Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại trường Tiểu học Bản Giang

doc 19 trang skquanly 11/08/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại trường Tiểu học Bản Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại trường Tiểu học Bản Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập của học sinh tại trường Tiểu học Bản Giang
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Đất nước ta đang tích cực công cuộc đổi mới toàn diện. Trong chiến lược 
phát triển kinh tế- xã hội cùng với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi 
nhọn. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển sự nghiệp Giáo dục-Đào 
tạo. Giáo dục –Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu trong giai đoạn cách mạng 
mới của đất nước.
 Trên đà đổi mới đó, hội nghi lần thứ VII ban chấp hành trung ương khoá VII 
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định đưa đất nước ta tiến vào một thời kỳ phát 
triển theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới 
này Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng yếu tố con người. Không phải đến bây 
giờ mà ngay từ buổi đầu của cách mạng Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đặc biệt chú 
trọng đến công việc đào tạo con người coi đó là cơ sở nền tảng để xây dựng và 
phát triển đất nước.
 Như vậy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội 
mà lòng cốt, yếu tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực “Muốn Tiến 
hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào 
tạo, phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền 
vững” ( Nghị quyết TW2 khoá VIII) . Một trong những nhiệm vụ cơ bản của của 
GD&ĐT hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo 
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại 
hoá đất nước.
 Xã Bản Giang là một xã vùng thấp hẻo lánh của huyện Tam Đường. Đây là 
một trong những xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương trình 135 của Chính phủ. 
Nhân dân trong xã phần lớn là dân tộc ít người. Kinh tế lấy hoạt động nông nghiệp 
là chủ yếu. Trường Tiểu học Bản Giang nằm trên địa bàn bản Hà Giang xã Bản 
Giang. Trường được tách ra từ trường PTCS tháng 9 năm 2002. Đến tháng 4/2008 
 1 - Phân học sinh thành các nhóm đối tương theo trình độ để áp dụng những 
cách dạy và lựa chọn nội dung phù hợp cho các nhóm đối tượng đó. Tăng số lượng 
các lớp được học 2 buổi/ngày và trên 5 buỏi /tuần .
 3 các môi trường giáo dục trên là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu đi bất cứ yếu 
tố nào.
 Ngoài những yếu tố trên thì một vấn đề cực kỳ quan trong có tính quyết định 
đến việc nâng cao chất lượng học tập của các em là sự vận động tự thân của các em 
dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên, nhà trường. 
 Như vậy việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong đề tài này là 
chỉ đạo việc tổ chức quản lý chỉ đạo các hoạt động giảng dạy và học tập
 (thày truyền thụ kiến thức - học sinh tiếp thu vận dung) và sự kết hợp giữa các môi 
trường giáo dục tạo nên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng từ đó nâng cao chất 
lượng học tập của học sinh trong nhà trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 1. Vài nét sơ qua về trường: 
 Trường tiểu học Bản Giang đóng trên địa bàn xã Bản Giang huyện Tam 
Đường tỉnh Lai Châu. Bản Giang là một xã đặc biệt khó khăn nhân dân trong xã 
phần lớn là dân tộc ít người. Trình độ dân trí thấp kinh tế chậm phát triển tỷ lệ đói 
nghèo cao (Chiếm trên 40%) do vậy nhận thức của nhân dân về giáo dục vẫn còn 
nhiều hạn chế do vậy việc quan tâm, đầu tư cho học tập của con em cũng rất hạn 
chế.
 Trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp các ngành và các đoàn 
thể sự chỉ đạo của phòng Giáo dục & Đào tạo Tam Đường. Tập thể nhà trường luôn 
đoàn kết hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. 
 2. Thực trạng của nhà trường:
 -Về đội ngũ giáo viên: Tổng số: 37 trong đó có 06 giáo viên dạy các môn 
chuyên. 31 giáo viên dạy nhiều môn.
 Trong đó: 19 (đạt 51%) GV giỏi cấp trường vẫn còn 5 đồng chí xếp loại 
trung bình.
 5 Nhìn chung học sinh đi học đều tỷ lệ chuyên cần cao, trong quá trình học tập 
chịu khó rèn luyện tu dưỡng. thực hiện tốt các quy định của nhà trường trong học 
tập và tu dưỡng.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác học tập chưa có động cơ học 
tập chưa mạnh dạn trong học tập có thể do chưa quen và chưa hiểu sâu kiến thức 
hoặc nắm kiến thức chưa chắc. 
 Việc quan tâm của xã hội và gia đình đối với việc học tập của con em: Đã có 
song chưa thường xuyên liên tục, nhiều bậc phụ huynh ít giành thời gian cho con 
học mà còn bắt con tham gia lao động, chưa bố trí chỗ học phù hợp cho các cháu. 
Một số tổ chức của bản của xã ít hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ CHỈ ĐẠO VIỆC NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH:
 Đối với việc chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập trong trường tiểu học Bản 
Giang trong những năm qua tôi đã lựa chọn 3 nhóm giải pháp sau: 
 1.Chỉ đạo việc tổ chức lớp (Công tác chủ nhiệm), nâng cao chất lượng các 
giờ dạy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, Đẩy mạnh việc sinh hoạt 
chuyên môn nhằm nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên.
 2. Chỉ đạo việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục nhà trường - 
Gia đinh - xã hội.
 3.Chỉ đạo quản lý dạy học tăng buổi theo hình thức phân hoá đối tượng nhằm 
nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
 Giải pháp 1: Chỉ đạo việc tổ chức lớp (Công tác chủ nhiệm), nâng cao chất 
lượng các giờ dạy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, Đẩy mạnh việc 
sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên.
 1.1. Đối với công tác chủ nghiệm lớp:
 Theo tôi đây là một công tác rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng vì 
người Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý và điều hành lớp học, trực 
 7 tập của các em. Chú ý cách đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn 
dành cho học sinh khuyết tật.
 Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
Tìm hiểu về nguyên nhân gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ gia 
đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ có tính xấu mà 
bản thân gia đình chưa giáo dục được.
 Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc với học sinh nhưng 
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt chú ý gần giũ 
và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một 
chức vụ trong lớp nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh chính 
mình.
 Đối với học sinh học yếu:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em đó học yếu học yếu những môn nào. Có thể 
tại ở gia đình các em không có thời gian học tập vì phải giúp gia đình một số công 
việc, hoặc các em đó có lỗ hổng về kiến thức nên thấy chán nản.
 Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ các em đó bằng một số việc như sau: Giảng 
lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên 
lớp.Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo 
hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.Thường xuyên kiểm tra đối tượng đó trong 
quá trình lên lớp.Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ 
học sinh yếu kém tiến bộ.Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập 
cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh quan tâm hơn đến việc học ở nhà của 
các em. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối sử làm cho các em nhụt trí xấu 
hổ trước bạn bè.
 Đối với những học sinh giỏi:
 Điều tra phát hiện thông qua hồ sơ của học sinh và qua kiểm tra thực tế học tập và 
 hoạt động của các em. Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên 
 9 mỗi năm cần có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo chuyên đề về đổi mới 
PPDH. Hiệu trưởng cần cụ thể hoá thành văn bản quy định nội bộ về hoạt động của 
các tổ chuyên môn ban hành và tổ chức thực hiện. Tổ chức chỉ đạo soạn bài hoặc 
trao đổi theo nhóm về cách thức tổ chức hình thức dạy học theo PPDH lấy học 
sinh làm trung tâm. Trong năm học vừa qua chúng tôi đã triển khai được 6 chuyên 
đề “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và 4 chuyên đề “Dạy học theo nhóm” 1 
chuyên đề “Tạo môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua trang trí 
lớp học”
Tóm lại: Đối với đội ngũ giáo viên trước hết phải thay đổi tư duy dạy học trên cơ 
sở chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình.Giáo viên thiết kế bài dạy tổ chức dạy 
học phù hợp nhận thức và nhu cầu của từng đối tượng học sinh ở từng khối lớp. 
Định hướng cho học sinh cách học cách chiếm lĩnh kiến thức. Các hoạt động trong 
bài dạy được thiết kế một cách rõ ràng, hoạt động nào mục tiêu ấy. Đề cao vai trò 
thủ lĩnh lớp học trong việc tổ chức hoạt động học tập. tạo điều kiện để nhiều em 
trong lớp được thể hiện vai trò của mình.
 Giải pháp 2. Chỉ đạo việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục 
nhà trường - Gia đinh - xã hội.
 Nhà trường - Gia đình - xã hội có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo 
dục học sinh. Trong điều kiện trường tôi phần học sinh là người dân tộc thiểu số 
trình độ dân trí thấp vì vậy việc quan tâm kèm cặp, quản lý các hoạt động cũng như 
quá trình tự học ở nhà còn nhiếu hạn chế.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho các đồng chí giáo viên chủ nhiệm 
họp phụ huynh học sinh thông báo tình hình của lớp thông qua và xin ý kiến của 
các bậc phụ huynh để xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác của lớp 
đồng thời thành lập ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp đối với các điểm 
trường thành lập ban đại diện của điểm trường đó. Thành phần của ban đại diện 
gồm có đồng chí bí thư chi bộ, trưởng bản, các đoàn thể trong bản và đại diện một 
 11 Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giữ vệ sinh cá nhân vệ sinh môi 
trường sạch sẽ. Cùng tham gia các buổi lao động và hướng dẫn học sinh trong các 
buổi lao động.
 Giáo dục học sinh ý thức tự giác của người đội viên.Tổ chức cho học sinh 
tham gia thực hiện ATGT, giáo dục lòng nhân ái “ lá lành đùm lá rách” qua các 
buổi sinh hoạt chủ điểm.
 Kết hợp với các đoàn thể như chi đoàn địa phương chi đoàn nhà trường, hội 
phụ nữ, hội cựu chiến binh vận động các em đến trường lớp, giáo dục học sinh cá 
biệt đỡ đầu cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 Giải pháp 3: Chỉ đạo quản lý dạy học tăng buổi theo hình thức phân hoá 
đối tượng nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
 Đối với giáo dục tiểu học chủ chương học tăng buổi và học 2 buổi / ngày là 
giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng toàn diện bởi đối tượng học sinh 
không ngang nhau về điều kiện và khả năng tiếp thu kiến thức. Gắn việc bồi dưỡng 
phụ đạo vào chương trình tăng buổi và học 2 buổi / ngày theo hướng phân hoá đối 
tượng trong năm qua tôi đã chỉ đạo và thực hiện như sau:
 3.1. Phân loại đúng đối tượng học sinh để tổ chức dạy hiệu quả 2 buổi/ ngày .
 a, Công tác chỉ đạo đánh giá xếp loại học sinh: 
 -Thường xuyên tổ chức học tập thảo luận nắm vững tinh thần của thông tư 
quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. Triển khai nghiêm túc tinh thần 
cuộc vận động “ Hai không”.
 - Cuối năm học, giáo viên lập danh sách cụ thể những học sinh được xếp loại 
giỏi, khá, trung bình yếu về các môn đánh giá bằng điểm số hoặc A, A+, B với các 
môn còn lại lập danh sách những học sinh có năng khiếu đặc biệt theo từng nhóm.
 -Thường xuyên tổ chức khảo sát chất lượng để giáo viên có thêm căn cứ 
phân loại học sinh.
 b, Phân loại đối tượng:
 13 3.2. Bố trí giáo viên dạy tăng buổi phù hợp với năng lực điều kiện và đảm 
bảo công bằng về mặt lao động:
- Dựa vào thế mạnh của mỗi giáo viên để phân công sao cho hợp lý .
-Xây dựng thời khoá biểu phù hợp với mỗi giáo viên mỗi khối lớp.
- Có cơ chế động viên khích lệ những giáo viên đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
 3.3.Tăng cường trách nhiệm của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, hội đồng 
chuyên môn:
- Nhận định đúng thực tế của nhà trường trong năm học, nghiên cứu kỹ nhiệm vụ 
năm học và định hướng chỉ đạo của Phòng, Sở trong việc thực hiện nhiệm vụ. Nắm 
vững chương trình chính khoá và các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng, đối với 
từng khối lớp. Từ đó mạnh dạn đề suất hướng đi mới trong chỉ đạo dạy 2 buổi/ngày 
và dạy tăng buổi. Xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với các tổ chuyên môn: Nghiên cứu kỹ chương trình kiến thức của từng khối 
lớp, Phân định kiến thức chính khoá thành các phần trọng tâm. từ đó định ra các 
mảng các dạng để dạy tăng buổi cho từng nhóm đối tượng trong lớp.
+ đối với học sinh khá giỏi: Kiến thức cần chốt là cách phát triển nâng cao từ bài cơ 
bản, cách tự tìm tòi và tự mở rộng các bài tập cùng dạng, 
+ Đối với học sinh trung bình và yếu: các dạnh bài là phần kiến thức cơ bản được 
rèn luyện để học sinh nắm vững nhớ kỹ bài học vận dụng công thức chuyển hoá 
công thức, bài học dưới dạng sân chơi  Giáo viên chú ý kèm cặp thêm đối với 
học sinh yếu.
 3.4. Công tác kiểm tra đánh giá:
Thường xuyên kiểm tra giáo án và quá trình giảng dạy của giáo viên từ đó kịp thời 
chỉ đạo.
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_ch.doc