Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi, CưMgar, Đăk Lăk

doc 27 trang skquanly 07/10/2024 450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi, CưMgar, Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi, CưMgar, Đăk Lăk

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Lê Lợi, CưMgar, Đăk Lăk
 SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài. 
 Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân 
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu 
hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và 
đang được đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với sự phát triển, mà thực chất đó là 
cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là : Học để biết ; Học để làm ; Học để tự khẳng định 
mình và Học để chung sống.
 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá 
trình hình thành nhân cách của trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng 
sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì 
lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc 
làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống 
như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, sẽ giúp các em tự tin, chủ động 
biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi 
những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Việc giáo dục 
kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, 
thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Học sinh tiểu học 
ở lứa tuổi còn nhỏ, các em nhận thức về cuộc sống còn ít, hành vi ứng xử cuộc 
sống chưa nhiều. Vì thế ở tiểu học giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là 
hết sức cần thiết. Nó không dừng lại ở chỗ giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào 
các môn học là đủ mà giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các hoạt động của nhà 
trường. 
 Đối với Ban giám hiệu trường tiểu học, vấn đề chỉ đạo giáo dục giá trị sống, 
kĩ năng sống cho học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động 
quản lí, bởi cấp tiểu học là một cấp học mà đối tượng học sinh còn như những tờ 
giấy trắng. Vậy chúng ta phải làm gì để các em có một nền tảng vững chắc để mãi 
mãi giữ được cái ‘bản thiện” ấy khi các em lớn lên và quan trọng là có một hành 
trang đầy đủ, chắc chắn để tiến bước tới một kỉ nguyên mới, thời đại mới? Để làm 
được những điều đó, chắc chắn nhà trường sẽ không chỉ truyền đạt kiến thức, mà 
phải cần nhiều hơn kiến thức. Chỉ khi biết, hiểu và vận dụng được các vấn đề đó 
vào công tác quản lí của mình thì người quản lí mới có thể truyền tải tinh thần và 
nội dung giáo dục này tới giáo viên thông qua đó tác động tích cực tới học sinh. 
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
trường Tiểu học Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 1 SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Ở trường Tiểu học: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đó chính là rèn 
luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ 
năng làm việc, sinh hoạt nhóm. Rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe, kỹ năng 
phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn kỹ 
năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã 
hội.... Để có cơ sở và tài liệu phục vụ dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh, tháng 1 năm 2011 Bộ Giáo Dục Đào Tạo, nhà xuất bản giáo dục đã xuất 
bản bộ sách Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học (tài liệu dùng cho 
giáo viên) Nhằm giúp giáo viên có thêm hiểu biết chung về kỹ năng sống và nội 
dung, cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các môn học đó là: 
Khoa học, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Tiếng việt.
 Để thực hiện tốt công tác giáo dục lồng ghép Kỹ năng sống trong nhà 
trường. Sở Giáo & Đào Tạo Đăk Lăk ban hành công văn số 108/CV – SGD ĐT 
triệu tập cán bộ và giáo viên cốt cán ở các trường tiểu học học trên địa bàn tỉnh tập 
huấn Tăng cường giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông và chỉ đạo rõ đối với 
cấp tiểu học việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống thông qua 4 môn học Khoa 
học, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Tiếng việt.
 Công văn số 942/SGD ĐT- GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2015 về việc hướng 
dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
 Công văn số 09/HD – PGD ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Phòng Giáo 
Dục Đào Tạo huyện CưMgar về viêc hướng dẫn Nhiệm vụ trọng tâm Giáo Dục 
Tiểu học cũng đã chỉ đạọ nhiệm vụ chung ” tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục 
kĩ năng sống”, chú trọng các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học 
sinh thông qua các môn, các hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn 
hóa. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm 
sóc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh”. 
 - Khái niệm kỹ năng sống: Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống 
nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi 
thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và 
thách thức của cuộc sống hàng ngày. 
 - Các kỹ năng giáo dục học sinh ở tiểu học:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 3 SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk
quan quản lí trực tiếp là phòng giáo dục huyện CưMgar. Đặc biệt, phòng Giáo Dục 
và Đào Tạo huyện CưMgar tổ chức tập huấn về hướng dẫn dạy lồng ghép giáo dục 
kỹ năng sống vào các môn học nghiêm túc, đầy đủ các nội dung theo tài liệu, đồng 
thời ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn 
đốc, tư vấn kịp thời.
 Cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy 
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học.
 Đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác.
 Sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn được 
duy trì.
 Học sinh đa số chăm ngoan, lễ phép, có các kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử.
 Hiện nay với việc đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư 
22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 đã giảm bớt gánh nặng hồ sơ sổ sách cho 
giáo viên,thời gian chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung tích hợp Kỹ năng sống để 
chuyền tải tới học sinh nhiều hơn và ngày càng hiệu quả.
 Thực tế đã từ nhiều năm nay, nhà trường xây dựng được kế hoạch chỉ đạo 
dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học theo quy định, phù hợp với 
đối tượng học sinh và đặc điểm tình hình của nhà trường. 
 Nhà trường đã xây dựng được nội quy ứng xử giữa Cán bộ - giáo viên; Giáo 
viên – giáo viên; giáo viên – học sinh; giáo viên – phụ huynh. Toàn thể cán bộ giáo 
viên thực hiện nghiêm túc, luôn nêu cao sự gương mẫu trước học sinh.
 Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phải giáo dục kỹ năng 
sống cho sinh và luôn tự giác học tập nghiên cứu trau dồi kiến thức về các kỹ năng 
sống cần thiết cho học sinh tiểu học.
 Giáo viên trong các tổ khối tổ chức sinh hoạt nghiêm túc nghiên cứu về các 
địa chỉ đã được gợi ý về nội dung hình thức, phương pháp sử dụng để lồng ghép có 
hiệu quả. 
 Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp 
dạy học, kỹ thuật dạy học mới, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động 
học tập sôi nổi, học sinh được thể hiện mình ở các vị trí nhiệm vụ khác nhau trong 
từng môn học tạo cho các em tự tin, mạnh dạn hơn khi thảo luận nhóm hay linh 
hoạt hơn trong xử lý các tình huống.
 Sau nhiều năm chỉ đạo thực hiện dạy lồng ghép kỹ năng sống, học sinh đã có 
kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày: biết xưng hô văn hóa với 
bạn bè, chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi; biết quan tâm chia sẽ niềmvui nỗi 
buồn với người khác, đặc biệt các em đã biết được giá trị của bản thân từ đó phân 
biệt đúng - sai, tốt - xấu để đưa ra các quyết định đúng, nên trong những năm qua 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 5 SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk
 Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học đã được chỉ đạo thực 
hiện trong nhiều năm qua nhưng hình thức và nội dunh tích hợp chưa được khai 
thác triệt để và có hiệu quả trong từ bài học cụ thể.
 Giáo viên đã bước đầu giáo dục cho học sinh một số kỹ năng phù hợp với 
từng môn học và từng lớp học tuy nhiên chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện 
hành vi, thói quen cho các em trong cuộc sống hằng ngày.
 Số ít học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, không dám trình bày ý kiến hay đưa ra 
quyết định của mình mà phần lớn là dựa vào các bạn trong sinh hoạt nhóm, tập 
thể
 Thực tế học sinh còn thiếu hụt các kỹ năng: Kỹ năng tự tin, kỹ năng giao 
tiếp; kỹ năng ứng xử; kỹ năng giải quyết các mâu thuẩn; kỹ năng ra quyết định, kỹ 
năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng hợp tác..... học sinh khi giao 
tiếp với bạn bè nói trống không, xưng hô chưa lịch sự. Hiện nay kĩ năng sống của 
các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ 
quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học 
sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề 
khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh 
nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước 
đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể 
hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động hơn.
 Giáo viên chủ yếu khai thác các địa chỉ lồng ghép được hướng dẫn theo tài 
liệu, ít chịu khó nghiên cứu tham khảo, sưu tầm các mẩu chuyện về kỹ năng sống 
cho học sinh tạo hứng thú cho các em khi tiếp nhận. Hiện nay, công tác chủ nhiệm 
lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi 
người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ 
công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ việc rèn các kĩ năng sống cho học sinh.
 Việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ít( Mới chỉ dừng lại cho học 
sinh cuối cấp nên các em ít được trải nghiệm những tình huống thực tế hàng ngày.
 Các tiết học chủ yếu giáo viên tổ chức trong lớp học, chưa mở rộng không 
gian học tập ra môi trường xung quanh, ra ngoài lớp học.
 Một vài giáo viên vẫn chưa thực sự đổi mới phương pháp và nhận thức nên 
chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống vào bài học mà làm qua loa, đối 
phó trong giáo án khi bài có nội dung lồng ghép.
 Các câu lạc bộ trong nhà trường hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
 Qua kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, giáo dục lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống 
cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng và hiệu 
quả đem lại chưa được như mong muốn. 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 7 SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho HS trường TH Lê Lợi – CưMgar – Đăk Lăk
chương trình hành động cho nhà trường. Mặt khác, việc đề ra các biện pháp chỉ 
đạo này, cũng giúp cho người quản lí nắm vững hoạt động quản lí giáo dục kĩ năng 
sống, hiểu biết sâu sắc về những giá trị sống cần giáo dục cho học sinh, xây dựng 
đội ngũ và phát triển cơ sở vật chất, tư liệu bồi dưỡng cho giáo viên, hướng tới xây 
dựng tiền đề và tạo môi trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phù hợp.
 b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Biện pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
 Như chúng ta đã biết kỹ năng sống không phải là ngày một ngày hai, không 
phải nói giáo dục là có kỹ năng sống ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện 
các hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành kỹ năng và kỹ năng chỉ có 
được thực sự khi các em thể hiện các hành vi, kỹ năng đó vào các tình huống cụ 
thể hay trong cuộc sống hàng ngày. Vì cần phải có kế hoạch cụ thể dài hạn cho 
từng năm học và kế hoạch phải phân tích được thực trạng kỹ năng sống của học 
sinh trong nhà trường và đề ra các mục tiêu cụ thể, bắt đầu những kỹ năng thông 
dụng nhất như: 
 Trước tiên, phải xác định nhu cầu tức các kỹ năng mà học sinh ở trường còn 
thiếu dựa vào thực trạng thực tế của nhà trường làm căn cứ để xây dựng kế hoạch 
phù hợp.
 Bước đầu ta giáo dục cho các em có cách xưng hô, chào hỏi, kỹ năng giao 
tiếp lịch sự và lễ phép với mọi người. 
 Thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ vẽ, khoa học, âm nhạc, thể thao .. để 
phát triển kỹ năng cho học sinh.
 Xây dựng các thiết chế văn hóa ứng xử trong nhà trường; xây dựng nội quy 
trường lớp (có thể gợi ý cho học sinh tham gia đề xuất một số điều trong nội quy 
của lớp/ trường) và tổ chức cho học nội quy vào đầu mỗi năm học. Đồng thời cần 
nêu cao tính gương mẫu trong các hoạt động giao tiếp ứng xử hàng ngày trước học 
sinh như : cách ứng xử giữa cán bộ quản lý - giáo viên; giữa giáo viên– giáo viên ; 
Giáo viên – học sinh; quản lý, giáo viên và phụ huynh .
 Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về kiến thức giáo 
dục kỹ năng sống. 
 Để việc dạy học giáo dục kỹ năng sống thống qua các môn học có hiệu quả 
và phù hợp với đối tượng học sinh trong nhà trường, trước tiên cần bồi dưỡng cho 
giáo viên thông qua hình thức tuyên truyền:
 Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như: cung cấp văn bản cầm tay, tổ 
chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 
sinh hoạt dưới cờ, chương trình phát thanh măng non hay tiết sinh hoạt đội.. 
chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_duc_ky.doc
  • docBáo cáo Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sin.doc