Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tại một đơn vị đặc biệt khó khăn
1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài. Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. Thông tư này thay thế Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường mầm non đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường mầm non; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định Chất lượng giáo dục. Công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trường mầm non không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai đoạn 2020- 2025, Phòng giáo dục và đào tào Lệ Thủy đã có công văn số 729/HD- GD&ĐT ngày 25 tháng 9 năm 2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020- 2021 và chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của huyện, Đảng bộ xã đã đưa mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ V. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, 1 trường cần có những giải pháp riêng, mang tính đặc thù để tiến hành lộ trình xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 2. Phần nội dung: Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Từ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế của các địa phương, nơi nào xây dựng được trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện. Ngoài ra, “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, “Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội”; Do đó, xây dựng trường chuẩn quốc gia không phải đơn phương của nhà trường mà là của toàn xã hội. Vấn đề là vậy, nhưng làm thế nào để xã hội cùng tham gia, cái đó còn phụ thuộc vào năng lực trong công tác xã hội của người quản lí. Người quản lí phải biết cách tham mưu, tìm cơ hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các nhóm đối tượng mà mình cần huy động. Một khi đã hiểu về mục đích, ý nghĩa, chủ trương về xây dựng trường chuẩn quốc gia thì tính đồng thuận trong thực hiện giữa nhà trường và xã hội sẽ được nâng cao hơn, việc huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia sẽ dễ dàng hơn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đề ra dễ thành công hơn. Theo quy định, trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; đây là điều kiện vững chắc để góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, tôi quyết tâm thực hiện xây dựng thành công trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. “ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt” 2.1. Thực trạng của vấn đề. Trường mầm non chúng tôi đóng trên địa bàn xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. được thành lập từ tháng 8 năm 2004, với tổng diện tích đất là 5029,5m 2, với 5 điểm trường các lớp học nằm rãi rác, nhỏ lẽ. Đến nay còn lại 3 điểm trường mỗi điểm trường cách xa nhau 8-13km. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 22 đồng chí, dân tộc 06, nữ dân tộc 06 đồng chí; BGH: 03 đồng chí; Giáo viên: 17 đồng chí; Nhân viên : 02 đồng chí. Nhân viên dinh dưỡng: 3 đồng chí (hợp đồng) 3 quản lý, giáo viên, nhân viên. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật 6 2/6 33,3% 4/6 66,6% chất và thiết bị dạy học. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ 2 1/2 50% 1/2 50% giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động 4 3/4 75% 1/4 25% và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Kết quả: 25 17/25 68% 8/25 32% 2.2. Một số giải pháp: Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban nghành đoàn thể ở địa phương, sự nổ lực của bản thân trong quản lý, chỉ đạo trong công tác xây dựng trường đạt chất lượng kiểm định giáo dục, đạt chuẩn quốc gia ở một đơn vị vùng đặc biệt khó khăn. Để đạt được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số giải pháp sau: 2.2.1. Giải pháp 1: Định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng trường mầm non đạt chất lượng kiểm định giáo dục cấp độ độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: . Có xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia mới lập được đề án, lộ trình, kế hoạch mang tính khả thi, mới xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường. Xác định về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp cho người thủ trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, trong triển khai tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên. . Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các quyết định, thông tư, hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chất lượng kiểm định giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, về hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong công tác kiểm tra trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từng năm học của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện vào thời điểm nào là có hiệu quả. * Định hướng về việc xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, bước đi: 5 khác là lôi kéo gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc nuôi dạy các cháu ngày một tốt hơn. Đối với gia đình: Nhà trường phân công cán bộ, giáo viên phối hợp cùng các Thôn, Bản đến từng hộ gia đình điều tra trẻ trong độ tuổi, kết hợp tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường. Đầu năm, cuối năm, trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền giúp cha mẹ hiểu được những kiến thức sơ đẳng để phối hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục cháu. Cũng thông qua hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu ra ban ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tuyên truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường cũng tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều cá nhân, đơn vị, đã từng bước giải quyết được nhiều khó khăn cho nhà trường. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của Ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Ngoài việc nỗ lực của nhà trường, sự lãnh đạo của ngành chủ quản cấp trên, chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chất chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững của nhà trường. Điều 12 Luật Giáo dục 2005 đã quy định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: “Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Trong xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, công tác xã hội hóa giáo dục, bản thân tôi đã tập trung vào các lực lượng xã hội với nhiều nhóm đối tượng khác nhau để huy động gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi. 7 Đến nay nhà trường có 100% nhóm, lớp có đủ phòng học đảm bảo diện tích, sân chơi, có môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, có đủ công trình vệ sinh tự hoại sạch sẽ. Trường có hệ thống nhà bếp được xây dựng một chiều. Bếp ăn sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhóm lớp có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo quy định tại Thông tư 02/BGD&ĐT để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, bản thân tôi đã tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh; Xây mới dãy nhà 2 tầng với 6 phòng học ở điểm trường trung tâm với 5 tỷ đồng; tu sửa cổng, biển trường, xây dựng vườn rau của bé, xây mới nhà để xe, khu phát triển thể chất, cải tạo khuôn viên, làm giàn hoa điểm trường trung tâm trị giá trên 900.000 triệu đồng. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc, dạy - học, ứng dụng công nghệ thông tin, dụng cụ bán trú như: nồi cơm điện, tủ đựng đồ ăn, tủ lạnh, máy lọc nước, bàn ghế học sinh, bàn ghế văn phòng, máy tính, ti vi, lắp gương phòng âm nhạc, vẽ xung quanh lớp học, rèm cửa, ... trị giá trên 300.000 triệu đồng. 2.2.4. Giải pháp huy động nguồn lực: Nguồn lực có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ phát huy sức mạnh nội lực là chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương để từ đó có sự huy động nguồn lực đúng hướng và đem lại hiệu quả. Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu quả, ưu tiên tập trung cho những chuẩn giải quyết được bằng quyền hạn của đơn vị, là phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đoán, năng động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trong địa bàn. Là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_mam_n.doc