Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Quả đúng như vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng bảo vệ tổ quốc- xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện.Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mĩ. Qua thực tiễn của trường, đội ngũ nhân viên nhiệt tình yêu nghề tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong cách chế biến, sáng tạo các món ăn dẫn đến đa số trẻ trong trường ăn không hết xuất, trẻ sợ ăn ở trường Là một nhân viên nuôi dưỡng tại trường mầm non tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo thực đơn, đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm thế nào chế biến để trẻ ăn ngon miệng, hết định xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng các chỉ số phát triển hài hòa theo từng độ tuổi và trẻ cá biệt để giúp trẻ lớn lên trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ. Do vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong trường mầm non”. 1 - Chế biến món ăn còn chưa phù hợp với từng độ tuổi để trẻ ăn hết xuất, phải cân đối tỷ lệ giữa các chất P-L-G. - Công tác tuyên truyền còn hạn chế. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Khảo sát đầu năm: Tổng số trẻ trong toàn trường là: 485 trẻ Đầu năm TT Mục đánh giá Số trẻ Tỷ lệ % 1 Số trẻ ăn hết xuất 440 68,9% 2 Số trẻ không ăn hết xuất 45 31,1% 3 Số trẻ thích ăn cơm ở lớp 400 66,1% 4 Số trẻ thích ăn cơm ở lớp 85 33,9% Qua khảo sát điều tra đầu năm kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ ăn hết xuất và thích ăn cơm ở lớp còn rất thấp. Cho nên tôi đã tìm ra những biện pháp sau nhằm tạo cho trẻ thích ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng giảm tỉ lệ trẻ mắc các bệnh: Suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu Vitamin và nguy cơ béo phì. 3. Biện pháp thực hiện: Qua kiến thức học ở trường và những năm trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ đã giúp tôi phần nào nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non. Và nhạn thức sâu sắc về nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ giữ một vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát triển, lớn lên khỏe mạnh. Nên tôi đã tìm ra các biện pháp sau: * Biện pháp 1: Cải tiến, sáng tạo trong cách chế biến món ăn cho trẻ. Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua các phương tiện như tìm trên sách báo, truyền hình, khai thác trên mạng và tham gia học tập các lớp tập huấn về chế biến món ăn cho trẻ mầm non, học hỏi đồng nghiệp và kết hợp các cô giáo trên lớp tìm hiểu tâm lý, sở thích của trẻ để chế biến cho phù hợp, cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm theo thực đơn và áp dụng một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được yêu thích, ăn hết xuất. Ví dụ: Tâm lý các trẻ đa số thích đẹp, thích được khen tôi đã tham gia cùng với đồng nghiệp cải tiến cách chế biến như cắt tỉa những hình, cánh hoa từ cà rốt, khoai tây, su hào, bí đỏNấu canh xương, thịt nhừ nhưng không nát, nước ngọt trong. Khi trẻ ăn thấy những cánh hoa, hình vuông, hình tròn Trông rất ngộ 3 Thực phẩm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi, rau đay, mướp, rau rền, rau muống, khoai sọchất nọ bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều. Từ cách kết hợp các thực phẩm đa dạng phong phú sẽ giúp trẻ tăng cân giảmtỉ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi. mặc khác khi xây dựng thực đơn tổ nuôi chúng tôi kết hợp với đồng chí kế toán cùng nhau tính khẩu phần ăn cho các cháu phải cân đối theo ngày tránh tình trạng thiếu hoặc thừa các chất, thực đơn phải phù hợp, thực phẩm phù hợp theo tuần, mùa, theo từng thời kỳ, các thực phẩm phải sạch, không độc, không có vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó nhà trường phải có sự ký kết hợp đồng với những ngưòi cung ứng thực phẩm sạch cho nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng tươi ngon nhiều dinh dưỡng giúp các con ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Bởi như thế sẽ giúp cho cơ thể các con khỏe mạnh, cân bằng lứa tuổi, cân nặng và chiều cao, cơ thể phát triển giúp trẻ tránh được sự nhiễm trùng, tinh thần mở mang, điều hòa, khuôn mặt vui tươi của tuổi thơ. * Biện pháp 3: Lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm là những sản phẩm ở dạng rắn, lỏng hoặc bột phục vụ nhu cầu ăn uống của con người với mục đích ding dưỡng hoặc thị hiếu, thực phẩm là một yếu tố rất quan trọng để duy trì sự sống, do đó việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm nếu không đảm bảo các yuế tố vệ sinh thì không những không đem lại hiệu quả kinh tế cho con người mà còn có khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy khi lựa chọn thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Thực phẩm phải có giá trị dinh dưỡng và chất lượng tốt * Thực phẩm ăn vào không gây độc hại cho cơ thể trước mắt và lâu dài. Như vậy thực phảm không được có vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, không nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phẩm màu, thuốc thú y, không nhiễm trứng giun sán, không bị biến đổi thành phần hóa họchay nói cách khác là thực phẩm không bị ôi hỏng hoặc nghi là ôi hỏng. * Thích hợp cho sự tiêu hóa và hấp thu. 5 Nhà bếp luôn giữ sạch sẽ là một trong những vấn đề quan trọng, vì thức ăn dễ bị nhiễm bẩn nên bất cứ dụng cụ nào dành cho việc chế biến thứcc ăn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bếp náu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh. Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo không bị bụi, cod đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống. Tổ nuôi có kế hoạch phân công cụ thể ở các khâu chế biến theo thực đơn theo số lượng đã quy định của nhà trường đảm bảo dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước khi làm việc vào đầu năm học mới và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Bếp được trng bị sử dụng bếp gakhông gây độc hại cho nhân viênvà khói bụi cho trẻ. Cọ rửa vệ sinh dụng cụ chế biến thực phaamr hàng ngày sau khi sử dụng, thùng rác thải, nước gạo luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời. Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: Đeo khẩu trang, đeo tạp dề, đội mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, tổ nuôi có kế hoạch phân công cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tácthông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiêmt tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an roàn thì nhân viên nuôi báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời sử lý. Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống, nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, chia cơm, nơi để thức ăn chín. * Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo tâm lí thoải mái giúp trẻ ăn hết xuất và thích ăn cơm ở lớp. Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người, ai cũng phải ăn để sống. Đối với trẻ không những ăn để sống mà còn ăn để lớn và phát triển, trẻ thường rất nhạy cảm với 7 cho trẻ và xây dựng thực đơn đa dạng hợp lý, cân đối đảm bảo cho trẻ tăng cân, giảm suy dinh dưỡng, thấp còi. Để làm tốt tôi đã đưa ra những biện pháp hữu hiệu: 1. Cải tiến, sáng tạo cách chế biến món ăn cho trẻ. 2. Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm. 3. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh. 4. Vệ sinh khu bếp, dụng cụ và nơi chế biến thức ăn phải an toàn vệ sinh. 5. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo tâm lý thoải mái giúp trẻ ăn hết xuất. Tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học hỏi bồi dưỡng cho chính bản thân, có tinh thần trách nhiệm trong công việc chăm sóc giáo dục trẻ. * Những ý kiến đề xuất. - Đề nghị các cấp lãnh đạo đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng. Trên đây là những biện pháp thực tế của tôi. Tôi mong Ban giám hiệu, các đồng nghiệp. Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm xem và góp ý kiến cho tôi để các biện pháp trên có tính khả thi cao hơn, góp phần thực hiện tốt hơn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ./. Xin chân thành cảm ơn! 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_giu.doc