Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung

Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài . Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, Gáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự nghiệp Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, người giáo viên có vị trí quan trọng, là người trực tiếp hình thành nhân cách con người, trang bị tri thức, kỹ năng sống cho học sinh. Nghị quyết Đại hội ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp Giáo dục”. Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo thành công và phát triển đòi hỏi người Giáo viên phải đảm bảo “Vừa hồng vừa chuyên”, có đủ phẩm chất và năng lực. Giáo dục Mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp Giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ Mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường Tiểu học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục Mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà giáo dục Mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định toàn bộ sự nghiệp giáo dục Mầm non, chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, người trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chính là Hiệu trưởng. Trường Mầm non EaTung là một trường luôn có sự thay đổi về công tác đội ngũ, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được điều động đến hàng năm do yêu cầu công tác; cán bộ quản lý trẻ mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên, một số giáo viên mới được điều động đến là giáo sinh mới ra trường, trình độ chuyên môn tuy đã đạt chuẩn nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật theo yêu cầu đổi mới của ngành; hơn nữa số Giáo viên cũ vì trình độ đào tạo trước đây là sơ cấp, trung cấp lớn tuổi lên không tham gia học trên chuẩn. Với trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung - 1 Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non một mặt họ là khách thể quản lý, là đối tượng của tất cả các cấp quản lý Giáo dục mà người quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng trường Mầm non. Mặt khác họ là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý của họ là một lớp thế hệ trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự được coi là “Quốc sách hàng đầu”. Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non. “ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt” II.2. Thực trạng. * Khái quát - Tổng số CBVC : 22 đồng chí, dân tộc 06; nữ dân tộc 06 đồng chí. + BGH : 03 đồng chí + Giáo viên : 15 đồng chí; Nữ : 15; Dân tộc : 05; NDT: 05 + Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01 + Đảng viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 - Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp ; Nữ: 100 trẻ; Dân tộc: 55 trẻ; Nữ dân tộc: 22 trẻ. *.Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức cuối năm học 2013- 2014 Năm học 2013-2014 Trình độ Tổng GV giỏi Xếp loại cuối năm TT chuyên môn Đảng viên số cấp trường Đạt chuẩn Trên chuẩn Xuất sắc Khá CBQL 3 3 3 3 = 100% Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung - 3 Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. c) Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức tốt hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, nhiều đồng chí trẻ trình độ trung cấp mới được điều động đến nhận công tác tại trường giữa năm học 2013-2014 thì đến hè đã đăng ký tham gia học trên chuẩn 03 đồng chí, đến nay trường có 100% giáo viên trẻ chưa có trình độ trên chuẩn, đang tham gia học trên chuẩn. Chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt trong công tác - Mặt yếu Một số cán bộ quản lý, giáo viên trẻ, giáo viên dân tộc còn gặp khó khăn về công tác quản lý, giao tiếp, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, áp dụng thực tế đôi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo dục Mầm non đã đảm bảo chế độ kịp thời, dầy đủ, hỗ trợ tiền giáo viên vùng đặc biệt khó khăn ( NĐ 116) . Được Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm chỉ đạo sát xao. Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế của trường để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Một số đồng chí giáo viên trẻ đang tham gia học trên chuẩn. Các tổ chức đoàn thể trong trường đoàn kết, nhất trí cao, Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến đội ngũ, việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Trường Mầm non EaTung, luôn có sự thay đổi về đội ngũ, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được điều động đến và đi hàng năm do yêu cầu công tác. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trường Mầm non EaTung có tổng số cán bộ quản lý là 3 đồng chí, trong đó có một Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên kinh nghiệm còn ít. Một số giáo viên trẻ mới được điều động đến trình độ chuyên môn mới đạt trung cấp. Bản thân tôi mới được điều động bổ nhiệm đến nhận công tác lên đôi lúc chưa mạnh dạn, quyết đoán. Trường có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km, ( trong dó có một phân hiệu Buôn Drai 100% dân ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số. Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung - 5 Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra. Tăng cường cơ sở vật chất. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Làm tốt công tác quản lý. Qua khảo sát chất lượng đội ngũ, xếp loại tại trường Mầm non EaTung cuối năm học 2013-2014 còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra năm học 2014-2015. Trước tình hình thực trạng về chất lượng đội ngũ của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những giải pháp để chỉ đạo, nhằm quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức đạt chỉ tiêu đăng ký thi đua đầu năm học với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, tôi đã thực hiện như sau: Căn cứ vào nhiệm vụ trong năm học và căn cứ vào trình độ năng lực của từng cán bộ, giáo viên để phân công công việc cho từng đồng chí một cách hợp lý. Ai giỏi việc nào phân công làm việc đó tùy vào nội dung công việc của từng tháng, từng tuần để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện nhiệm vụ đó để đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Ngay đầu năm học đã có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng ( bảng phân công nhiệm vụ Số 02/PCNV-MNET ngày 01 tháng 8 năm 2014. - Đối với lãnh đạo 1. Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Xuyến Bí thư Chi bộ trường Mầm non EaTung, phụ trách công tác Đảng trong chi bộ trường Mầm non EaTung ; Phụ trách chung các hoạt động của đơn vị, lãnh đạo điều hành công việc của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng GD&ĐT về các hoạt động của đơn vị; Phụ trách Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Công nghệ thông tin; chủ tài khoản của trường Mầm non EaTung; Ra quyết định thành lập và làm trưởng ban chỉ đạo các ban: Kiểm định chất lượng, Hội đồng chuyên môn; Hội đồng các kỳ thi, Hội thi của các khối lớp. Trực tiếp làm chủ tịch các hội đồng: thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương... Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến công chức viên chức. Phân công công tác cho các Phó hiệu trưởng và CB, VC tại trường Mầm non EaTung. Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung - 7 Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. Kiện toàn sắp xếp các tổ chức đoàn thể và các tổ chuyên môn trong nhà trường. - Hàng năm phải kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Trước hết cần phải kiện toàn chi bộ Đảng vì Đảng là cấp cao nhất lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, thi hành các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên. Cùng với việc kiện toàn tổ chức Đảng cũng phải kiện toàn các tổ chức quần chúng như: Công đoàn, chi đoàn thanh niên, để phát huy quyền làm chủ và tính tiên phong gương mẩu của đoàn viên, trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Tổ chức Đảng cơ sở và các đoàn thể quần chúng trong trường Mầm non là các tổ chức trong hệ thống bộ máy tổ chức. Vì vậy, cán bộ quản lý nhà trường phải thực hiện đúng cơ chế, thiết lập được mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền và đoàn thể trong bộ máy quản lý nhà trường để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của các đoàn thể quần chúng. Tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng hoạt động mạnh mẽ. Tổ chức Đảng phải phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo chính quyền đoàn thể trong nhà trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Giải pháp 2: Xây dựng các tổ chuyên môn. Căn cứ vào quy định trong điều lệ, căn cứ vào số nhóm lớp của trường để xây dựng các tổ chuyên môn và xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ. Nhiệm vụ của tổ phải thống nhất với mục tiêu chung của nhà trường. Căn cứ vào nhiệm vụ của từng tổ, trình độ năng lực của từng cán bộ, giáo viên để sắp xếp cán bộ, giáo viên vào các tổ cho phù hợp. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thống nhất với lãnh đạo nhà trường để xác định nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường mầm non. Cán bộ quản lý nhà trường phải quy định cụ thể mối quan hệ công tác giữa các tổ nhằm tạo sự thống nhất, chánh sự chồng chéo mâu thuẫn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường chúng tôi có tổng số 7 lớp; 01 nhóm trẻ, 02 lớp Mầm, )2 lớp chồi, 02 lớp lá tôi đã thành lập 02 tổ khối trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Thủy: Tổ trưởng khối lá, khối nhóm trẻ. Đ/c Nguyễn Thị Tính: Tổ trưởng khối Mầm, khối chồi. Các đồng chí tổ khối trưởng có trách nhiệm thống nhất với lãnh đạo nhà trường , xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm, tháng, tuần, ngày phù hợp với tình hình của các khối. Lên kế hoạch họp hàng tháng, đánh giá xếp loại công bằng, chính xác, học sinh, các thành viên trong tổ. Phối kết hợp với các đoàn thể thực hiện tốt các phong trào hoạt đông do cấp trên phát động. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung - 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_va_quan_ly_c.doc