Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái

SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” LỜI NÓI ĐẦU Không biết từ bao giờ hai tiếng Thầy thuốc, được nhân truyền tai nhau, còn với tôi có lẽ nó xuất phát từ hai tiếng “ Thầy lang”. Những người Thầy lang đã tìm ra bài thuốc quý giúp đỡ, cứu chữa mọi người, mà ngoài ta thường ví họ như “từ mẫu”. Vâng nghề thầy thuốc là một trong những nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Có những người trực tiếp cứu chữa người bệnh, làm việc trong các bệnh viện, trạm y tế. Cũng có những thầy thuốc “mang quân hàm xanh” như các chiến sĩ biên phòng. Lại có nhiều thầy thuốc với những đóng góp thầm lặng mà cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng tránh các loại dịch bệnh hay mắc phải ở trường học đó là những nhân viên Y tế trường học. Nhân viên y tế trường học là người trực tiếp phụ trách mảng y tế trong nhà trường bao gồm: theo dõi vệ sinh lớp học, sân trường và khu vệ sinh; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh; phát hiện, phòng và điều trị những bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống . Tất cả các cuộc thi đấu thể thao, những chuyến đi tham quan dã ngoại của giáo viên và học sinh đều không thể thiếu sự chăm sóc của nhân viên Y tế. Mặc dù vậy, hiện nay công tác Y tế trường học cũng gặp muôn vàn khó khăn như cơ sở vật chất của nhà trường chưa được đáp ứng, các loại dịch bệnh mới bùng phát thường xuyên, công tác tập huấn để tiếp cận các loại dịch bệnh của cấp trên còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội hiện nay vì vậy công tác Y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất. Dựa trên tình hình thực tế của trường, tôi mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh. Qua đó khẳng định tầm quan trọng của một nhân viên Y tế trong trường học. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 1 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận của vấn đề - Tuyên truyền là việc nêu ra các thông tin, vấn đề với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. - Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (World healthe organization) được nêu trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 thì sức khỏe không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tinh thần, về thể xác, về xã hội. - Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh là nêu lên một vài phương pháp phòng tránh các loại dịch bệnh bằng cách tuyên truyền trước cờ hoặc trong tiết sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh biết và từ đó có thể áp dụng cho bản thân để bảo vệ sức khỏe của chính mình. II. Thực trạng của vấn đề 1. Đặc điểm tình hình - Trường THCS Phạm Hồng Thái được thành lập năm 1997. - Diện tích toàn trường là: 8513 m2, - Tổng số CBGV- CNV là: 52 - Tổng số học sinh: năm học 2013-2014: trường có 690 em, năm 2014- 2015 có 673 em. Trong đó: + Phòng học: 15 + Phòng thư viện: 1 + Phòng thiết bị: 1 + Phòng thực hành: 1 + Phòng vi tính: 1 + Phòng văn thư: 1 + Phòng kế toán: 1 + Phòng Y tế: 1 2. Thuận lợi Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 3 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Tuy đã có khuôn viên sạch sẽ, khu nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên đạt tiêu chuẩn tuy nhiên hố xử lí rác thải chưa có cũng có phần nhỏ làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. d. Về phía địa phương Nhà trường do đóng chân trên địa bàn vùng 3 nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc anh em sinh sống nên vẫn tồn tại một số phong tục, hủ tục, tập quán, thói quen lạc hậu của người dân như chưa có hố xí hợp vệ sinh, ốm đau mời thầy mo, thầy cúng, tự bốc thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Đơn cử việc sử dụng hố xí không đúng quy chuẩn, các dịch bệnh lây theo đường tiêu hóa đã có rất nhiều năm nhưng kết quả tuyên truyền không được bao nhiêu. Việc tuyên truyền cho người dân hiểu ra ích lợi của việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh tốn rất nhiều công sức, tập quán không sử dụng hố xí, ốm đau mời thầy cúng, thầy mo về nhà cúng là chuyện thường tình bao thời nay vì họ ít được tiếp cận với y học hiện đại ngày nay. e. Quan điểm của xã hội Ngày nay,các loại dịch bệnh đang đe dọa đến sức khỏe của người dân toàn thế giới ngày càng tăng lên đáng kể. Chúng ta đều biết dịch bệnh gắn liền với môi trường, khí hậu, thời tiết, vì vậy trước những sự biến đổi khí hậu, sự suy thoái môi trường như hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Để đáp ứng được với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đó cần nhanh chóng củng cố lại hệ thống y tế đã thôi thúc tôi trăn trở suy nghĩ phải tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giúp các em hạn chế ốm đau để yên tâm học tập. Thống kê một số dịch bệnh trước khi đưa ra giải pháp: Năm học 2013 - 2014 STT Loại bệnh Số lượng Tỷ lệ % 01 Sốt xuất huyết 15 2.1 Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 5 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm. Bằng những việc làm cụ thể cứ sau tiết chào cờ thứ 2 hàng tuần, tháng cán bộ y tế kết hợp với tổng phụ trách đội cùng với lớp Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 7 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Loét miệng: khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh. Qua những hình ảnh thực tế trên các em đã nắm chắc được bệnh chân tay miệng và như thế khi có dấu hiệu là các em đã nhận biết và báo ngay cho cán bộ y tế để có hướng điều trị phù hợp. • Tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ Hàng năm cứ đến thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô lại bắt đầu xuất hiện các loại dịch bệnh trong đó có bệnh đau mắt đỏ xảy ra nhiều ở các em học sinh trong nhà trường. Bởi vì bệnh đau mắt đỏ thường dễ lây từ em này sang em khác, lớp này sang lớp kia. Vậy làm thế nào để các em có thể phòng tránh một cách hiệu quả thì y tế học đường có một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh cho các em. Bằng nhiều kênh hình khác nhau nhưng cách tuyên truyền dưới cờ, thông qua chương trình phát thanh măng non của nhà trường để các em vừa nắm được lý thuyết vừa quan sát được đồ dùng trực quan qua tranh ảnh trực quan tại nhà trường từ đó giúp các em ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 9 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” 2. Giải pháp tuyên truyền thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường Giáo dục bảo vệ môi trường sạch – đẹp thông qua hoạt động lao động, vệ sinh thân thể, ăn uống. Thông qua hoạt động lao động chăm sóc bảo vệ môi trường sạch sẽ; lao động vệ sinh môi trường: gom rác quét dọn trong lớp, nơi sân trường, lau chùi bàn ghế đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp. Lao động chăm sóc vườn sinh địa của nhà trường: ở hầu hết các nhà trường đều có vườn sinh địa, thông qua buổi lao động chúng ta vừa hướng dẫn cho các em biết được vai trò của một số cây thuốc nam để chữa bệnh, từ đó chúng ta củng cố, chăm sóc vườn thuốc nam đạt kết quả cao hơn. Hướng dẫn cho các em hàng ngày phải tắm rửa, gội phải có xà bông, không đi tắm sông, tắm suối, thường xuyên vệ sinh thân thể. Trong ăn uống: căn dặn các em phải ăn chín, uống sôi, thông thường tất cả các nhà trường hầu như có các hàng quán bán hàng rong trước cổng trường, với những món ăn hấp dẫn, lôi cuốn các em nhưng đây chính là nguyên nhân nảy sinh ra các bệnh về ngộ độc thức ăn. Nếu chúng ta cố gắng tuyên truyền tốt thì số ca ngộ độc sẽ giảm hẳn. Nước uống cũng vô cùng quan trọng, thông thường các em học sinh tiện đâu uống đó, nước giếng múc lên là uống ( nước chưa được đun sôi) hoặc trên thị trường hiện nay có nhiều lọai nước giải khát không rõ nguồn gốc xuất xứ, nước kém chất lượng, quá hạn nhưng vẫn được bày bán tại các quán trên địa bàn, khi có lực lượng kiểm tra thì chủ quán giấu đi còn không vẫn bày bán ngang nhiên. Học sinh là đối tượng tiêu thụ nhiều nhất các loại nước giải khát kiểu như thế này, có nhiều em đau bụng lên nằm ói, mửa khi hỏi mới biết là uống nước ở quán ven đường. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 11 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Hình 2: An toàn vệ sinh thực phẩm Hình 3: Vì sức khỏe của bạn và cộng đồng Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 13 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” Giảm được tỉ lệ mắc bệnh đáng kể, các em đã hình thành cho mình được thói quen “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vệ sinh cá nhân thân thể sạch sẽ hơn trước, các em đã biết được kỹ năng cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. 2.Về phía cán bộ y tế Quá trình trải nghiệm trong công việc rút ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân đặc biệt là chuyên môn được nâng lên nhờ trải nghiệm thực tế cùng với các em học sinh. Giảm được áp lực công việc, so với trước đây số ca vào giường bệnh đông hơn thì giờ đây có phần thưa hơn. Gắn bó mật thiết hơn với các em học sinh, tự tin hơn trong các đợt tuyên truyền. 3. Về phía nhà trường Đầu tư nhiều hơn trong công tác y tế như đầu tư thêm CSVC, mua thêm trang thiết bị để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh. Thành lập được một số ban như ban phòng chống sốt xuất huyết, các loại dịch bệnh, ban lao động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường.. vv nhờ thế trong công việc có phần nhẹ nhàng hơn. 4. Về phía địa phương Qua tác động các bài tuyên truyền trước cờ, trong các buổi họp phụ huynh thông qua giáo viên chủ nhiệm nhờ vậy phụ huynh ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho con cái. Các hủ tục lạc hậu ốm đau nhờ thầy cúng, thầy mo giờ đây đã thưa dần, qua trao đổi đàm thoại với các em học sinh thì tôi biết được hiện nay các gia đình phụ huynh đã có hệ thống nhà cầu tương đối hợp vệ sinh. Cán bộ y tế xã đã thường xuyên phối kết hợp với nhà trường hơn để tiêm phòng vác xin uốn ván cho các em nữ, khám mắt cho học sinh toàn trường. Dịch bệnh có phần giảm hơn so với trước thông qua bảng số liệu dưới đây Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 15 SKKN: “Một số giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái” C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Y tế học đường có vai trò hết sức quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh những thế hệ tương lai của đất nước. Từ những mục tiêu đó, Y tế nhà trường đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác Y tế học đường. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của BGH về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày một khang trang hơn. Qua quá trình công tác và thực nghiệm một số phương pháp bản thân tôi rút ra một số vấn đề như sau: để đạt được mục tiêu “phòng bệnh là chính”, “phòng bệnh tích cực chủ động” thì vừa phải thuyết phục các em học sinh, nhân dân trên địa bàn vừa phải thuyết phục các nhà quản lý. Muốn làm cho các nhà quản lý hiểu và ủng hộ thì phải làm được việc gì đó chứng tỏ hiệu quả trong công việc. II. Kiến nghị Xác định được tầm quan trọng của cán bộ y tế học đường, các cấp ngành cần tạo điều kiện để họ trau dồi chuyên môn hơn bằng tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế học đường. Nhà trường không nên phân công kiêm nhiệm công việc cho nhân viên y tế vì họ có đặc thù công việc riêng. Nếu thấy họ “nhàn” là một điều đáng mừng. Lãnh đạo cơ sở giáo dục cần tạo cho đội ngũ nhân viên y tế học đường có một chỗ đứng xứng đáng trong nhà trường bằng cách quan tâm hơn đến đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ nhân viên y tế trường học: có chế độ đãi ngộ, phụ cấp xứng đáng. Nên có chế độ trang bị quần áo như mọi nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh khác. Mặt khác, cũng cần bố trí sắp xếp để có phòng y tế chuyên biệt, có đủ trang thiết bị sơ cứu ban đầu, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên y tế. Cao Thị Phương – trường THCS Phạm Hồng Thái – Eapô – CưJút – Đắk Nông 17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tuyen_truyen_nham_nan.doc