Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực“ trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực“ trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực“ trong trường Tiểu học

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC” TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. Họ và tên: Phạm Văn Chung Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Lợi Trình độ đào tạo: Đại học Môn đào tạo: Giáo viên tiểu học Krông Ana, tháng 01 năm 2015 cần phải thực hiện những công việc gì? Tìm ra giải pháp nào? để tổ chức và thực hiện phong trào có hiệu quả. Góp phấn ngày một nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì thế tôi rất tâm đắc và đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực trong trường Tiểu học” I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trong môi trường, trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Trong cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Để tiến hành tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cần xác định năm nhiệm vụ sau: - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh bậc Tiểu học nói chung, trong đó có học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên Tổng phụ trách Đội. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 II. NỘI DUNG. II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài. Để thực hiện làm theo lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thi đua dạy tốt, học tốt, đào tạo nguồn nhân tài có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ, xây dựng và bảo vệ đất nước. - Nước ta trong thời kì mở cửa, hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. - Nhà trường không những cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, mà còn rèn cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo, kĩ năng sống cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi học sinh. Giáo dục Tiểu học là nền móng để đạt được mục tiêu trên. - Hiện nay, trong khi các nhà trường đang tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thì đa số giáo viên thường gặp những khó khăn vì tình trạng bỏ học, trốn học, học sinh không thuộc bài, không chuẩn bị bài trước ở nhà, nhút nhát, không tích cực phát biểu. Tình trạng này ảnh hưởng không ít đến kết quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, phổ biến nhất là ở các vùng nông thôn. Nhiều giáo viên vất vả chuẩn bị bài giảng ở nhà, lên kế hoạch phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, vậy mà học sinh không đến lớp. Còn các em đến lớp thì không chuẩn bị bài ở nhà, không thuộc bài, không tích cực phát biểu. Giáo viên phải độc thoại suốt buổi. Hết giờ, còn phải đi tìm học sinh trốn học, giáo viên lại không được dùng hình phạt quá mức với học sinh. Một số giáo viên chán nản, mệt mỏi có thái độ “buông xuôi” giáo dục. Tôi cứ băn khoăn mãi: “Làm thế nào để học sinh không trốn học?”; “Làm thế nào để các em hứng thú học tập hơn?”; “Làm sao không dùng hình phạt mà học sinh vẫn tự giác, tích cực và học tập có kết quả tốt hơn?”; “Làm sao các em có cảm giác, mỗi ngày đến trường là một niềm vui?”; “Làm sao giáo viên dạy ít mà học sinh hiểu nhiều hơn?” - Năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục phát động một số văn bản quan trọng, phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục, là bước tiến vượt bật của ngành. Tạo điều kiện cho giáo viên làm việc trong bầu không khí tích cực đi vào thực chất của chuyên môn, học sinh nhận thấy mình 4 và việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng là phải tập trung nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở đơn vị. Tổ chức tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. * Hạn chế: Sự quan tâm của các tổ chức xã hội tại địa phương trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đôi khi chưa sâu sát, cơ sở vật chất xuống cấp dẫn đến các giải pháp, biện pháp thực hiện sẽ không đạt hiệu quả cao. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Những mặt mạnh khi vận dụng đề tài - Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Thực hiện nhiệm vụ dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và giúp các em tự tin trong học tập. Học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hạn chế rất nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát; thầy cô giáo và trò phối hợp đồng bộ trong các hoạt động trên lớp, tạo không khí lớp học thân thiện, hài hòa. - Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp, thể hiện ngay trong các bài dạy đạo đức, các quan hệ cá nhân; về kỹ năng tự nhận thức .. - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Tổ chức để các em được tham gia các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh. * Những mặt yếu khi vận dụng đề tài Công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục là hai yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cho sự thành công của đề tài này, chính vì vậy khi áp dụng đề tài này tại đơn vị, nếu mọi giáo viên, học sinh, các tổ chức xã hội tại địa phương chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, không được sự hưởng ứng tích cực và phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong đơn vị và các tổ chức xã hội ở địa phương sẽ dẫn đến kết quả thực hiện phong trào này tại đơn vị sẽ không được như mong muốn. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài: Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của 6 xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà nòng cốt là “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để góp phần nâng cao đức, tài cho học sinh là một việc quan trọng và cần thiết giúp các em có nền móng để phát triển toàn diện sau này. * Khảo sát đầu năm học 2014-2015. Nội dung 1: Xây dựng trường, lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn: (Đạt khá) Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, đảm bảo chuẩn kiến thức; phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập: (Đạt khá) Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh: (Đạt tốt) Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh (Đạt khá) Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng địa phương (Đạt khá) * Khảo sát chất lượng đầu năm (Khảo sát áp dụng theo TT32/2009; Vì thời điểm đó chưa áp dụng TT30/2014) TSHS Khá; giỏi TB Yếu Ghi chú (Toàn trường) Số lượng % Số lượng % Số lượng % 238 42 17,6 161 67,7 35 14,7 - Đầu năm tỉ lệ học sinh bỏ tiết, nghỉ học tương đối nhiều. - Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần không đảm bảo. II.3. Giải pháp, biện pháp. a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá học sinh, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo. Vì thế ta có thể nói: Để kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó chú trọng đến các biện pháp giáo dục tích cực để “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp *Nội dung các biện pháp, giải pháp - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn 8 - Làm tốt công tác tuyên truyền và phát động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. + Trong lễ khai giảng năm học mới. Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường, các tổ chức trong nhà trường đều ký cam kết thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Làm sao cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và mọi người trong xã hội đều hiểu rõ được mục tiêu, yêu cầu và nội dung của “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và địa phương. - Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. + Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức: Ban văn hoá-thể thao, Đoàn Thanh niên thôn buôn, xã, Hội chữ thập đỏ và các ngành liên quan cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra. + Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”. - Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã được thống nhất, đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường đã được cụ thể hoá trong quy chế. - Tiếp tục đầu tư cả sức người và tài chính để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. + Tu sửa, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, không chỉ phục vụ các hoạt động dạy học mà còn đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. Sửa chữa hệ thống điện, nước, bàn ghế, phòng học, đảm bảo an toàn, sạch đẹp. + Tiếp tục đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường đảm bảo theo các tiêu chí xanh, sạch, đẹp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phát động cán bộ, giáo viên, nhân 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_hoc_t.doc