Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non

doc 22 trang skquanly 21/06/2024 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, 
giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ 
ngay từ những bước chân chập chững đầu đời.
 Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây 
được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của 
trẻ trong tương lai.
 Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: 
nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 5 tuổi, trên cơ sở 
xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với 
nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang 
trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng 
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và 
điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, 
giáo dục trẻ (CSGD). Có thể khẳng định rằng CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ 
chơi là điều kiện cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong quá trình nâng cao 
chất lượng CSGD trẻ mầm non.
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “ Đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát 
triển con người. Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả 
chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách 
hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới đồng bộ 
mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo 
theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng 
những yêu cầu mới của phát triển kinh tế- xã hội, khoa học và công nghệ thích 
ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức 
nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu 
nước, tự hào, tự tôn, dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm 
xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc 
văn hoá dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất 
nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể 
chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục Quốc dân, đặc biệt chú trọng giáo 
dục mầm non, tạo tiền đề và đảm bảo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ 
 1 Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ 
dùng, đồ chơi ở cấp học mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn 
cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng 
ta khẳng định cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết có tính chất quyết định quá 
trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự 
nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách 
nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn 
chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đáp ứng 
một cách đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị 
dạy họcvì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, bền 
vững hơn, toàn diện và đầy đủ hơn. 
 Với những lý do thiết yếu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải 
pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” làm đề tài 
nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường 
theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ hoá và chuẩn hoá để giữ vững và xây dựng 
trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm học 2021 - 2022. 
 1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài này vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính chiến lược lâu dài góp 
phần to lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao 
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu cấp thiết 
của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và duy trì trường đạt chuẩn quốc 
gia mức độ I trong năm học 2021 - 2022. 
 Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực 
tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất 
cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật 
chất; Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của Hiệu 
trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. 
 Đặc biệt chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật 
chất nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu 
cầu phát triển toàn diện cho trẻ. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo cán bộ, 
giáo viên và nhân viên toàn trường sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy 
học của nhà trường một cách có hiệu quả.
 * Phạm vi áp dụng:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác tăng 
trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích tăng trưởng cơ sở vật 
 3 nước ngập 1,9m) nên nhà trường phải đầu tư cho việc tu sữa, sữa chữa qua hàng 
năm là rất nhiều và rất tốn kém.
 Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương thuộc vùng trung du nên đời sống 
nhân dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, nhận thức của nhiều bậc 
phụ huynh còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến công tác xã hội hoá và huy động 
các nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất trong nhà trường.
 + Thực trạng cơ sở vật chất hiện có: 
 Tên cơ sở vật Hiện có Yêu cầu tối thiểu Cần xây dựng, bổ 
 chất sung
- Phòng học 15 15
- Phòng Âm nhạc 01 02 01
- Phòng GD thể 01 03 02
chất
- Phòng hội trường 01 01 0
- Nhà vệ sinh dành 0 03 03
cho CB-GV-NV
- Phòng bảo vệ 02 03 01
- Bếp ăn 02 03 01
- Phòng hiệu bộ 0 01 01
- Ti vi 50 in 13 15 02
- Máy in 03 05 02
 - Máy tính xách 03 06 03
 tay
- Máy phát điện 01 03 02
- Đồ chơi ngoài 10 15 05
trời
- Vườn cổ tích 02 03 01
- Vườn cây ăn quả 01 03 02
- Khu cát nước 01 03 02
- Sân bóng đá 01 03 02
Từ thực trạng trên, bản thân đã thực hiện một số biện pháp để tăng trưởng cơ sở 
vật chất như sau:
 5 Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo 
độ tuổi;
 Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung 
làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục 
thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được 
nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
 Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị 
dạy học.
 Có các loại phòng theo quy định;
 Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
 Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý đảm 
bảo an toàn, trật tự.
 Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
 Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng 
biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
 Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn,
 Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi 
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
 Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải 
đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
 Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân 
viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận 
lợi cho trẻ khuyết tật;
 Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch 
đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
 Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
 Như vậy, có thể nói rằng việc nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn cơ 
sở vật chất và trang thiết bị ở trường mầm non đóng một vai trò vô cùng quan 
trọng giúp cán bộ quản lý nắm rõ nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất của nhà 
trường trên cơ sở phân tích thực trạng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, từ 
đó chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu với chính quyền địa phương đồng thời 
tìm các giải pháp để tập trung xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng với yêu 
cầu thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 
 Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
 Khi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu quy định về chuẩn cơ sở vật chất và các 
trang thiết bị ở trường mầm non kết hợp với việc kiểm kê tài sản các nhóm lớp 
 7 lấy ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường và được các cấp có thẩm quyền phê 
duyệt. Điều này rất quan trọng, nó giúp tập thể sư phạm nhà trường nắm rõ thực 
trạng và nhu cầu cần đầu tư xây dựng đồng thời giúp đội ngũ xác định trách 
nhiệm của mình trong việc xây dựng cơ sở vật chất cùng nhà trường, đảm bảo 
tính công khai, minh bạch, tường minh, tránh gây hiểu lầm nghi ngờ lẫn nhau. 
 Với địa phương, ký duyệt các kế hoạch chính là gắn trách nhiệm của chính 
quyền địa phương trong việc xây dựng nhà trường, giúp lãnh đạo địa phương chủ 
động trong công tác hoạch định, tham mưu với UBND huyện để tìm nguồn lực 
hỗ trợ, đồng thời cũng là cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn 
tham gia hỗ trợ nhà trường khi cần thiết.
 Ngoài việc xác định rõ hạng mục cũng như nguồn lực đầu tư, kế hoạch phải 
thể hiện rất rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân để chủ động trong quá trình 
tổ chức thực hiện.
 Kế hoạch phải được rà soát từng năm, có bổ sung điều chỉnh phù hợp với 
thực tế trong từng thời điểm, giai đoạn nhất định. 
 Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu của Hiệu trưởng
 Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công 
tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại kế 
hoạch đó. Vì vậy, Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu 
đó là Phòng GD&ĐT, Đảng ủy - HĐND - UBND xã và UBND huyện.
 Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách cụ thể, thông qua Hội 
đồng Sư phạm nhà trường, tôi trực tiếp chủ động tham mưu với Đảng ủy, 
HĐND, UBND xã. Việc tham mưu không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, vì vậy 
đòi hỏi người hiệu trưởng phải khéo léo, chọn thời điểm phù hợp, phải kiên trì, 
kết hợp với tuyên truyền,...
 Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất những 
vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến hành trong 
năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau, mang tính 
thuyết phục cao.
 Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể vừa 
mang tính chi tiết như: điều tra, dự đoán số lượng trẻ đến năm 2025 ở các độ tuổi 
để dự kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần đầu tư xây dựng; xác định 
phạm vi tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, xã hội, mặt bằng, diện tích để quy 
hoạch khuôn viên trường lớp. Để làm được điều này thì việc trước hết cần làm tốt 
công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, 
chức năng của ngành học cũng như yêu cầu cấp thiết của công tác chăm sóc giáo 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tang_t.doc