường hóa chất xám”.
 Từ thực trạng của GD Việt Nam nói chung, tỉnh Đăk Lăk nói riêng thì đổi 
mới quản lý giáo dục là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển 
kinh tế xã hội của đất nước. Phải đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá từ 
các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục lấy “Trường học làm trung tâm”.Phải đổi 
mới từ cách quản lý thụ động sang lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với 
mọi sự thay đổi của xã hội. Mở rộng giao lưu hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực GD & 
ĐT. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp tùy theo đặc thù địa phương. Tăng cường 
 3 lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực(con người),nguồn tài lực (nguồn 
tài chính)và nguồn vật lực (nguồn cơ sở vật chất) và thông tin”.
 Nguồn lực của trường phổ thông là tập hợp các yếu tố mà trường sử dụng để 
thực hiện mục tiêu của mình bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài chính, nguồn lực 
vật chất và nguồn lực thông tin.Trong đó, nhân lực là nhân tố chủ đạo có vai trò 
quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, các thành tố khác là những điều kiện 
hỗ trợ không thể thiếu được tạo cho quá trình giáo dục đạt chất lượng – Hiệu quả.
 Huy động nguồn lực cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Tuân thủ pháp luật và 
thông lệ xã hội (văn bản pháp luật hiện hành); phát huy tập trung dân chủ (Họp 
toàn thể cha mẹ học sinh lấy ý kiến); kết hợp hài hòa các lợi ích (tập thể, cá nhân, 
hiện tại, tương lai); Hiệu lực thi hành phải đi đôi với hiệu quả và tiết kiệm; Tổng 
kết đánh giá và hoàn thiện không ngừng.
 II. Mô tả thực trạng và các giải pháp:
 1.Thực trạng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển 
Trường Tiểu học Krông Ana
 1.1Thực trạng:
 *Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương 
đến địa phương, sự hỗ trợ của nhân dân, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội với 
sự nổ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ nhà giáo nên sự nghiệp GD & ĐT 
Huyện Krông Ana nói chung, Trường Tiểu học Krông Ana nói riêng đã và đang có 
nhiều thành quả đáng ghi nhận về phát triển quy mô và chất lượng giáo dục, cơ sở 
vật chất nhà trường đã và đang được đầu tư xây dựng phát triển theo hướng chuẩn 
hóa và hiện đại hóa; trang thiết bị được trang bị đồng bộ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu 
nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường, phù hợp với nhu cầu học tập của xã 
hội.
 Về môi trường sư phạm trong nhà trường: Tập thể thầy và trò trường TH 
Krông Ana đoàn kết một lòng, đang nổ lực thi đua thực hiện chỉ thị 06 – CT/TW 
của Bộ chính trị; Chỉ thị 33/2006/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 
68/2006/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, 
chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng; thực hiện Nghị quyết Trung ương 
 5 thấp hơn nhu cầu tối thiểu; sự thay đổi về lương, tăng lương chưa tương xứng với 
sự tăng nhanh của giá cả thị trường.
 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của CB, viên chức vào công tác 
quản lý, giảng dạy còn hạn chế.
 CSVC, thiết bị, các phòng chức năng chưa đầy đủ
 Nhiều học sinh ở xa trường nên việc đi lại còn gặp khó khăn, có 280/635 HS 
xin đăng ký ăn nghỉ trưa tại trường
 Năm học 2009 – 2010, trường chuyển toàn bộ học sinh về học tại cơ sở 
chính. Vì thế bước đầu nhà trường lại gặp khó khăn về CSVC như thiếu phòng học, 
phòng chức năng, nhà bếp bán trú, nhà vệ sinh, sân chơi bãi tập; Cảnh quan sư 
phạm nhà trường chưa đẹp 
 Từ thực trạng nêu trên bản thân tôi thật sự trăn trở rồi quyết tâm xây dựng kế 
họach chiến lược phát triển nhà trường, phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2. Để thực hiện 
được mục tiêu đó, trường Tiểu học Krông Ana đã triển khai thực hiện kế hoạch 
huy động tối đa nguồn lực phát triển nhà trường trong 2 năm học: 2008 – 2009; 
2009 - 2010 như sau:
 Căn cứ vào kế hoạch chiến lược, kế hoạch cụ thể và thực tiễn, Hiệu trưởng 
quyết định cơ cấu nhân lực và các nguồn lực khác. Để ra quyết định hiệu trưởng tổ 
chức các cuộc họp lấy ý kiến tham mưu của các bộ phận, CMHS; đồng thời tranh 
thủ ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các nhà tài trợ, các nhà quản lý ngoài nhà 
trường.
 2.Các biện pháp huy động nguồn lực:
 Hiệu trưởng biết cách tạo ra nguồn lực từ nội lực của trường và huy động các 
nguồn lực hợp pháp từ bên ngoài nhà trường, đảm bảo mọi chi phí chính đáng của 
nhà trường, đồng thời có chiến lược khai thác tất cả các nguồn lực đảm bảo cho 
trường phát triển ổn định, bền vững.
 Kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý cho thấy, muốn làm tốt công 
tác huy động nguồn lực cho nhà trường, Hiệu trưởng có thể thực hiện một số biện 
pháp như sau:
 *Nhóm các biện pháp huy động nguồn lực từ nội tại bên trong của nhà 
trường:
 7 bàn bạc, được làm ...nhằm quy tụ sức mạnh tổng hợp của tập thể. Đây là yếu tố 
quan trọng để các nhà tài trợ, các đối tác, các bậc CMHS tin tưởng khi họ tham gia 
đóng góp xây dựng trường. Sự minh bạch còn góp phần củng cố sự đoàn kết trong 
nhà trường, làm cho mọi người cùng tham gia tích cực vào công tác huy động 
nguồn lực.
 Mở rộng hoạt động cho các Đoàn thể trong nhà trường: 
 Ban đại diện CMHS thường xuyên quan tâm chăm lo về CSVC, tinh thần 
cho thầy và trò đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Bên cạnh đó còn tuyên 
truyền vận động đến toàn thể cha mẹ học sinh cùng tham gia quyên góp quỹ giúp 
học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học 
sinh được quán triệt đến từng cha mẹ học sinh, thông qua các cuộc họp, bàn bạc 
thống nhất, biểu quyết mới đưa vào thực hiện.
 Liên Đội TNTPHCM phát động nhiều phong trào: kế hoạch nhỏ, nuôi heo 
đất, gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, áo trắng tặng bạn, tặng học bổng, giúp đỡ 
các gia đình chính sách; ủng hộ các bạn khuyết tật; gom SGK cũ tặng các bạn vùng 
khó khăn
*Nhóm các biện pháp huy động nguồn lực từ bên ngoài nhà trường
 - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương: Hiệu 
trưởng tích cực tham mưu; trình kế hoạch, xin chủ trương 
 - Tăng cường mối quan hệ, tham gia các họat động với các bên liên quan: 
chính quyền địa phương (UBND TT Buôn Trấp, các tổ dân phố, các doanh nghiệp 
trên địa bàn, cha mẹ học sinh, các tổ chức trong cộng đồng).
 + Kết nghĩa với Trường TH Y Ngông, các trường TH trên địa bàn TT Buôn 
Trấp; Chi đoàn địa phương,Tổ dân phố1,Tổ đân phố 3 tạo được bầu không khí làm 
việc vui tươi, lành mạnh có hiệu quả.
- Xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh nhà trường bằng mọi hình thức:
 Tổ chức sinh hoạt chủ điểm với nhiều nội dung phong phú, mời đại biểu của 
các Ban ngành, CMHS toàn trường, các tổ chức, các đoàn thể ngoài nhà trường đến 
dự và tham quan cảnh trường; nhờ Đài truyền thanh Huyện đưa tin
 - Đầu tư, nuôi dưỡng các nguồn thu.
PHẦN III: Kết quả và bài học kinh nghiệm:
 9 Hàng năm tiết kiệm chi thường xuyên mua thêm Sách giáo viên; thiết bị dạy 
học khoảng 30 triệu đồng. Đời sống giáo viên được quan tâm; Tập thể CBCC đoàn 
kết, yên tâm phấn khởi nổ lực trong mọi hoạt động của nhà trường, đẩy mạnh 
phong trào thi đua “Hai tốt”.
 100% HS được học 2 buổi/ngày; 100% HS các lớp 3,4,5 được học môn tin 
học; 280 HS được ăn nghỉ trưa tại trường. Duy trì sĩ số đạt 100%, chất lượng dạy 
và học ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng thực chất. Tham gia các 
cuộc thi do ngành và Huyện Đoàn tổ chức đạt nhiều giải cao.Tạo được niềm tin 
trong nhân dân.
 Liên đội TNTP HCM tặng nhiều suất học bổng cho các đội viên, sao nhi có 
hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; tặng 720 áo trắng và 02 suất học bổng 
cho Đội viên ở Liên đội TH Y Ngông; thăm hỏi và tặng quà cho 05 gia đình chính 
sách; ủng hội các học sinh khuyết tật Tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, vùng bị thiên tai 
lũ lụt Tổng số tiền là 25 625 000 đồng.
 Dự định trong thời gian tới Hiệu trưởng tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh 
đạo Huyện, PGD & ĐT Krông Ana, HĐND, UBND TT Buôn Trấp xây 01 cổng 
trường theo hướng hiện đại hóa
 Những kết quả đạt được nêu trên đã thể hiện sự nổ lực, tinh thần vượt khó và 
sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Ngành GD &ĐT Huyện 
Krông Ana cùng với sự năng động sáng tạo trong công tác tham mưu của Hiệu 
trưởng nhà trường. Những năm gần đây trường Tiểu học Krông Ana đã được cộng 
đồng nhân dân trong địa bàn TT Buôn Trấp hưởng ứng, cùng chăm lo phát triển 
giáo dục của địa phương.
 2. Bài học kinh nghiệm:
 Huy động nguồn lực phát triển giáo dục nói chung, phát triển trường phổ 
thông nói riêng là nhu cầu tất yếu khách quan của mọi Quốc gia.
 Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng nhất. Trong giai đoạn đổi mới 
hiện nay vai trò của người Hiệu trưởng đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ 
động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi 
và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hiệu trưởng trường phổ thông dựa trên cơ sở 
các chế định của giáo dục và điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_cua_hieu_truong_tro.doc