Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học
PHẦN MỞ ĐẦU( ĐẶT VẤN ĐỀ) I. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì con người là nhân vật trung tâm tạo nên sự phát triển của xã hội. Loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội. Từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ đến nay con người đã luôn khẳng định mình qua các cuộc đấu tranh giai cấp để phát triển xã hội.Vì vậy chiến lược phát triển con người được coi là vấn đề quan trọng trong xu thế phát triển của xã hội. Để có thể phát triển tiềm năng con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước thì giáo dục là một khâu cực kỳ quan trọng. Chỉ có giáo dục mới đạo tạo ra nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để có nguồn nhân lực có chất lượng cao thì ngành giáo dục có trọng trách rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo bằng nhiều giải pháp phù hợp như đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó từng giáo viên, từng nhà trường phải bắt tay vào cuộc.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo nhân tài cho đất nước cần được quan tâm. Ngay từ bậc học này chúng ta cần bồi dưỡng và tạo điều kiện cho học sinh được phát huy trí tuệ nhằm làm cho học sinh có tư chất thông minh được phát triển tốt, tạo đà cho cho học sinh giỏi ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Huyện Than Uyên là huyện nghèo, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng. Đặc biệt là việc nâng cao chất lượng mũi nhọn cần đựơc quan tâm hơn nữa. Vì vậy bồi dưõng học sinh giỏi là một nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng ngày càng cấp bách hơn. Do đó tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. II. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: 1. Phạm vi: 1 là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô giáo mà còn của cả cộng đồng. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải biết tác động đến các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi như giáo viên giỏi, chương trình bồi dưỡng, ...sao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt kết quả. 2. Đặc điểm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học. Trong quá trình quản lý giáo dục thì quá trình tổ chức gồm 5 hoạt động sau: - Xác định cơ cấu tổ chức hợp lý của đối tượng quản lý. Trong nhà trường là giáo viên và học sinh. - Xác định bộ máy quản lý và lãnh đạo trường học. - Tạo một mạng lưới các quan hệ tổ chức giữa những người trong hệ quản lý. - Tuyển lựa, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong hệ quản lý và hệ được quản lý. - Tổ chức lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục. Quản lý phải phù hợp với đối tượng quản lý với đặc điểm của tổ chức. Bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ nảy sinh từ hoạt động tổ chức trong quản lý giáo dục. 3. Một số khái niệm cơ bản: * Năng lực: Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt của mỗi con người, tạo điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động và phát triển của một hoạt động tương ứng cụ thể. * Tài năng: Trình độ cao của năng lực là tài năng. Ở trình độ tột đỉnh là thiên tài. * Năng khiếu: Năng khiếu là mầm mống của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai. Nó chưa là bậc nào của năng lực. Nhưng nếu nó được phát hiện, bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và có hệ thống thì sẽ phát triển đạt tới đỉnh cao của năng lực. Ngược lại mầm mống ấy không được phát hiện và bồi dưỡng thì sẽ bị thui chột. - Các giai đoạn phát triển của một tài năng: 3 vấn đề, nhất là những vấn đề có liên quan tới chuyên môn của mình. Trước vấn đề họ phản xạ, giaỉ quyết vấn đề nhanh, linh hoạt, đạt kết quả. - Sáng tạo: Họ có tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy diễn theo đường mòn, luôn luôn muốn đi vào bản chất, tìm ra quy luật của hiện tượng sự kiện, có khả năng dự báo, sáng tạo ra nhiều phương pháp mới độc lập, tối ưu. - Một số phẩm chất nổi bật: Say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, trung thực, kiên trì, vượt khó, lao vào cái mới, giàu lòng vị tha và tính nhân văn. Có ý trí phấn đấu vươn lên tự hoàn thiện với tinh thần tự chủ cao. Ba mặt thông tuệ, sáng tạo, một số phẩm chất nổi bật với các biểu hiện cụ thể nêu trên tạo nên cấu trúc của năng khiếu. Ba tiêu chuẩn nêu trên đều phải có đồng thời ở mức độ cao, không dưới 75% yêu cầu về từng tiêu chuẩn trong một con người. II. Thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường tiểu học của huyện Than Uyên: 1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường tiểu học của huyện Than Uyên: *, Thuận lợi: Qua nghiên cứu thực tế cho thấy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường quan tâm ngay từ đầu năm học. Ban giám hiệu các trường giao cho giáo viên trực tiếp đứng lớp phát hiện và bồi dưỡng. Một số trường chuẩn Quốc gia đã tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả khá như trường tiểu học thị trấn Than Uyên, trường tiểu học Mường Cang, Mường Than. Đội ngũ giáo viên tiểu học đã đủ về số lượng và được đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn. Ban giám hiệu các trường đã biết cách phát hiện và dạy học sinh giỏi. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện đã đạt kết quả cao hơn các đơn vị khác. *, Khó khăn: Các trường thuộc khu vực mường Kim, Ta Gia, khoen on, Mường Mít có nhiều học sinh tham gia dự thi nhưng số học sinh đạt giải còn rất ít. Phòng học và trang thiết bị dạy học của một số trường còn thiếu và không đảm bảo. Một trường học còn nhiều điểm trường lẻ nên việc tập trung bồi dưỡng cho 5 không đáp ứng được yêu hiện nay. - Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Phòng học tạm của các trường tiểu học còn chiểm tỷ lệ cao gần 30%. Không có phòng học dành riêng cho bồi dưỡng học sinh giỏi của các nhà trường. Một số trường tập trung được học sinh hiệu trưởng phải thuê nhà dân để cho học sinh ngồi học.Trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu thốn. Tài liệu để bồi dưỡng cho học sinh không có, hầu hết là do giáo viên tự sưu tầm và các trường tự mua để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa thực sự có kết quả. Kết quả nghiên cứu thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường như sau: HS đạt Tỉ lệ HS đạt Tỉ lệ Ghi chú STT Tên trường giải cấp % giải cấp % trường huyện 1 TH thị trấnThan Uyên 62 80 26 42 2 TH Hua Nà 15 71 5 33 3 TH Mường Cang 38 86 16 42 4 TH Mường Than 34 69 19 56 5 TH Phúc Than1 17 25 1 6 6 TH Phúc Than 2 7 12 1 14 7 TH Mường Mít 12 23 1 8 8 TH Tà Hừa 9 14 1 11 9 TH Tà Mung 8 12 1 13 10 TH khoen on 8 18 1 13 11 TH Ta Gia 1 14 35 1 7 12 TH Ta Gia 2 12 34 1 8 13 TH Mường Kim 1 14 36 2 14 14 TH Mường Kim 2 12 29 1 8 7 chọn, ai sẽ thực hiện việc tuyển chọn. Để tuyển chọn học sinh được chính xác phải căn cứ vào thông tin và xét cả quá trình học tập của học sinh. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi qua các tình huống diễn ra trong giờ khi nêu câu hỏi nâng cao, bài tập nâng cao. Phát hiện và tuyển chọn qua các bài kiểm tra trên lớp. Mỗi bài kiểm tra môn toán, Tiếng Việt do khối trưởng ra đề có các loại bài phân hoá được học sinh. Trên cơ sở phát hiện đánh giá, tuyển chọn nhà trường tổ chức thi, khảo sát lại. Việc khảo sát lại được tiến hành theo hai vòng: - Vòng 1: Lấy kì thi giữa kì I làm kỳ thi học sinh giỏi của trường. Mỗi lớp lấy từ 3 đén 5 học sinh giỏi nhất lớp. - Vòng 2: Sau thi vòng 1 nhà trường cử giáo viên bồi học sinh giỏi trong một thời gian ngắn. sau đó tổ chức cho học sinh thi vòng 2 để chọn đội tuyển chung của trường. Để tạo nguồn cho việc thành lập đội tuyển giỏi khối 3,4,5 ngay từ lớp 1 giáo viên phải có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng những em có thiên hướng học tốt môn toán và môn tiếng Việt. Việc phát hiện và tuyển chọn được kéo dài trong suốt mấy năm học. Mỗi năm học phải làm vòng tuyển chọn để bổ sung hoặc loại những học sinh mới phát hiện có năng khiếu hoặc bị hạn chế ở những mặt nào mà thấy không đạt được thành tích. Một căn cứ để phát hiện và tuyển học sinh giỏi là từ dư luận cộng đồng, gia đình học sinh. Căn cứ này được dựa vào sự di truyền gien thông minh của cha mẹ, dòng tộc học sinh. Phần lớn học sinh giỏi được thừa hưởng gien thông minh từ gia đình luôn thể hiện mình trước tập thể, song cũng có em rụt rè, nhút nhát không bộc lộ khả năng của mình trước tập thể. Với những học sinh này giáo viên cần giúp đỡ các em sớm hoà đồng trong tập thể, bộc lộ khả năng của bản thân. Trong khi phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi, người hiệu trưởng phái có trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh được tham gia đầy đủ các môn học khác và tham gia hoạt động ngoại khoá .... 3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên: Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi. Điều này cho thấy vai trò to lớn của đội ngũ nhà giáo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên là người 9 - Hình thức dự giờ thăm lớp là hoạt động thường xuyên của người giáo viên để tự nâng cao chất lượng giờ dạy của mình, nhờ học hỏi đồng nghiệp. Thông qua dự giờ thăm lớp giáo viên được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức cần truyền thụ cho học sinh đã phù hợp với từng đối tượng học sinh khá giỏi chưa. - Hình thức câu lạc bộ ứng xử sư phạm là hình thứ hấp dẫn, cuốn hút được sự tham gia của nhiều giáo viên. Qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ giáo viên được học cách đối xử với học sinh, xử lý các tình huống xảy ra. Giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiệm về năng lực sư phạm. Tổ chức câu lạc bộ cần có nhiều giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy xây dựng nội dung cho từng buổi sinh hoạt. - Hình thức tự bồi dưỡng của giáo viên là quá trình giáo viên tự đọc, soạn giảng, chấm bài chu đáo, tỷ mỷ cho học sinh. Việc tự tìm hiểu qua sách báo bổ sung thêm kiến thức sư phạm của mình là rất cần thiết. Để hoạt động tự bồi dưỡng đi vào nền nếp cũng cần có sự kiểm tra, đánh giá của ban giám hiệu nhà trường. Trong năm học 2011- 2012 đã tổ chức bồi dưỡng cho 578 lượt giao viên tham gia bồi dưỡng hè và tổ chức 578 lượt giaó viên tham gia hội thảo các chuyên đề để nâng cao chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tế: Để trở thành một giáo viên giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi người giáo viên cần giỏi về chuyên môn, giỏi về năng lực sư phạm, có nhiều kiến thức xã hội và nhiều kinh nghiệm thực tế. Mỗi giáo viên có sổ ghi chép tích luỹ các thông tin, giải các bài toán, bài tiếng Việt nâng cao, giải các đề thi học sinh giỏi ở các lớp trong bậc học. Dựa vào năng lực của từng giáo viên hiệu trưởng bố trí phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Chọn những giáo viên có trình độ kiến thức chuyên môn cao, có khả năng thiết kế nội dung dạy học, ham thích bồi dưỡng học sinh giỏi để giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. 4. Tổ chức hoạt động dạy học trong đội tuyển học sinh giỏi: Nhà trường lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi do 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_to_chuc_boi_duong_hoc.doc