Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ CÓ BIỂU HIỆN TĂNG ĐỘNG HÒA NHẬP VỚI MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Lĩnh vực : Chủ nhiệm Cấp : Tiểu học Tác giả: Nguyễn Thị Phương Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam Chức vụ : Giáo viên Năm học 2019- 2020 0 | P a g e “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 2. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 01 tháng 08 năm 2019 đến ngày 10 tháng 01 năm 2020 năm học 2019 – 2020. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng học sinh hội chứng có biểu hiện tăng động. Một số học sinh trong lớp 2A7 trường Tiểu học Thanh Xuân Nam năm học 2019 – 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện + Phương pháp quan sát -Phương pháp nêu gương. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2/21 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục Tiểu học phải “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”. Trong đó cũng bao gồm những vấn đề liên quan đến các vấn đề tâm lý nói chung hay biểu hiện tăng động nói riêng. Vậy tăng động là gì? Tăng động là vấn để xoay quanh rối loạn phát triển hành động thiếu tự chủ. Xuất hiện các vấn đề liên quan đến sự chú ý, kiểm soát sự kích thích và về sự tăng động, thế nhưng còn hơn thế, nó còn liên quan đến sự hạn chế khả năng những đứa trẻ này, các mục tiêu tương lai và hệ quả ứng xử của chúng. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có 3 đến 5 trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Thực tế không ít trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở mức độ nặng mới được các bậc cha mẹ phát hiện và đưa đi khám. Ở trẻ có biểu hiện tăng động thường có những dấu hiệu hiếu động quá mức. Trẻ thường chạy nhảy không biết mệt. Vì vậy, việc phải ngồi yên một chỗ thực sự là một khó khăn với những trẻ này. Trẻ chỉ muốn đứng lên và lao vào mọi thứ, bất chấp nguy hiểm.Ví dụ: Trẻ có thể leo trèo khắp nơi trong nhà mà không biết mệt hay có cảm giác sợ sệt từ lời dọa nạt của người lớn. Trẻ khó tập trung, dễ sao nhãng. Mặc dù luôn hào hứng với mọi thứ nhưng điều đó không kéo dài được lâu bởi trẻ luôn trong trạng thái luôn tay luôn chân, không thể ngừng nghỉ dù chỉ một chút. Trẻ hấp tấp, bồng bột. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua việc trẻ không thể chờ đợi đến lượt mình, nói trên người khác, phá đám người lớn hoặc các bạn khác. Hệ quả là trẻ dễ mắc lỗi khi làm bài tập hoặc gặp vấn đề khi làm việc khác. Trẻ chậm nói, khó khăn khi diễn đạt, bày tỏ mong muốn của mình là điều thường thấy ở những trẻ này. Ngoài ra, có trẻ phát triển kỹ năng bình thường trong những năm đầu, nhưng về sau sẽ chậm lại và gặp các vấn đề trong việc sử dụng từ ngữ và nối câu hoàn chỉnh. Đặc biệt, trẻ dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc. Chính vì vậy, trẻ thường có những hành động quá mức dẫn đến xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả những người thân trong gia đình. Với những trẻ em này hình thức giáo dục tốt nhất vẫn là giáo dục hòa nhập. 4/21 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” toàn diện, thân thiện, yêu thương, tạo môi trường tốt nhất giúp trẻ em được bày tỏ ý kiến, tâm tư nguyện vọng, đưa ra những đề xuất thiết thực trong việc học tập, vui chơi, giải trí và các vấn đề liên quan đến trẻ em nói chung, đối tượng trẻ em có biểu hiện tăng động giảm chú ý nói riêng luôn được quan tâm đặc biệt nhằm xây dựng lớp đội viên, thiếu niên mạnh dạn, tự tin, năng động, bước đầu chủ động làm quen với thể chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị hành trang cho công dân tương lai. Trong công cuộc giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên nhiều chuyên môn cùng kinh nghiệm lâu năm là một thành phần tiên quyết. Họ luôn sẵn sàng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục cũng như hỗ trợ, giải quyết mọi vấn đề của trẻ. Các cháu ngoan, nhanh nhẹn, có nề nếp trong các hoạt động của lớp; phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ và hiểu được các công việc của cô ở trên lớp và các hoạt động chăm sóc trẻ ở trường b. Khó khăn Các trường Tiểu học nói chung và các trường nói riêng đôi khi ngại nhận học sinh có biểu hiện tăng động, bởi lẽ dạy những học sinh này thường vất vả hơn rất nhiều so với dạy các học sinh bình thường khác. Học sinh có biểu hiện tăng động có 2 chiều hướng phát triển trái ngược nhau, vì vậy khi các con học chung với các bạn bình thường, giáo viên phải có những cố gắng, nỗ lực không nhỏ, phải có tâm và lòng say mê với nghề, yêu thương thật lòng với học sinh thân yêu. Trong bối cảnh cuộc sống khá khó khăn, đặc biệt với số lượng học sinh trong một lớp khá đông, học sinh có biểu hiện tăng động không phải lá ít và cả ngày các con đều ở trường thì trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với việc phát triển kiến thức, dạy chữ, dạy người là rất lớn. Mong muốn tất cả các con khi đến trường đều cảm thấy nơi đây là tổ ấm của mình, thích học, thích tham gia chơi cùng các bạn, yêu bạn, yêu trường lớp, thầy cô, không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà còn là mong muốn của tất cả các giáo viên dạy học ở các cấp. Mỗi thầy cô đều hiểu rằng không thể cách ly trẻ bị tăng động. Để ổn định trò học trong môi trường hòa nhập cần phải có lòng nhân, tình yêu thương, sự bao dung của phụ huynh và giúp đỡ từ phía bạn bè. Song, một số phụ huynh chưa thông cảm sẻ chia, không muốn con mình ngồi cùng bàn hoặc xa lánh với trò có biểu hiện tăng động Riêng đối với học sinh lớp 2, ở độ tuổi ăn, tuổi chơi là chính, nếu giáo viên chỉ làm tròn bổn phận, trách nhiệm nhà giáo cũng là đáng tuyên dương. 6/21 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” -Thường không nghe lời chỉ dẫn và không hoàn thành bài tập ở trường, các việc vặt ở nhà (không phải do năng lực, mà do không nắm được chỉ dẫn); -Thường do dự, không thích hoặc không muốn làm những việc cần phải có nỗ lực về trí tuệ trong một thời gian dài; -Hay làm mất các dụng cụ học tập, đồ chơi hay đồ dùng cá nhân. -Thường dễ bị phân tán sự chú ý, hay quên; -Thường không ngồi yên, luôn vận động tay chân, vặn vẹo, uốn éo khi ngồi, chạy nhảy, trèo leo không đúng lúc, đúng chỗ; không thích chơi và thưởng thức những hoạt động giải trí yên tĩnh; -Nói nhiều, không kiên trì, hay cướp lời hoặc ngắt lời người khác; -Hay đánh bạn, chơi các trò chơi bạo lực. Trẻ tăng vận động, kém chú ý thường có các biểu hiện rối loạn như hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực, đưa đến những khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp và các sinh hoạt khác; Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành nhiệm vụ một sinh hoạt cá nhân nào đó theo chỉ dẫn ai đó. Một đặc điểm chung đối với trẻ có biểu hiện tăng động là trẻ không thể ngồi yên một chỗ. Trẻ có thể chạy nhảy liên tục không ngơi nghỉ, dù ở bất kỳ điều kiện, không gian nào. Khi chúng ngồi xuống, chúng có xu hướng bồn chồn hoặc nhún nhẩy. Nếu không điều trị, hội chứng tăng động có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt xã hội và trình độ học vấn của trẻ. Trẻ không thể tập trung trong công việc và học tập thường dẫn tới quá trình học không tốt ở trường. Trẻ bị hiếu động thái quá, hay cắt ngang việc người khác có thể gây rắc rối trong giao tiếp. Sự tụt lùi này có thể dẫn tới tự ti và các hành vi thiếu chuẩn mực. Nắm được rõ những dấu hiệu cho biết học trò của mình có biểu hiện tăng động cũng giúp tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy. Tôi thật sự thương các con khi các con không được may mắn, bình thường như những học trò khác. Năm học nào lớp tôi cũng có vài trò mắc phải hội chứng trên, điển hình như năm học này lớp tôi có đến 3 học sinh: 1. Nguyễn Huy Vũ, cháu quá hiếu động. Cháu tự do đi lại không thích học, chỉ thích đi chơi vòng quanh sân. Cháu thường trêu chọc bạn, giằng đồ của bạn khi thì sữa, 8/21 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” 3) Phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh hội chứng tăng vận động và không ảnh hưởng đến lớp học. Biện pháp luyện tập phù hợp với việc hình thành các kĩ năng cần tạo thói quen. Do đó, giáo viên nên lựa chọn biện pháp này là biện pháp quan trọng trong rèn luyện kĩ năng thực hiện nội quy trường lớp cho học sinh có biểu hiện tăng động hòa nhập. Để hình thành tốt kĩ năng thực hiện nội quy cho học sinh hội chứng tăng vận động, giảm chú ý học hòa nhập, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần cho các em luyện tập các bài tập sau: Bài tập 1. Tập thói quen lễ phép với thầy cô Rèn cho học sinh thói quen biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép với thầy cô. Khi muốn ra ngoài hay phát biểu ý kiến xin phép cô giáo. Trong quá trình tiếp xúc và dạy học sinh, giáo viên thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích học sinh thực hiện. Khi học sinh không thực hiện hoặc thực hiện sai, yêu cầu học sinh thực hiện lại cho đúng. Giáo viên có thể làm mẫu để học sinh hiểu rõ hơn. Bài tập 2. Tập thói quen thực hiện nội quy lớp học. Tạo thói quen đi học đúng giờ: nhờ phụ huynh nhắc nhở hoặc đưa học sinh đi học đúng giờ. Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh gần nhà với học sinh đó thường xuyên rủ bạn đi học đúng giờ. Giáo viên có thể xác định thời gian học sinh đi đến trường và ước lượng giúp học sinh mấy giờ bắt đầu ra khỏi nhà và đến trường. Bài tập 3. Tạo thói quen chấp hành nội quy giờ học - Cho học sinh ngồi cạnh bàn giáo viên, ngồi đầu bàn tạo thuận lợi để giáo viên kiểm soát và trẻ có thể dễ tập trung hay tham gia các hoạt động của lớp học; - Cho học sinh ngồi cạnh những bạn chăm ngoan, học khá, giỏi và thân thiện với học sinh tạo sự yên tâm, thoải mái cho học sinh và luôn có bạn nhắc nhở, khuyến khích học sinh chú ý, trật tự trong giờ học; - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, đặc biệt là các tổ trưởng theo dõi, nhắc nhở các bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường lớp; các kết quả theo dõi được báo cáo trước lớp trong buổi sinh hoạt cuối tuần để các bạn trong lớp đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm với những bạn vi phạm và tuyên dương, khuyến khích những bạn thực hiện tốt; điều này tạo không khí thi đua cùng nhau thực hiện tốt kĩ năng cho cả lớp và cho học sinh sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn; 10/21 “Một số kĩ năng tạo cơ hội cho trẻ có biểu hiện tăng động hội nhập với môi trường giáo dục” Biện pháp này phù hợp với việc hình thành kĩ năng hợp tác với bạn bè cho học sinh có biểu hiện tăng động học hòa nhập. Giáo viên thiết kế các trò chơi trong các hoạt động học tập hay vui chơi. Tổ chức chơi trong nhóm, tổ hay cả lớp với sự tham gia tích cực của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt chú ý thiết kế các trò chơi mang tính hợp tác như trò chơi tiếp xúc. Khi học sinh tham gia cần theo dõi, động viên và hướng dẫn nếu học sinh thường thực hiện sai. Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này thường xuyên trong các giờ lên lớp hoạt động ngoại khóa. a.3 Xây vòng bạn bè Mục tiêu: Tạo cho học sinh mối quan hệ bạn bè ấm áp, những người bạn sẽ giúp học sinh mau chóng hòa nhập với nề nếp sinh hoạt, cách ứng xử phù hợp trong trường lớp. Hơn nữa, học sinh cảm thấy an tâm, vui vẻ khi có bạn bè sẽ là điều kiện quan trọng tiếp thu các kiến thức văn hóa cũng như việc học và luyện tập các kĩ năng xã hội cần thiết. Nội dung: Giáo viên có thể thành lập nhóm bạn sẵn sàng giúp đỡ trò có biểu hiện tăng động. Những em này biết quý mến bạn, không ngại khó và có ý thức trách nhiệm khi được giáo viên phân công. Các em là những người thường xuyên cùng tham gia vào mọi hoạt động của lớp và của trường. Ý nghĩa giáo dục: Việc thiết lập cho học sinh có biểu hiện tăng động những mối quan hệ tích cực với bạn bè là điều kiện quan trọng để học sinh học tập và trưởng thành. Tổ chức thực hiện : Trước hết, giáo viên nên xây vòng bạn bè theo hình thức đôi bạn: Giáo viên nên giúp đỡ và tạo điều kiện để học sinh có được ít nhất một người bạn thân nhất trong lớp, thường tham gia cùng trong nhiều hoạt động và giúp học sinh đạt được những thành công nên chọn học sinh có khả năng học tập tốt, tính tình điềm đạm, biết giúp đỡ người khác và có mối thiện cảm với bạn bè. Bắt đầu có thể là từ phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phong trào này giúp bạn vượt khó. Từ đó, học sinh có cơ hội được bạn bè giúp đỡ và tìm được một người bạn thân để cùng thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trường lớp. - Vòng bạn bè theo nhóm – tạo cho trò nhóm bạn để cùng thực hiện các nhiệm vụ học tập và các kĩ năng xã hội mang lại hiệu quả. - Vòng bạn bè theo hình thức cả lớp: Giáo viên xây dựng ý thức chia sẻ với những bạn khó khăn cho mọi học sinh. Khuyến khích cả lớp thi đua học tập, rèn 12/21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_tao_co_hoi_cho_tre_co_b.doc