Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ Mầm non lên Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ Mầm non lên Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ Mầm non lên Tiểu học
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Phòng Giáo dục & Đào tạo Đại Lộc. Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: TT Họ và Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) đóng góp vào tên tháng tác (hoặc danh độ việc tạo ra sáng kiến năm nơi thường chuyên sinh trú) môn 1 Nguyễn 1965 Khu 2 Hiệu Đại học 100% Thị Hát TTAN, Đại trưởng Lộc, Quảng Nam Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học. 1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị Hát 2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ Mẫu giáo 5 tuổi Trường Mầm non Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam. 3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 25 tháng 9 năm 2017 4- Mô tả bản chất của sáng kiến: Theo tài liệu nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành đã khẳng định: Chúng ta không thể ngừng thay đổi. Các mặt tích cực trong thay đổi có lẽ ít thấy rõ ràng hơn các mặt tiêu cực và vì lý do đó thay đổi cần phải được quản lý tốt. Nếu không làm được điều này, thay đổi sẽ trở thành một điều phiền toái, nặng nề và có thể tạo ra thất bại, nếu thay đổi được, quản lý tốt, đó sẽ là một quá trình với những tiến triển tốt và mang lại nhiều lợi ích, tạo được những sự tiến bộ lớn cho tương lai. Quản lý sự thay đổi là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa mà cao hơn là một nghệ thuật đối với các nhà quản lý. Sứ mệnh của những nhà quản lý là phải nắm bắt được sự thay đổi và điều chỉnh nó đi theo hướng có lợi cho tổ chức. Như Peter Drucker- chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị đã nói “ Người thành công phải là người đón đầu sự thay đổi” . Thay đổi sẽ là lãng phí nếu không được nhìn nhận và thực hiện đúng cách. Nói về quá trình quản lý sự thay đổi, Tiến sĩ H. James 1 vàng, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục (NDCSGD) trẻ Ban giám hiệu giữa Trường Tiểu học Lê Thị Xuyến và Trường Mầm non Đại Hòa có sự phối hợp, hỗ trợ cùng nhau thực hiện giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học Một số phụ huynh đồng tình và cùng phối hợp thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của nhà trường. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì bản thân vẫn còn mắc phải một số nhược điểm mà cần phải vượt qua để thực hiện thành công sáng kiến này. *Nhược điểm: Nhận thức của một số phụ huynh và xã hội về vấn đề “nâng cao năng lực quản lý sự thay đổi của hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học” còn hạn chế. Tâm lý của cán bộ quản lý và một số giáo viên sợ không kiểm soát được các hoạt động giao lưu giữa trường tiểu học và mầm non dẫn đến kết quả đạt không cao dẫn đến thiếu sự đồng tình, ủng hộ từ phía giáo viên cả hai cấp học. 4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Theo tôi nghĩ, yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học không chỉ phụ thuộc vào đứa trẻ mà nó còn phụ thuộc vào sự quản lý của nhà trường, sự NDCSGD của giáo viên và những người thân trong gia đình. Từ những ưu điểm và nhược điểm trên bản thân tôi suy nghĩ mình cần phải vượt qua các rào cản đó bằng cách thực hiện một số giải pháp để khắc phục. Phối hợp với trường tiểu học xây dựng kế hoạch thực hiện sự thay đổi của hiểu trưởng trong quá trình chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học Bồi dưỡng kiến thức về nâng cao năng lực quản lý hiệu trưởng để hỗ trợ trẻ mầm non lên tiểu học cho toàn thể cán bộ viên chức ( CBVC ) trong nhà trường và phụ huynh nắm Tiếp tục xây dựng cảnh quang sư phạm và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp 5 tuổi. Phối hợp với trường tiểu học tổ chức một số hoạt động cho trẻ 5 tuổi Làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình 4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: Về điều kiện: Ban giám hiệu trường mầm non ( MN) và tiểu học (TH ) phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau về việc xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn chuyển tiếp trẻ MN lên TH, thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. Trường MN bổ sung đồ dùng đồ chơi, xây mới khu giáo dục thể chất ( GDTC), bổ sung đồ dùng GDTC, trò chơi dân gianthỏa mãn sự vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm. Về phương tiện: 3 cả mọi việc hoặc các cháu đã 5 tuổi cần trang bị cách làm toán lớp một hoặc học chữ, viết chữ để trẻ vào lớp một. Về phía đội ngũ giáo viên thì tỏ ý e ngại khi cho các cháu đi tham quan trường tiểu học hoặc giao lưu với các anh chị lớp một. Những lý do nêu trên chính là rào cản, là một cán bộ quản lý bản thân tôi cần phải tự tin vượt qua các rào cản ấy. Như chúng ta đã biết bản chất quá trình giáo dục các phẩm chất, năng lực thực hành cho trẻ mầm non không phải một sớm, một chiều mà là cả một quá trình trẻ học từ nhà trẻ lên đến lớp lớn 5 tuổi. Ví dụ: Cô giáo cần rèn luyện cho trẻ tính nhẫn nại, chịu khó, bằng cách giáo viên giao cho trẻ một nhiệm vụ, trẻ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo giao cho thì cô giáo phải phối hợp với đồng nghiệp, các bậc phụ huynh như thế nào để động viên tinh thần. Cùng với công việc trên tôi cùng đồng nghiệp dàn xếp thời gian có phiên làm việc với hiệu trưởng và giáo viên dạy lớp một của Trường Tiểu học Lê Thị Xuyến. Qua buổi làm việc tôi đã tạo cho các giáo viên hai trường bỏ đi tâm lý nặng nề, lo sợ việc phối hợp thực hiện các hoạt động cho trẻ. Với việc làm trên tôi thấy giáo viên cả 2 trường đã tự tin và sẵn sàng phối hợp với nhau để tổ chức các hoạt động. *Giải pháp 3: Tiếp tục xây dựng cảnh quang sư phạm và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp 5 tuổi. Hiệu trưởng chủ động tham mưu các cấp xin kinh phí chỉnh trang sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp. Bố trí vườn hoa có khuôn viên làm bằng các lốp xe cũ được sơn mới bằng các màu xanh, đỏ vàng, tím rất hấp dẫn trẻ và để mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các loại hoa tôi đã trồng trong vườn hoa nhiều loại hoa khác nhau. Với diện tích của nhà trường rộng, thoáng đãng tôi đã thiết lập nhiều khu vui chơi giúp cho trẻ trải nghiệm. Điển hình là khu chơi cát nước, khu giáo dục thể chất, mua sắm thêm đồ dùng phát triển vận động để các cháu tập luyện, vui chơi. Bên cạnh đó bản thân còn tham mưu cơ quan quân sự huyện Đại Lộc hỗ trợ cho các cháu 7 chiếc xe đạp để thực hành sân giao thông. Cùng với việc làm trên tôi đã mua sắm nhiều đồ dùng đồ chơi cấp phát đến các lớp và nhắc nhở giáo viên phải tạo điều kiện để trẻ được hoạt động với đồ dùng đồ chơi đó. Qua biện pháp này tôi thấy các cháu toàn trường nói chung và các cháu 5 tuổi nói riêng đã có phương tiện thực hành sân giao thông, có không gian tập luyện các bài tập vận động và hứng thú tham gia hoạt động với các đồ dùng phát triển thể chất ngoài trời. *Giải pháp 4: Phối hợp với trường tiểu học tổ chức một số hoạt động cho trẻ 5 tuổi Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu của 2 trường đã có sự thống nhất xây dựng một số hoạt động cho trẻ 5 tuổi tham gia. Điển hình trong năm học 2017- 2018 trường MN Đại Hòa đã tổ chức thao giảng chuyên đề LQCC, LQVT và mời giáo viên dạy lớp một của trường tiểu học Lê Thị Xuyến đến dự. Song song với hoạt động đó, chúng tôi còn phối hợp với trường TH cho các cháu lớp một và lớp hai sang trường MN tham gia chơi trò chơi dân gian với trẻ 5 tuổi hoặc giao lưu múa hát tập thể. Ngoài việc tổ chức các hoạt động trên, bản thân còn chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chủ đề “ Trường tiểu học” vì qua chủ đề này các cháu sẽ 5 Với biện pháp này tôi thấy các bậc phụ huynh có sự chuyển biến rõ nét trong tư tưởng và hành động. Phụ huynh sẵn sàng ủng hộ các đồ dùng bằng nhựa, các phế liệu để giáo viên làm đồ chơi cho trẻ; phụ huynh rất vui mừng khi thấy các cháu lao động tưới hoa, nhặt lá vàng trong sân hoặc lau dọn kệ đồ chơi giúp cô giáo. 4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác): Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học” chi áp dụng cho các trường MN, MG của ngành giáo dục ( kể cả công lập và tư thục) có đối tượng học sinh 5 tuổi trên địa bàn toàn huyện. Không áp dụng cho cơ quan hay tổ chức khác không nằm trong hệ thống giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi. 5- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau thời gia thực hiện sáng kiến “ Một số giải pháp thực hiện sự thay đổi của hiệu trưởng trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học” đã đem lại kết quả cụ thể như sau: *Về phía trường MN và đội ngũ giáo viên: Trong quá trình thực hiện đã đút rút được một số kinh nghiệm trong việc NDCSGD trẻ 5 tuổi. Mối quan hệ giữa trường TH và trường MN, giáo viên dạy lớp 5 tuổi và giáo viên dạy lớp một gần gũi hơn. *Đối với các cháu 5 tuổi: Thể lực trẻ phát triển tốt Trẻ được làm quen, tập phát âm 29 chữ cái tiếng Việt Khả năng cảm thụ âm nhạc, năng khiếu tạo hình của trẻ được phát triển Trẻ có tính tự lập biết tự lao động tự phục vụ bản thân, biết cố gắng hoàn thành các nhiệm mà cô giáo giao cho, đây chính là tiền đề giúp trẻ 5 tuổi tự tin bước vào lớp một. 7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó ; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi): Lợi ích thu được từ sáng kiến này không thể tính bằng tiền mà nó chỉ thể hiện trên sự phát triển của trẻ hiện tại và về sau này. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_thuc_hien_su_thay_doi.doc