Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 đi học chuyên cần

doc 15 trang skquanly 05/02/2025 680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 đi học chuyên cần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 đi học chuyên cần

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 đi học chuyên cần
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 Phần thứ nhất: Mở đầu
 1 Đặt vấn đề 2
 Mục tiêu 3
 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
 Cơ sở lí luận 4
 Thực trạng vấn đề 5
2
 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 7
 Tính mới của giải pháp 13
 Hiệu quả của sáng kiến 13
 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
3 Kết luận 14
 Kiến nghị 13
 Danh mục các cụm từ viết tắt 15
 1 sinh đi học đủ mới là động lực giảng dạy cho giáo viên. Học sinh tiếp thu bài tốt, chất 
lượng nâng cao, giáo viên có tinh thần giảng dạy. Vì vậy, giáo viên chúng ta cần chú 
trọng công tác vận động học sinh để giảm tối đa việc học sinh bỏ học, nghỉ học dài ngày, 
nghỉ học các buổi chiều.
 Qua tìm hiểu cũng như chủ nhiệm học sinh những năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra 
“Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên 
cần”. Đối tượng nghiên cứu là “Vấn đề đi học chuyên cần của học sinh dân tộc thiểu số 
lớp 4”. Đề tài nghiên cứu tại trường Tiểu học Tây Phong, phân hiệu Buôn Cuê từ năm học 
2016 - 2017 đến nay.Với đề tài này, bản thân tôi hi vọng ít nhiều đóng góp những kinh 
nghiệm cho đồng nghiệp, đơn vị trong việc giải quyết những tình huống sư phạm trong 
công tác chủ nhiệm những năm học tới. 
 II. Mục tiêu
 Trên cơ sở trải nghiệm thực tế những năm học qua, việc vận động đúng, thuyết 
phục sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, 
tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa học sinh với cô, thầy, bạn bè; giữa phụ huynh 
với nhà trường; giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học dài ngày. Học sinh, phụ huynh 
nhận biết sâu sắc về việc học. Trẻ yêu thích đến trường, cha mẹ quan tâm, lo lắng cái chữ 
cho con em mình. Cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận
 Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách dân tộc. 
Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định chính 
sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách về giáo dục – đào tạo là 
một chính sách quan trọng để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng 
bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
 Quyết định 775/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục cùng núi, 
vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình đưa ra các 
nhiệm vụ rõ ràng. Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hạng 
mục thiết yếu của các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu 
học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội 
đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách trung ương và địa phương; hỗ 
trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình. Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang 
thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh cho 1.070 trường phổ thông dân tộc bán trú và 
các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các 
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây 
 3 giáo viên đều có ý thức tự học, tự rèn để tích lũy kiến thức, đổi mới giảng dạy. Các vướng 
mắc trong giảng dạy, chủ nhiệm đều được nhà trường, chuyên môn giải quyết kịp thời, 
nhanh chóng. Nhà trường, giáo viên phát huy tốt tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý 
kiến từ đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh để làm tốt nhiệm vụ. Giáo viên trong trường 
luôn giúp đỡ, đoàn kết với nhau. Đa số học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói chung và 
phân hiệu buôn Cuê nói riêng ngoan, chăm chỉ học tập. Công tác duy trì sĩ số HSDTTS 
các năm đạt 98% trở lên, chất lượng giáo dục đạt 95- 98%. Tỉ lệ HSDTTS đi học chuyên 
cần đạt 98% - 100%.
 Thứ hai về khó khăn, những năm qua nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác 
quản lí và giảng dạy nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vẫn diễn ra. Tuy tỉ lệ khoảng 1-
2% nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Đối tượng bỏ học, nghỉ học hầu hết 
là HSDTTS ở điểm trường buôn Cuê. Do gia đình các em sống xa phân hiệu, có những hộ 
ở xa trường khoảng 3 đến 4km, khó khăn cho việc đi lại. Các em chủ yếu đi bộ đến 
trường nên sáng đi học, chiều nghỉ là chuyện có thể xảy ra. Một số con đường trong buôn, 
rẫy là đường đất, mùa mưa bất lợi cho việc đi lại. Ngoài ra, kinh tế gia đình học sinh còn 
gặp nhiều khó khăn, nương rẫy ít sống chủ yếu làm thuê, làm mướn. Vì vậy mà học sinh 
có thể nghỉ học cả tháng, cả tuần theo cha mẹ đi làm thuê ở xa. Một số học sinh lớn tuổi 
bỏ học theo anh chị đi làm công nhân ở Sài Gòn. Số ít thì ở nhà chăn bò, trông em hay 
chơi game. Nhìn chung, bố mẹ của các em chưa thật sự quan tâm đến việc học của con. 
Họ đang nặng về lo cơm, áo, kinh tế gia đình. Một số học sinh chưa ham học, thích kiếm 
tiền, chơi bời. 
 Qua nhiều năm giảng dạy tại điểm trường buôn Cuê, tôi nhận thấy, học sinh vẫn 
phải lo kinh tế gia đình. Tình trạng nghỉ học, bỏ học diễn ra theo mùa vụ. Nhiều học sinh 
theo cha mẹ đi làm thuê xa hoặc ở nhà trông em để bố mẹ đi làm. Sau dịp Tết Nguyên 
Đán, tình trạng nghỉ học kéo dài của các em diễn ra khắp các khối lớp.
 Theo dõi hai năm học gần đây, tôi thấy tỉ lệ học sinh nghỉ học ở khối lớp 4 điểm 
trường buôn Cuê như sau:
 Học kì I Học kì 2
 Tình trạng Năm học
 TSHS TS % TS %
 2016 - 2017 20 3 15 2 10
 Học sinh nghỉ học dài ngày 2017 - 2018 17 2 11,7 1 5,9
 2016 - 2017 20 3 15 2 10
 Học sinh nghỉ học theo buổi 2017 - 2018 17 3 17,6 2 11,7
 III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
 III.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học của học sinh.
 5 ngày lễ, Tết, các công việc quan trọng như cưới, ma chay.diễn ra trong gia đình các em 
để nắm rõ các phong tục, các hoạt động tạo niềm vui, động lực cho phụ huynh. Với việc 
làm này, phụ huynh, học sinh có thể nhìn nhận được phần nào tầm quan trọng của việc 
học, việc kiếm con chữ để cải thiện cuộc sống.
 III.2. Giải pháp 2: Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
 Với các hình thức, phương pháp dạy học truyền thống có thể làm học sinh nhàm 
chán với việc học. Vì vậy, đổi mới là việc hết sức quan trọng. Đổi mới trên tinh thần vận 
dụng linh hoạt, khoa học các thế mạnh của phương pháp cũ. Nhằm thu hút, lôi cuốn học 
sinh vào các giờ học. Học sinh hứng thú đến trường, tiếp thu một cách chủ động và khắc 
sâu kiến thức.
 Giáo viên thành lập các đội, nhóm học theo năng khiếu, đam mê để rèn luyện vào 
các tiết luyện buổi chiều. Ví dụ, nhóm Toán gồm những học sinh thích toán, nhóm văn 
gồm những học sinh yêu thích môn Tập làm văn, nhóm chữ đẹp gồm những học sinh 
thích rèn chữ. Tất cả học sinh trong lớp tự tin với khả năng của mình. Cuối tháng, vào các 
giờ tăng cường tiếng Việt và tăng cường Toán, GV tổ chức thi giữa các nhóm. Kết quả 
được tất cả học sinh đánh giá, bình chọn. Phần thưởng được trao trước lớp. Ngoài ra, tổ 
chức các cuộc thi nhỏ trong lớp như: kể chuyện, đọc sách, rung chuông vàng, giao lưu 
tiếng Việt, Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung, kiến thức trong sách thi diễn vào một 
buổi chiều cuối tuần trong tháng. GV sử dụng máy chiếu, loa, trang phục cho học sinh 
thực hiện. Trong các tiết dạy, GV sử dụng trình chiếu các hình ảnh, câu chuyện có tính 
giáo dục cao với học sinh. GV hướng dẫn HS trang trí lớp học thân thiện thể hiện nét đẹp 
văn hóa của người đồng bào. 
 Ngoài ra, GV phân nhiệm vụ cho những học sinh có năng khiếu kèm cặp, giúp đỡ 
học sinh còn hạn chế. GV thường xuyên tâm sự, nói chuyện với các em về hoàn cảnh gia 
đình, tình hình học tập để học sinh mạnh dạn trao đổi các vướng mắc. Trong các tiết dạy 
thường xuyên sử dụng các trò chơi học tập: đố bạn, tiếp sứcthảo luận nhóm 2, 3, 4 về 
các nội dung trong bài. 
 Chẳng hạn, trong hoạt động 2, tìm hiểu nhà rông bài “Một số dân tộc ở Tây 
Nguyên” Địa lí lớp 4 GV trình chiếu các hình ảnh về nhà rông để học sinh hiểu hơn.
 7 TT Họ và tên Lớp
 1 Y RiAm Byă 4C
 2 Y Chon Niê 4C
 3 H May Nga Byă 4C
 2. Phối kết hợp với Đoàn thanh niên và tổng phụ trách Đội
 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo hứng thú giúp học sinh đến trường. 
Trong những năm qua, nhân dịp các ngày lễ, Đoàn thanh niên, Đội đã tổ chức các hoạt 
động như:
 - Trò chơi dân gian: kẹp bóng, cô Tấm nhặt đậu, bao bố, đi xe đạp chậm, cướp 
cờ,.nội dung các trò chơi phù hợp với từng khối lớp. Học sinh hào hứng với các trò 
chơi.
 Hình ảnh tổ chức trò chơi dân gian
 - Thi rung chuông vàng: Giữa các khối lớp. Nhằm cũng cố kiến thức cho HS và tạo 
cảm giác thích thú khi đến trường.
 Hình ảnh tổ chức thi Rung chuông vàng
 9 hay làm những việc liên quan đến lớp học. Với những học sinh nghỉ học, có dấu hiệu bỏ 
học, ban đại diện sẽ đến gặp gia đình học sinh hỏi rõ tình hình, nguyên nhân. Từ đó, cùng 
với GVCN có kế hoạch vận động. Ngoài ra, tuyên truyền trong cuộc họp CMHS về vai 
trò của việc học cũng như sự ảnh hưởng sức khoẻ từ lao động sớm, hướng dẫn cách quản 
lí con. Các cuộc họp phụ huynh với tinh thần là gặp gỡ, trao đổi, không nhắc nhở các vấn 
đề yếu kém hoặc việc đóng góp cá khoản trước phụ huynh. GV phải tạo được cảm giác 
vui vẻ, thân thiện trong các cuộc họp. Năm học 2017 - 2018, ban đại diện đã đến nhà vận 
động học sinh Y Chiêu Ê ban, Y Yô Nai Byă, H Nhi Ênuôl nghỉ học dài ngày đi học lại.
 4. Phối hợp với giáo viên bộ môn
 Phối hợp với GV bộ môn để theo dõi, đôn đốc HS đi học chuyên cần. Nếu HS 
vắng thì GV bộ môn cần liên hệ ngay với GVCN để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân. Mặt 
khác, GVCN phối hợp với GV bộ môn hỗ trợ HS trong quá trình tiếp thu kiến thức. GV 
bộ môn tăng cường các trò chơi dạy học chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh. Họ 
có thể giảm thời gian dạy các môn của mình 10 -15 phút để phụ đạo học sinh khó khăn 
biết đọc, làm toán cơ bản; tổ chức thi hát, vẽ tranh, kể chuyện về các chủ đề theo đội, 
nhóm trong lớp học. Với môn Mĩ thuật, tổ chức cho học sinh trang trí lớp học, góc học 
của nhóm theo ý tưởng.
 5. Phối hợp với trưởng buôn
 Trưởng buôn là người đứng đầu trong một buôn. Họ là người có uy tín nhất buôn, 
được mọi người trong buôn ủy thác các trách nhiệm quan trọng. Chính vì thế mà để giúp 
học sinh trong buôn đi học chuyên cần, GVCN cần đến nhà gặp trưởng buôn trao đổi tình 
hình học sinh trong lớp; thông báo cho trưởng buôn những học sinh hay nghỉ học, có dấu 
hiệu bỏ học; nhờ trưởng buôn, tuyên truyền đến phụ huynh vai trò của việc học, trách 
nhiệm của cha mẹ trong các buổi họp buôn. Với những học sinh nghỉ học dài ngày, có 
dấu hiệu bỏ học, trưởng buôn đến từng nhà học sinh tìm hiểu lí do, ý kiến của cha mẹ; 
trao đổi, động viên học sinh đi học lại. GV tham mưu với trưởng buôn tạo điều kiện giúp 
đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn. Năm học 2017 – 2018, đã vận động được Y Thuôk 
Byă, Y Chiêu Êban hay nghỉ học, có chiều hướng bỏ học đi học lại.
 Bằng những việc làm trên, bản thân tôi đã giúp học sinh có ý thức hơn trong việc 
học. Học sinh tự giác đi học lại, bố mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc học của con. Chất 
lượng học tập của các em được nâng cao hơn. Các em biết đọc 100%, làm tốt các phép 
tính đơn giản; biết yêu thương bạn bè, quý trọng thầy cô.
 IV. Tính mới của giải pháp:
 Trước đây, làm chủ nhiệm tại phân hiệu buôn Cuê bản thân tôi luôn tự mình đến 
nhà học sinh để vận động; tự mình kèm cặp học sinh trong lớp, trang trí lớp học theo kiểu 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_viec_van_dong_h.doc