Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Phải chăng việc làm này bắt đầu từ các trường giáo dục phổ thông, hơn ai hết đó là các trường Tiểu học. Bên cạnh đấy, Nghe - Nói - Đọc - Viết (N - N - Đ - V) là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này xét về tần số xuất hiện thì cặp hoạt động Nghe – Nói diễn ra liên tục hơn, thường xuyên hơn. Nó mang 2 đặc tính nổi bật: Hoạt động ngôn ngữ nói dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ và hoạt động mang cả hai đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói. Ngoài ra trong dạy học Tiểu học, Nghe – Nói – Đọc – Viết là 4 kỹ năng của môn Tiếng Việt. Nếu thiếu một trong bốn kỹ năng nói trên sẽ làm cho người học chưa hoàn thành môn học. Một học sinh phát triển bình thường sử dụng các bộ phận của cơ thể để học tập và rèn luyện bốn kỹ năng N-N-Đ-V một cách bình thường trong đó kỹ năng nói là cần thiết nhất, bởi vì nói chuyện hằng ngày trong mọi môi trường: bạn bè, gia đình, làng xóm, thôn buôn, lớp, trường học, trong mọi hoàn cảnh: vui, buồn, khó khăn, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói làm cho mọi người hiểu nhau hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy kỹ năng nói là quan trọng nhất trong bốn lỹ năng của môn Tiếng Việt. Do đó muốn sử dụng kỹ năng nói một cách có hiệu quả cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Có thể khẳng định rằng kỹ năng nói chỉ hình thành qua luyện tập và bằng con đường luyện tập. Hiện nay, nhà trường phổ thông đang cố gắng hình thành cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản nhất, trong những kỹ năng ấy kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng. Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp rèn kỹ năng nói có hiệu quả có chất lượng cho học sinh nói chung, học sinh lớp Một nói riêng hết sức cần thiết. Bởi lẽ ở lứa tuổi này các em “ăn chưa nên đọi, nói chẳng nên lời” chưa biết nói gì, nói như thế nào, phải nói ra sao là đúng với sự vật sự việc hiện tại diễn ra xung quanh mình. Với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một như vậy người giáo viên cần Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 1 Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt Cao hơn nữa của luyện nói là kể chuyện theo tranh có ở các bài ôn tập âm, vần. Như vậy luyện nói được dạy ngay từ bài học đầu tiên có thể nói rằng Bộ Giáo dục đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống chương trình, sách giáo khoa không chỉ với mục đích giúp học sinh lớp Một đọc thông viết thạo mà còn giúp người học biết nói và nói một cách có văn hóa. Là người giáo viên, người đưa nội dung và tinh thần của Bộ Giáo dục & Đào tạo trở thành hiện thực phải làm gì, làm như thế nào để có được kết quả cao nhất? Theo tôi thiết nghĩ cần phải có hướng chỉ đạo sâu sát từ người phụ trách chuyên môn; sự nhiệt tình, miệt mài nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh lớp Một của giáo viên tham gia giảng dạy; nắm chắc nội dung sách giáo khoa cũng như hiểu rõ mục tiêu giáo dục hiện nay. Biết lựa chọn nội dung dạy học hợp lý, đưa ra các phương pháp thúc đẩy quá trình tiếp thu kiến thức tự nhiên, dễ hiểu, dễ gần và dễ nhớ. Mỗi bài học, phần luyện nói mang màu sắc riêng chỉ có ở Tiếng Việt lớp Một do đó người dạy phải hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động luyện nói trong tiết học một cách bài bản, có hệ thống tránh máy móc rập khuôn. Để nâng cao hiệu quả chất lượng luyện nói cho học sinh lớp Một, cần thiết phải định hướng, chỉ đạo linh hoạt sử dụng các kỹ năng luyện nói trong mỗi giờ lên lớp; cách thức, nội dung luyện nói cần phải có kế hoạch cụ thể, từ dễ đến khó; tạo môi trường luyện nói cho học sinh tự nhiên, thoải mái và thân thiện; tất cả giáo viên đều có kỹ năng giúp học sinh luyện nói đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng Phần luyện nói được sách giáo khoa phân biệt rõ ràng, giúp học sinh nhìn vào là biết được đó là hoạt động nói, sau khi đã đọc tốt các nội dung âm, vần, tiếng, từ và câu. Giáo viên dạy học có căn cứ và sách hướng dẫn chi tiết cho mỗi bài, nội dung luyện nói khoảng 2 đến 4 câu/chủ đề nói. Giáo viên dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo quy trình không cắt xén nội dung. Nội dung luyện nói trong từng bài được sách giáo khoa xác định rất rõ ràng. Mỗi bài luyện nói có một tên gọi cụ thể (trừ 5 bài trong phần Làm quen với âm và chữ). Các bài tập luyện nói được sắp xếp cuối mỗi bài dạy âm, vần mới và được trình bày bằng tranh minh hoạ, có từ, ngữ chứa âm, vần đã học nói lên chủ đề luyện nói. Sang phần Luyện tập tổng hợp được bố trí các bài theo tuần với ba chủ điểm lớn: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất nước cụ thể. Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 3 Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt HS dẫn SL TL SL TL SL TL 1 33.3 1 33.3 1 33.3 Đối với học sinh Nói không đủ to, Nói đủ to, rõ ràng, Nói đủ to, rõ ràng, chưa rõ ràng, thành câu chưa thành câu Ghi không thành câu chú SL TL SL TL SL TL 9 17.6 % 14 27.5% 28 54.9% 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt nhằm mang lại cho học sinh kỹ năng nói trong phần luyện nói đạt chuẩn đối với học sinh ở mức hoàn thành và trên chuẩn đối với học sinh ở mức hoàn thành tốt. Qua đó học sinh biết nói, biết sử dụng từ ngữ nói phù hợp với ngữ cảnh và biết giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên có kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động luyện nói đạt hiệu quả cao. b) Nội dung và cách thức thực hiện Bước 1: Dự giờ, trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình thực tế Xây dựng kế hoạch dự giờ chuyên đề, đột xuất giáo viên dạy lớp 1 về môn Tiếng Việt mỗi chủ đề, dạng bài 1 lần. Ví dụ: Tuần 1 bài 3 âm dấu sắc “/” đại diện cho 6 bài đầu dạng nhìn tranh không có chủ đề rõ ràng. Tuần 3 bài 13 âm n, m với chủ đề “Bố mẹ/ ba má” đại diện cho các bài luyện nói có chủ đề được ghi bằng chữ. * Xây dựng tiêu chí đánh giá khi dự giờ ** Đối với hoạt động dạy: Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 5 Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt Tổ chức các trò chơi lôi cuốn học sinh tham gia luyện nói tích cực, tránh rập khuôn máy móc làm học sinh chán nản không muốn tham gia luyện nói. Khuyến khích, động viên học sinh nói theo khả năng của bản thân không nói theo, nói leo. * Trao đổi với giáo viên dạy chuyên và giáo viên chủ nhiệm Nhằm đánh giá chuẩn năng lực nói của mỗi học sinh trong khối lớp 1, tôi thường trao đổi với các đồng chí giáo viên dạy các môn khác như: Âm nhạc, Thể dục, Mĩ thuật, để nắm bắt tình hình các em đã được hướng dẫn luyện nói như thế nào, có hướng chỉ đạo chuyên sâu phần tăng cường luyện nói cho học sinh đối với giáo viên sát thực tế đạt hiệu quả. Như vậy việc dự giờ, trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình thực tế không chỉ để dự báo, định hướng mà còn tư vấn chỉ đạo trực tiếp cho mỗi giáo viên khi tham gia dạy Tiếng Việt lớp Một điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức luyện nói hợp lý có chất lượng cao. Bước 2: Chỉ đạo xây dựng thực hiện kế hoạch Bồi dưỡng kĩ năng nói cho học sinh là một quá trình lâu dài người giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý không thể có kết quả nói tốt trong một sớm, một chiều mà cần có thời gian để giúp các em sửa chữa tiến bộ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn. Do vậy tôi chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện ngay khi họ xây dựng chương trình dạy học theo tuần, theo bài. Kế hoạch xây dựng hình thức tổ chức tăng cường luyện nói ngay trong tiết học Tiếng Việt và tiết học tăng tiết làm thế nào để có được các khâu đột phá sau: Thứ nhất, tạo cho học sinh có nhu cầu hội thoại tích cực Để tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp giả định nhưng phải gần gũi và có sức hấp dẫn, kích thích nhu cầu nói của các em. Khi đã hoà mình vào hoàn cảnh đã nhập vai giao tiếp thì khi ấy các em sẽ thể hiện hết mình, muốn nói thực sự hết mình. Chẳng hạn trước khi vào phần luyện nói của bài 29 vần ia với chủ đề “Chia quà” giáo viên đưa ra một tình huống: Bác đại diện cha mẹ học sinh của lớp đang phát quà cho các em nhân dịp tết Trung thu, hãy tưởng tượng em đưa tay ra nhận quà nhé. Các em muốn nói gì khi nhận Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 7 Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt khí vui vẻ, phấn chấn giúp các em có cảm giác thoải mái thì hoạt động nói mới diễn ra một cách thuận lợi. Thứ ba, phân chia các chủ đề thành nhiều nhóm để lựa chọn phương pháp và hình thức khác thay đổi cho phù hợp với cá nhân, nhóm, đối thoại, độc thoại, Với những chủ đề gần gũi với học sinh, Chủ đề: bố mẹ, ba má; Quà quê; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp con đã ngoan thế nào? Giáo viên gợi mở cho học sinh nói qua vốn hiểu biết thực tế của các em, lựa chọn những hình thức học tập, trò chơi v.vđể lôi cuốn tất cả học sinh cùng tham gia. Chẳng hạn: Chủ đề nói về gia đình: “Bố mẹ - Ba má, Bà cháu”có thể cho học sinh sắm vai nhân vật thể hiện tình cảm của ông bà, bố mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ mình. Tăng cường luyện nói cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng Việt không chỉ ở tiết chính khóa mà giáo viên cần biết sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để tăng thời lượng luyện nói cho học sinh thông qua tiết luyện tập. Đối với trường dạy 32 tiết/tuần, lớp Một có 5 tiết luyện tôi chỉ đạo ở học kỳ 1 dành thời gian cho luyện môn Tiếng Việt nhiều hơn, ít nhất là 3 tiết/5 tiết để tăng cường luyện nói cho các em. Ngoài việc chỉ đạo, giao công việc tăng cường luyện nói cho giáo viên chủ nhiệm, tôi yêu cầu các giáo viên bộ môn phối kết hợp với giáo viên tiểu học dạy lớp Một cùng chia sẻ gánh vác nhiệm vụ luyện nói cho các em với nội dung chủ đề đã được học; giúp học sinh được luyện nói nhiều, các em có kỹ năng nói góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đối với học sinh lớp Một việc ghi nhớ của các em chưa được vững chắc, dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên nên ngoài việc luyện nói trong giờ Tiếng Việt ra giáo viên cần duy trì việc uốn nắn cho các em có được kĩ năng nói thành câu, trôi chảy ở các môn khác. Chỉ đạo giáo viên xây dựng chuẩn cần đạt để kiểm tra đánh giá học sinh luyện nói theo các chủ đề xuyên suốt cả năm học qua phiếu sau: Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 9 Một số kinh nghiệm chỉ đạo tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt viên cần phải hỗ trợ tư vấn nhiều hơn. Bản thân tôi cùng phối hợp với tổ Một sinh hoạt chuyên sâu nhiều hơn về vấn đề rèn kỹ năng nói cho học sinh có hiệu quả cao. Thứ hai, đối với những chủ đề quen thuộc, gần gũi đã học, tôi chỉ đạo tổ khối trưởng kiểm tra qua việc hỏi đáp tại chỗ. Mỗi học sinh 2 đến 4 câu tùy vào đối tượng học sinh để nêu số câu hỏi hợp lý. Chẳng hạn, chủ đề “Giữ gìn sách vở bài 81”, đặt câu hỏi gợi mở (Trong cặp của em có những gì? Em đã làm gì để giữ gìn sách vở? Em có yêu sách vở và đồ dùng học tập không?). Học sinh mạnh dạn nói to nói rõ và thành câu tức là hiệu quả của việc tổ chức luyện nói của giáo viên đã đạt như mong muốn. Không chỉ dừng lại ở đây, tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên phát huy những biện pháp, hình thức tổ chức tăng cường luyện nói cho học sinh lớp 1 ở mọi lúc, mọi nơi. a) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các biện pháp kể trên cần thực hiện theo trình tự từ bước dự giờ, trao đổi để nắm bắt tình hình thực tế đến việc định hướng xây dựng kế hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện, sau cùng là kiểm tra chất lượng tư vấn thúc đẩy. Các biện pháp này không đổi chỗ cho nhau mà nó có mối quan hệ mật thiết với nhau không được tách rời, nếu thiếu một bước sẽ không có kết quả sau cùng đó là: Học sinh biết nói, có kỹ năng nói, cùng nhau giao tiếp có hiệu quả trong cuộc sống. b) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học Kết quả thu được sau khi thực hiện chỉ đạo giáo viên tăng cường luyện nói cho học sinh (tháng 3 năm 2018) * Đối với giáo viên Có kỹ năng và linh Luyện nói cho HS Có kỹ năng luyện nói hoạt luyện nói cho theo sách hướng cho HS Ghi HS dẫn chú SL TL SL TL SL TL 2 66.7 1 33.3 Lê Thị Minh Tâm – TH Phan Bội Châu 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_tang_cuong.doc