Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mầm non
UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: "Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mầm non” Lĩnh vực: Quản lý giáo dục mầm non Họ và tên tác giả: Nguyễn Thu Hiền Chức vụ: Hiệu trưởng- Bí thư chi bộ ĐT liên hệ: 0912348589 Email: hienpgd@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen, Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm, tháng 4/2022 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Mục đích của sáng kiến: Trong thời gian trẻ em chưa đến trường, chúng tôi nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua zalo, youtube... giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà; phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp. Hoạt động kết nối với gia đình các bé, dưới hình thức mỗi bậc cha mẹ là một cô giáo ở nhà, đồng hành với cô trong việc chuẩn bị đầy đủ hành trang, kiến thức, kỹ năng cho con. Thêm nữa là tuyên truyền để cùng nhà trường và cô giáo có một kế hoạch tương tác chứ không gây áp lực. Điều này là rất cần thiết và mang rất nhiều lợi ích cho trẻ. Nếu biết linh hoạt lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp, biết kết nối tốt giữa cô giáo và cha mẹ thì chắc chắn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và con vẫn có những năng lực giá trị Chương trình giao lưu cuối tuần theo chủ đề ngày hội, ngày lễ là một trong những hoạt động giúp các bạn nhỏ rèn luyện và phát triển nhận thức, trí thông minh thông qua các bài tập phát triển tư duy toàn diện: tư duy về ngôn ngữ, khám phá, âm nhạc 2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành 2.1: Biện pháp 1: Lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình kết nối Tuy không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non nhưng cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp; tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà; hình thành các nhóm qua mạng giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em. Yêu cầu giáo viên lựa chọn và hướng dẫn phụ huynh tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương (Ảnh 1, 2, 3, 4) • “Bé vui Tết trung thu” Năm nay các con đón Tết Trung thu trong điều kiện thật đặc biệt: không được đi chơi phố, tham gia rước đèn, múa sư tử và phá cỗ như mọi năm, nhưng các con vẫn được gia đình cùng toàn xã hội quan tâm. Các con vẫn có những đồ chơi do mình tự làm tuy đơn giản nhưng đẹp, được nhận quà Tết Trung thu, được giao lưu, hát múa với cô giáo và các bạn thông qua các hoạt động do trường Mầm non Hoa Sen tổ chức. Tôi đã lên kế hoạch chi tiết như sau: • Đó là chùm hoạt động “Bé vui Tết trung thu” diễn ra bằng các hình thức và khung giờ cụ thể: • 1/ Ngày 13/9/2021-17/9/2021: Cô giáo hướng dẫn trẻ làm đèn lồng, bánh trung thu, các bài múa hát mừng trung thu... • 2/ Ngày 18/9/2021 – 19/9/2021: Tặng quà cho 100 % các bé của trường năm học 2021-2022 • Với các bé có hoàn cảnh đặc biệt, Ban giám hiệu và Ban ĐDCMHS sẽ tặng quà cho các con vào 11h thứ Bảy (ngày 18/9/2021). • 3/ Ngày 19/9/2021: Hoạt động giao lưu kết nối trực tuyến qua phòng zoom của các lớp + Trải nghiệm: hát, múa, làm đèn lồng + Tặng quà cho các bé toàn trường + Giao lưu, kết nối qua zoom • “Chung tay đánh bay Covid” Ngày 3/10/2021 • Để giúp các con hiểu lý do vì sao bé chưa được đến trường, phải nghỉ học ở nhà và các biện pháp phòng tránh, tôi đã lập kế hoạch cho trẻ hoạt động với nôi dung kết nối như sau: + Sự nguy hiểm của dịch Covid- 19 + Bé với cách phòng tránh dịch + Thực hành: đeo khẩu trang, rửa tay 2.2: Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chuẩn bị Sau khi giáo viên đã hoàn tất video, tôi chỉ đạo triển khai cho các cô giáo “diễn tập” trước khi tổ chức kết nối chính thức. Vì là hoạt động mới, nên khó thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ, các cô giáo phụ trách lớp được phân công đã đóng vai trò là người chủ trì buổi kết nối, còn toàn bộ các cô khác đóng vai các bé của lớp. Cứ như vậy, sau mỗi buổi tập luyện, chúng tôi tiến hành rút kinh nghiệm, góp ý, chỉnh sửa ngay, để người thực hành sau càng hoàn thiện hơn người trước. “Học thày, không tày học bạn”, song song với việc tự bồi dưỡng, tôi đã động viên các cô giáo tham dự các buổi dạy kỹ năng sống của Trung tâm Novastars. Qua các buổi tham gia qua zoom cùng các bé của lớp, các cô giáo đã tham khảo được cách thức thu hút trẻ, cách giao tiếp, tổ chức các trò chơi tương tác của giáo viên trung tâm, từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tế của mình. (Ảnh 19) 2.3: Biện pháp 3: Lựa chọn thời gian tổ chức phù hợp, đạt hiệu quả nhất: Trong thời gian học sinh các cấp của Hà Nội tạm dừng đến trường, tất cả mọi hoạt động đều thông qua hình thức trực tuyến. Các gia đình không chỉ có con ở lứa tuổi mầm non mà các bé còn có anh, chị đang học ở các lớp cao hơn, vậy nên việc sử dụng các phương tiện công nghệ kết nối có thể bị trùng lặp, gặp khó khăn. Dân cư, phụ huynh trường tôi đa số là người lao động tự do, không phải nhà nào cũng có máy vi tính; cũng không phải cha mẹ nào cũng luôn luôn hỗ trợ được con bất cứ thời điểm nào trong ngày, vì họ còn phải đi làm, công tác... Từ thực tế cho thấy, có những hoạt động diễn ra cùng lúc như các trường đều tổ chức kết nối ngay sau khai giảng chung toàn thành phố. Tôi đã băn khoăn, đắn đo: nếu trường mình cũng tổ chức vào giờ đó thì số lượng trẻ và phụ huynh tham gia sẽ không cao, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của buổi kết nối. Sau khi cân nhắc, tôi đã quyết định chọn khung giờ mà tất cả các trường đã hoàn tất khai giảng để tổ chức kết nối cho các con: từ 9h30- 10h. Không khí khai giảng càng trở nên vui vẻ, sôi động hơn khi các bé được tham dự giao lưu đầu năm học cùng cô giáo và các bạn qua màn hình trực tuyến .Các bé tỏ rõ sự mừng vui, vô cùng phấn khởi, lễ phép chào, làm quen với cô giáo và vui vẻ trò chuyện với các bạn cùng lớp. Với các hoạt động kết nối khác sau khai giảng, tôi cũng chọn vào Chủ nhật, ngày mà anh chị của các bé được nghỉ học trực tuyến. cha mẹ được nghỉ làm, ở nhà; khi đó bố mẹ và bé được sử dụng máy tính thoải mái, dễ dàng hơn. Tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm và phân bổ phù hợp với thời gian biểu sinh hoạt cho tửng lứa tuổi, cụ thể như sau: + 9h30 -10h00: Khối nhà trẻ Các hoạt động của giáo viên trường tôi đã và đang nhận được sự tán thành của rất nhiều phụ huynh, vừa giúp trẻ đỡ nhớ cô, nhớ lớp vừa mang đến những kiến thức, bài học vui cho trẻ trong mùa dịch bệnh. Bố mẹ các bé đã rất nhiệt tình tham gia hoạt động kết nối cùng con và kịp thời hỗ trợ con khi cần thiết. Sự hưởng ứng tích cực của các bậc cha mẹ đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của hoạt động kết nối. (Ảnh 7, 8, 9) 2.5: Biện pháp 5: Duy trì kết nối bằng nhiều hình thức: Cấp mầm non lại là một cấp học đặc biệt vì các con không học trực tuyến như các anh chị. Hiện nay, tính đến 6/4/2022, khối mầm non là cấp học duy nhất vẫn đang tiếp tục nghỉ học, chưa được trực tiếp đến trường nhằm đảm bảo an toàn và phòng tránh lây nhiễm Trong những buổi gặp gỡ, kết nối thời gian qua, các bạn nhỏ đã được thực hiện rất nhiều bài tập thú vị với các hình ảnh trực quan dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Như vậy, dù chưa thể đến trường học nhưng các bé vẫn có thể rèn luyện trí tuệ và đón nhận những kiến thức mới vừa được tương tác với các cô giáo và bạn bè để duy trì thói quen học tập khi tham gia những buổi kết nối trực tuyến đầy ý nghĩa này Những điểm cầu tại ngôi nhà thân yêu của các bé học sinh và cô giáo đã trở nên gần gũi và thân thiện như không có khoảng cách khi các bé được cùng nhau tham gia giao lưu vui vẻ vào ngày cuối tuần. Tiếng cười, tiếng nói vui vẻ hồn nhiên của các bé ngay từ đầu giờ đã làm cho không khí ở các lớp trở nên ấm cúng và thân thiện hơn. Để giúp trẻ có được những ngày nghỉ ở nhà không bị nhàm chán, trẻ được tìm hiểu kiến thức, kỹ năng học tập dưới hình thức vừa học vừa chơi, các cô giáo trường Mầm non Hoa Sen không chỉ tổ chức kết nối cuối tuần mà còn bằng nhiều hình thức khác. Trong những ngày qua, các cô giáo của trường Mầm non Hoa Sen vẫn tiếp tục duy trì quay lại các video theo các nội dung phù hợp rồi đăng tải lên trang website, fanpage, facebook của nhà trường. Hàng tháng, hàng tuần, chúng tôi vẫn xây dựng kế hoạch hoạt động kết nối với gia đình trẻ để hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và tổ chức các hoạt động vui chơi tại nhà với mục đích giúp trẻ có các hoạt động bổ ích, thú vị khi ở nhà trong thời gian tạm dừng đến trường. Đây chính là một cách thức tạo sự gắn kết giữa giáo viên với trẻ và các bậc cha • Trẻ vẫn duy trì kết nối với bạn bè, thầy cô • Trẻ dễ dàng bắt kịp nhịp học khi quay trở lại học tại trường • Trẻ vẫn tiếp tục được tiếp thu kiến thức mới • Mang đến sự tiện lợi cho giáo viên, phụ huynh và học sinh • Tạo cơ hội cho cha mẹ trẻ hỗ trợ con hoạt động III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, quản lí. Độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, nên nhà trường và gia đình không thể bỏ bẵng các con. Trong bối cảnh trẻ mầm non ở thành phố Hà Nội chưa được tới trường do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc duy trì giáo dục trẻ ở nhà là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động kết nối là hoạt động còn tương đối mới với các bậc phụ huynh.. Để giúp con duy trì kết nối với cô giáo và các bạn, các bậc phụ huynh cần lưu ý gì? Làm thế nào để việc “ở nhà cùng con” diễn ra thật vui vẻ, nhẹ nhàng mà vẫn đạt hiệu quả giáo dục? Tất cả những câu hỏi trên đây đều đã được giải đáp qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi. - Những nhận định chung của tôi về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN: Tôi nhận thấy hoạt động kết nối đã: • + Cung cấp các hoạt động thú vị, mới lạ, khơi gợi hứng thú học tập, vui chơi trí tuệ và lành mạnh ở trẻ • + Tạo thử thách mỗi ngày, để khi có thời gian trẻ sẽ cố gắng hoàn thành. • + Hỗ trợ các con ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị hành trang và tâm lí sẵn sàng trở lại trường khi dịch bệnh được kiểm soát. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân. + Thông qua hoạt động kết nối để tập trung đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ; đa dạng các hình thức tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_hoa.docx