Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong giai đoạn hiện nay hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, nhu cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Mỗi một con người luôn phải xác định cho mình mục tiêu học tập suốt đời. Đối với bất cứ trường THPT nào thì chất lượng dạy - học luôn là thước đo quan trọng về uy tín, thương hiệu của nhà trường đó. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học. Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác quản lý chuyên môn. Đội ngũ thực hiện công tác chuyên môn này không ai khác chính là đội ngũ giáo viên, họ là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm. Để đạt được mục tiêu giáo dục pho thông phải coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên "Vừa hồng, vừa chuyên", đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, mạnh về chất lượng, có như vậy mới góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trường THPT Than Uyên trải qua 39 năm xây dựng và trưởng thành, đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhưng vì luôn có nhiều biến động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nên chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, giáo viên trẻ đông, chiếm 60.7%. Trong những năm gần đây bên cạnh những giáo viên có năng lực chuyên môn và có trách nhiệm vẫn còn một bộ phận giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng lại chưa thực sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đặc biệt là rất hạn chế trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, cũng như yếu về kỹ năng thực hành thí nghiệm và thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Công tác quản lý chưa có bước đổi mới, còn dập khuôn máy móc. Do đó hiệu quả chất lượng giáo dục chưa cao, chưa tương xứng với bề dày truyền thống của nhà trường. Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi thiết nghĩ cần phải có những giải pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT hiện nay nói chung và Trường THPT Than Uyên nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, tôi quyết định lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên’” để áp dụng vào nhà trường. Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Một số cơ sở lý luận 1.1. Trước hết ta hiểu Quản lý là gì? “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điêu khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội”. Còn “Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học) là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010). 1.2. Chất lượng dạy - học phụ thuộc vào quá trình dạy học: “Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (to chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010). - Mô hình dạy học hợp tác: Như vậy quản lý các hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt động dạy - học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quĩ đạo, vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có to chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy cái tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu. Để tăng cường nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, khắc phục các tiêu cực trong công tác giáo dục, quan điểm của tỉnh Lai Châu là: “Tiếp tục đổi mới căn bản về tư duy, phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động tự chịu trách nhiệm của các cấp giáo dục. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh trong giáo dục và đào tạo...” - (Trích trong kế hoạch Thực hiện Kết luận số 51- KL/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... của Chủ tịch úy ban nhân dân tỉnh Lai Châu). 2. Một số cơ sở thực tiễn - Đội ngũ giáo viên của các nhà trường trung học phổ thông trong tỉnh Lai châu hiện nay hầu hết đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 4%. Trong công tác đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, song chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo viên năng lực chuyên môn còn yếu, tỷ lệ giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp, ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng còn chưa cao. - Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ với đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù có sự quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ, các phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt chuẩn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và tất nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học trong nhà trường Trung học phổ thông. Từ thực tiễn đã trình bày ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp quản lý công tác chuyên môn ở trường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2010-2011 44 14 21 9 0 2011-2012 47 15 25 7 - Tỉ lệ học sinh giỏi toàn diện thấp, năm học 2010-2011: 07 học sinh, đạt 1.13%; năm học 2011-2012: 15 học sinh, đạt 2,5%. Trường chưa đạt chuẩn Quốc gia. - Tỉ lệ học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh năm học 2010-2011: 04 học sinh; năm 2011- 2012: 05 học sinh, chưa có học sinh giỏi cấp Quốc gia. - Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn ở mức độ thấp, (theo tong hợp của nhà trường tính đến thời điểm ngày 01/9 hàng năm): năm học 2010-2011 có 41 học sinh đỗ đại học, 53 học sinh đỗ cao đẳng; năm học 2011-2012 có 48 học sinh đỗ đại học, 52 học sinh đỗ cao đẳng. - Nền nếp, kỉ cương dạy học chưa thực sự tốt, còn có một số giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn như: quên giờ, quên tiết. Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa có chiều sâu chuyên môn và chất lượng thấp, nặng về giải quyết hành chính. - Việc chỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo thống nhất về nội dung chương trình tự chọn địa phương của một số bộ môn. Đặc biệt các bộ môn khoa học thực nghiệm chưa đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành theo quy định trong chương trình. - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nặng về thuyết trình, ít tạo cơ hội cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học. - Tỉ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn còn thấp đến năm học 2012-2013 chỉ có 2/44 đồng chí đạt 4,55%. - Phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm đã có xong chưa nhiều, mới chỉ dừng ở mức độ những ai đăng ký chiến sỹ thi đua mới tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm. * Nguyên nhân: - Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch năm học còn chung chung chưa sát thực với thực tiễn của nhà trường và chưa phát huy được trí tuệ tập thể. Công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch chưa tốt. Đặc biệt là khâu chỉ đạo đối mới phương pháp dạy học, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém chưa hiệu quả. - Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của quá trình dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Công tác chỉ đạo về bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho dạy học: Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường trong hoạt động dạy học sẽ giúp các em học sinh được hưởng một nền giáo dục đầy đủ nhất, toàn diện nhất. Gia đình giúp các em dưỡng tâm, dưỡng sức, nhà trường giúp các em dưỡng trí, dưỡng lực, xã hội giúp các em trưởng thành, có kỹ năng sống, có cơ hội để khẳng định mình. - Xây dựng nội quy của nhà trường: Để mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện một cách bài bản, nhuần nhuyễn, theo quy luật chung thì việc xây dựng các tiêu chí, nội quy, quy chế hoạt động là vô cùng cần thiết. Trong đó phải lượng hoá được các tiêu chí về thi đua trong năm học của cán bộ giáo viên, nhân viên và các bộ phận trong nhà trường để đảm bảo tính kỉ luật, kỉ cương trong lao động. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ theo giai đoạn: Không có thầy giỏi thì sẽ không có trò giỏi, “học sinh nào cũng có quyền được học những thầy cô giáo tốt” vì vậy việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là điều quan trọng. Chính các thầy cô là người quyết định chất lượng giảng dạy và vị trí, thương hiệu của nhà trường. Tuy nhiên việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn, tránh chồng chéo nhất là không được để ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học: hoạt động thanh kiểm tra là một hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm đẩy mạnh tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi người cán bộ, giáo viên trong hoạt động giảng dạy. Thanh kiểm tra cũng là quá trình thanh lọc, rút kinh nghiệm đối với những cán bộ giáo viên chưa thật sự chú tâm trong công việc hoặc có năng lực chuyên môn còn hạn chế. 1.2. Đối với người thầy: Thực tiễn giáo dục cho thấy chất lượng của một cơ sở giáo dục trước hết phải là nhân tố người thầy giảng dạy. Không có thầy giỏi thì sẽ không có trò giỏi, “học sinh nào cũng có quyền được học những thầy cô giáo tốt” vì vậy việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là điều quan trọng. Chính các thầy cô là người quyết định chất lượng giảng dạy và vị trí, thưong hiệu của nhà trường. Tuy nhiên việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn, tránh chồng chéo nhất là không được để ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Do vậy người quản lý phải có giải pháp về chiến lược con người: Thứ nhất: Công tác quản lý nguồn lực con người, nhất là những người đã được đào tạo bậc đại học không phải việc dễ dàng. Việc đầu tiên phải hiểu được tâm tư, năng lực sở trường làm việc, điều kiện sống để phân công nhiệm vụ giảng dạy cho hợp lý với từng cá nhân giáo viên. Nếu làm tốt công tác này người quản lý sẽ có được một đội ngũ làm việc tích cực, tâm huyết với nghề chính họ sẽ làm nên chất lượng và hiệu quả giáo dục.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_quan_l.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở.pdf