Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia

doc 22 trang skquanly 22/06/2024 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU TĂNG 
 TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM 
 NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
 Lệ Thủy, tháng 5 năm 2019 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân 
được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền 
tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, 
chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông.
 Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của giáo 
dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng 
nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng lực 
cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. 
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, 
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội 
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, 
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và 
“Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng 
nền văn hóa và con người Việt Nam". Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI có 
hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện 
GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
 Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo 
dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn CNH, 
HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm 
non.
 Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm 
non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, 
trang thiết bị dạy học của từng cơ sở giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng trước 
hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật 
chất và trang thiết bị trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải 
kiến thức, tư duy cho trẻ. 
 Ở trường Mầm non, nơi tôi công tác, trước đây trong điều kiện kinh tế còn 
gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học chủ yếu là nhà thôn, mướn nhà dân 
học tạm, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, thậm chí các cháu phải ngồi học dưới 
sàn đất hoặc kê miếng gỗ hay chồng sách vở làm bàn, đồ dùng đồ chơi còn thiếu 
nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ.
 1 Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để 
tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 
 Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực 
tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất 
cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy định về 
chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở 
vật chất. Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của 
Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà 
trường. Công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, 
bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường.
1.3. Phạm vi áp dụng
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham 
mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt 
chuẩn quốc gia” với mục đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non 
hiện nay, Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề 
tài này được áp dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện 
Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh 
Quảng Bình. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 
 Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 03 điểm trường gồm có 12 
lớp Mẫu giáo và 03 nhóm trẻ cộng đồng với 373 
 Tổng số 15 phòng học, 01 phòng chức năng, 03 bếp bán trú, 02 nhà xe, 01 
phòng kho, 18 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời mỗi điểm trường có 05 loại.
 Song được sự hổ trợ của UBND Huyện Lệ Thủy, tham mưu tích cực với 
UBND xã về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, chú trọng phát triển cơ sở 
vật chất, trang thiết bị trong nhà trường mà cụ thể là qua duyệt kế hoạch phát 
triển đầu năm và kế hoạch xây dựng, mua sắm trong năm học:
 Với tình hình thực tế chung ở địa phương và Nhà trường, để thực hiện được 
đề tài của mình bản thân tôi may mắn có nhiều thuận lợi cơ bản đó là.
 - Thuận lợi: 
 Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, tập thể hội đồng và phụ huynh đồng tình 
cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp năm học 2020-20121 của nhà 
 3 - Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, các phòng học và trang thiết bị đã xuống 
cấp.
 - Kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân 
còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào 
Nhà nước.
 - Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao tầng ở điểm lẽ 
đang còn chậm. 
 - Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực.
- Khi không còn được công nhận trường chuẩn vì lý do sáp nhập và thay tên 
trường thì đa số phụ huynh và giáo viên ở khu vực điểm trường đã được công 
nhận chuẩn quốc gia bấy lâu cảm thấy chán nãn và mất ý chí phấn đấu vì thành 
tích phấn đấu trăn trở bấy lâu phút chóc trở về son số 0.
 Những nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, 
giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ 
mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi 
mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa 
phương còn khó khăn, nhân dân còn nghèo . Đồng thời làm thế nào để lấy lại 
danh hiệu mà trường đã đạt được ( Trường chuẩn quốc gia). Tôi cũng đã nghiên 
cứu các Chỉ thị; Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước 
mong sao tìm được giải pháp, và rồi tôi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và 
nhân dân cùng làm”. Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các 
ngành và toàn xã hội cùng tham gia? Có lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của 
mình, thì chỉ bằng “con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy 
nhanh việc xây dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường và xây 
dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2021-2022.
 Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham 
mưu tăng trưởng cơ sở vật chất phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn 
quốc gia” là để xác định vai trò của người Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi 
thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường có CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm 
sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao 
chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội . Đặc biệt là thay đổi diện mạo nền giáo 
dục nơi tôi công tác.
 2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể:
 Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non 
đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để 
duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh 
cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự 
phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng 
 5 c) Có kết nối giao thông thuận lợi cho việc đưa đón trẻ em; đáp ứng yêu cầu 
phòng, chống cháy, nổ.
2. Quy mô
a) Trường mầm non có quy mô tối thiểu 09 nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm, lớp. 
Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 nhóm, 
lớp;
b) Căn cứ điều kiện các địa phương, có thể bố trí các điểm trường ở những địa 
bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Bố trí không 
quá 05 điểm trường; đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo 
điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 08 điểm trường.
3. Diện tích khu đất xây dựng trường, điểm trường được xác định trên cơ sở số 
nhóm, lớp, số trẻ em với bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ em; đối với các 
đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép bình 
quân tối thiểu 10m2 cho một trẻ em.
4. Định mức diện tích sàn xây dựng các hạng mục công trình
a) Khối phòng hành chính quản trị được thực hiện theo các quy định hiện hành;
b) Các khối: phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phòng tổ chức ăn; 
phụ trợ được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.
5. Các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ em cao không quá 03 tầng; bảo đảm điều kiện cho trẻ em 
khuyết tật tiếp cận sử dụng.
 Điều 6. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu
1. Khối phòng hành chính quản trị
a) Phòng Hiệu trưởng: có phòng làm việc và đầy đủ máy móc, thiết bị văn 
phòng theo quy định hiện hành;
b) Phòng Phó Hiệu trưởng: đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định 
hiện hành;
c) Văn phòng trường: bảo đảm có 01 phòng; có đầy đủ máy móc, thiết bị văn 
phòng theo quy định hiện hành;
d) Phòng dành cho nhân viên: bảo đảm có 01 phòng; có tủ để đồ dùng cá nhân;
đ) Phòng bảo vệ: bảo đảm có 01 phòng; đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí 
quan sát thuận lợi;
e) Khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên: bố trí theo các khối phòng chức 
năng, phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt. Trường hợp khu vệ sinh riêng biệt cần 
đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường;
g) Khu để xe của giáo viên, cán bộ, nhân viên: có mái che và đủ chỗ cho giáo 
viên, cán bộ, nhân viên của trường.
2. Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
a) Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Bảo đảm mỗi nhóm, lớp có một phòng, bao gồm các phân khu chức năng:
Khu sinh hoạt chung để tổ chức các hoạt động học, chơi và ăn;
Nơi ngủ (đối với nhóm, lớp mẫu giáo có thể sử dụng chung với khu sinh hoạt 
chung);
Khu vệ sinh được xây dựng khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 
trẻ em, có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu, bố trí từ 02 đến 03 
 7 c) Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: bảo đảm theo các quy định hiện hành;
d) Hạ tầng công nghệ thông tin, liên lạc: điện thoại, kết nối mạng internet phục 
vụ các hoạt động của trường;
đ) Khu thu gom rác thải: bố trí độc lập, cách xa các khối phòng chức năng, ở 
cuối hướng gió; có lối ra vào riêng, thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác; 
có hệ thống thoát nước riêng, không ảnh hưởng đến môi trường.
6. Các hạng mục công trình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này được xây 
dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Tỷ lệ công trình kiên cố không dưới 40%.
7. Thiết bị dạy học được trang bị bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo.
Điều 7. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1
Các trường mầm non đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 bảo đảm các quy 
định tại Điều 6 của Quy định này và các quy định sau:
1. Khối phòng hành chính quản trị
a) Có phòng làm việc riêng cho Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;
b) Có phòng làm việc riêng cho công tác hành chính quản trị: bảo đảm có 01 
phòng; có đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành.
2. Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
a) Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật: đối với trường có quy 
mô đến 14 nhóm, lớp, có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật và 01 phòng 
giáo dục thể chất; đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 
01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 phòng giáo dục thể chất và 01 phòng đa năng;
b) Sân chơi riêng: được bố trí theo từng nhóm, lớp.
3. Khối phụ trợ
Có sân vườn dành riêng cho trẻ em khám phá, trải nghiệm.
4. Các hạng mục công trình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6 của Quy 
định này và các khoản 1, 2, 3 Điều này được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. 
Tỷ lệ công trình kiên cố không dưới 70%.
5. Mỗi điểm trường (nếu có) không ít hơn 02 nhóm, lớp.
6. Mật độ sử dụng đất
a) Diện tích xây dựng công trình: không quá 40%;
b) Diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi): không dưới 40%;
c) Diện tích giao thông nội bộ: không dưới 20%.
Điều 8. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2
Các trường mầm non đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 bảo đảm quy định 
tại Điều 7 của Quy định này và các quy định sau:
1. Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
a) Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được bổ sung các phân khu 
chức năng:
Có hiên chơi phía trước và sau;
Kho nhóm, lớp để chứa đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt và học tập;
Phòng giáo viên bố trí liền kề với khu sinh hoạt chung và ngủ của trẻ em;
b) Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật: Đối với trường có quy 
mô đến 14 nhóm, lớp, có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 phòng giáo 
dục thể chất và 01 phòng đa năng; đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tham_m.doc