Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: NGUYỄN THỊ XINH Năm sinh: 1968 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng - Đơn vị công tác: Trường TH Ea Bông, huyện Krông Ana II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. a. Thuận lợi Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chế độ chính sách đối với học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sự quan tâm của các ngành, các cấp trong huyện cũng như Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana đầu tư về CSVC, trang thiết bị dạy học. Sự nhiệt tình, tích cực của đại đa số cán bộ viên chức, sự đoàn kết, nhất trí cao của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. nhiều năm gần đây, nhiều cha mẹ học sinh cũng đã chú ý chăm lo việc học tập của con em, đa số học sinh cũng đã cố gắng trong học tập, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và Ngành tổ chức, biết yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, chủ động sáng tạo trong lao động, học tập. b. Khó khăn - Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu phòng học, phòng làm việc, diện tích, khuôn viên chật chỗi, bàn ghế chưa đúng quy cách, trường có 02 phân hiệu cách xa nhau cũng làm khó khăn trong việc quản lý chỉ đạo và tham gia hoạt động phong trào chung của nhà trường. chưa có sân chơi bãi tập để học sinh được học đầy đủ các môn thể dục như chạy, nhảy, thiếu phòng giáo dục thẩm mỹ, Tiếng Anh, Âm nhạc và mỹ thuật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là thiếu phòng học nên chưa đáp ứng với việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày. Thiếu cây xanh, bóng mát, do đất úng, trũng nước về mùa mưa nên khó khăn trong việc trồng và chăm sóc, - Đối với giáo viên: Chất lượng đội ngũ không đồng đều, vẫn còn một số giáo viên chưa chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên 1 b. Những yếu tố chủ quan: Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em, chưa biết động viên, chia sẻ với con, thậm chí còn phó mặc cho nhà trường hoặc trông chờ vào sự quan tâm của Nhà nước. Chất lượng đội ngũ không đồng đều, một số CBVC chưa thực sự nỗ lực, chưa trau dồi chuyên môn, chưa cố gắng hết mình, chưa nhiệt tình với công việc giảng dạy nên gây không ít khó khăn cho nhà trường trong việc phân công chuyên môn cũng như bố trí lớp dạy. Một vài giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa tốt, chưa nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, chưa quan tâm, gần gũi học sinh, chưa tìm hiểu về hoàn cảnh, gia cảnh, sở thích, sở trường năng khiếu của học sinh nên trong quá trình giảng dạy còn gò bó, o ép làm cho một số học sinh lo sợ và hoang mang dẫn đến chán học. Điều kiện kinh tế và cơ chế thị trường đã làm thay đổi lối sống, cách suy nghĩ của học sinh, các em chưa định hướng được cho bản thân cần học gì? Học như thế nào? Và học để làm gì? Nên gây không ít khó khăn cho giáo viên trong thiết kế bài giảng cũng như phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp. 4. Ciải pháp quản lý a. Xây dựng và triển khai kế hoạch Dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng, nhà trường bám sát Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp để xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, tháng, tuần cũng như kế hoạch các hội thi, kế hoạch kiểm tra nội bộ. Đặc biệt là kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào. Triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng như kết quả thực hiện Xây dựng quy chế cơ quan đơn vị, quy chế chuyên môn và được bàn bạc thống nhất cao trong Hội nghị CBCCVC đầu năm học. Triển khai kế hoạch đến từng CBVC, tổ khối trưởng và thực hiện theo Nghị quyết đã đề ra. Nhà trường luôn tăng cường đổi mới hình thức, biện pháp tổ chức, chỉ đạo các phong trào phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Nhà trường cơ sở phải gắn việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phong trào, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Nhà trường, các chương trình hoạt động của cấp trên và bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Tuỳ theo tình hình thực tế, Nhà trường xây dựng nội dung, phương pháp thực hiện từng phong trào cụ thể. Trên cơ sở đó, chọn những phong trào trọng tâm cần tổ chức, triển khai trong từng tháng, từng quý hoặc nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của dân tộc, của ngành, của địa phương và đơn vị mình. Các hoạt động phong trào cần phải được xây dựng kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, có thời gian, điều kiện vật chất và người thực hiện. 3 chỉ tổng kết thi đua khen thưởng mà Nhà trường còn cần lồng ghép vào đó là liên hoan văn nghệ, vui chơi có thưởng dưới dạng hỏi đáp về kiến thức, về truyền thống của Nhà trường, về nội dung quy chế của cơ quan, về phương pháp học tập... Với cách làm như vậy học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường sẽ phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động; cán bộ viên chức, học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm hoạt động để trưởng thành và nâng cao hơn vai trò của Nhà trường trong cuộc sống. Ngoài ra, Nhà trường cần phải tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động, học sinh ; động viên cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đầu tư trí tuệ, nâng cao chất lượng dạy và học, nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ dạy và học, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hiệu quả phong trào thi đua trong nhà trường. Khi gặp khó khăn cần tìm biện pháp và giải thích, động viên đoàn viên cán bộ giáo viên thực hiện, tránh trường hợp dễ làm, khó bỏ, không thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao. Cũng tránh trường hợp người lãnh đạo thích phong trào nào thì tổ chức phong trào đó mà không quan tâm tạo sân chơi mới, không đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên cán bộ giáo viên. Thường xuyên liên kết, giao lưu với các đơn vị bạn trong phong trào văn hoá, thể thao để mở rộng quan hệ. 5. Minh chứng kèm theo giải pháp. Qua việc thực hiện Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo phong trào thi đua “hai tốt”của Trường Tiểu học Ea Bông Bản thân tôi nhận thấy: - Đội ngũ CBVC của nhà trường đã có tinh thần tự giác chấp hành tốt các qui định của ngành cũng như chuyên môn của trường đề ra. - Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ từng bước đã được cải thiện, tỷ lệ giáo viên tham gia đào tạo bồi dưỡng trên chuẩn được nâng lên 70% (tăng 8% so với năm trước). Phẩm chất đạo đức của CBVC tốt, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành và cơ quan đơn vị. - Công tác quản lý chuyên môn đã có những chuyển biến nhất định nên chất lượng dạy học và giáo dục học sinh có kết quả cao hơn so với những năm học trước. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã chú ý tham gia vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Nền nếp dạy học có sự tiến bộ: Công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn được duy trì theo định kỳ nhằm triển khai kịp thời các nhiệm vụ chuyên môn của cấp trên và nhà trường. - Tham gia đầy đủ và đạt kết quả tốt trong hội thao, hội thi do Phòng tổ chức. 5 Quản lý chỉ đạo chặt chẽ hơn chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tích cực tham gia bồi dưỡng đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Giáo dục tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng đến CBVC, HS và Nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết và các quy định của nhà trường cũng như nhiệm vụ năm học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động... 7. Đề xuất, kiến nghị; Đầu tư xây dựng CSVC đảm bảo đủ phòng học và phòng chức năng để nhà trường tổ chức tốt chương trình dạy học 02 buổi/ngày./. Ea Bông, ngày 16 tháng 4 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO P. Hiệu trưởng Trần Năng Hiếu Nguyễn Thị Xinh XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 7
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_quan_l.doc
BIÊN BẢN GIẢI PHÁP.doc
TỜ TRÌNH GIẢI PHÁP.doc