Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học

doc 21 trang skquanly 10/08/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 MỤC LỤC
 Tên tiêu đề Trang
Phần I: Đặt vấn đề 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Thời gian nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Phạm vi nghiên cứu 1
5. Ứng dụng 1
Phần II: Giải quyết vấn đề 2
I. Cơ sở lý luận 2
II. Thực trạng 2
III. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3
1. Xây dựng nề nếp tự quản 3
2. Xây dựng nề nếp học tập 4
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lí, tổ chức, kiểm tra 5
4. Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp. 6
5. Xây dựng nề nếp vệ sinh 6
6. Xây dựng nề nếp giờ ra chơi 7
7. Xây dựng nề nếp ra, vào lớp 7
8. Xây dựng nề nếp lễ phép 7
9. Phối hợp với Liên đội 8
10. Thực hiện tốt việc theo dõi thi đua trong lớp 8
11. Tăng cường tình đoàn kết trong tập thể lớp thông qua các hoạt động 14
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
IV. Kết quả 15
V. Bài học kinh nghiệm 17
Phần III: Kết luận 19 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận 
 1. Vai trò của người giáo viên tiểu học trong công tác chủ nhiệm lớp
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò là gắn kết học sinh với nhà trường, tạo 
mối quan hệ gắn bó giữa tập thể học sinh, giữa học sinh với nhà trường, củng cố 
lòng tự hào về trường học của mình.
 Giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn các hoạt động của lớp để đạt 
được mục tiêu đào tạo.
 2. Vai trò của việc rèn nề nếp trong lớp học
 Nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có 
kỉ luật, có trật tự, có tổ chức.
 Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc 
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng một 
số nề nếp tự quản trong lớp cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp 
phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc tiểu học là bậc học 
đầu tiên, là nền tảng của bậc học phổ thông, chính vì vậy chúng ta cần coi trọng 
việc xây dựng nề nếp cho học sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và 
trở thành một con người có ích cho xã hội. 
 Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và 
dựa vào mỗi giáo viên chúng ta. 
 Là một giáo viên Tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo, năng động, kết 
hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào 
nề nếp tốt và nâng dần nhận thức cho các em học sinh.
 II. Thực trạng của vấn đề
 1. Thuận lợi
 - Học sinh ngoan, lễ phép nghe lời thầy cô giáo.
 - Thực hiện phương pháp dạy học mới dạy học phát triển năng lực đã tạo 
điều kiện cho học sinh mạnh dạn, sôi nổi.
 - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đầy đủ.
 - Được sự quan tâm và ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường.
 2. Khó khăn
 - Sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi cách 
sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực.
 - Một số gia đình còn khó khăn, lo làm kinh tế chưa có thời gian quan tâm 
đến con em mình.
 2/20 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 - Giờ hoạt động tập thể giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh cách 
điều khiển, các bước trong 1 tiết sinh hoạt lớp: nhận xét một số nề nếp( học tập, 
kỉ luật, vệ sinh, ) lớp trong tuần qua.
 - Các tổ trưởng nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách, lớp trưởng 
nhận xét chung sau đó giáo viên nhận xét, khen ngợi những thành tích học sinh 
đạt được trong tuần, nêu kế hoạch của tuần đến các em sẽ thảo luận nêu phương 
hướng cần làm trong tuần tiếp theo.
 - Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chức các trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho 
các em để các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
 - Cùng các em tổ chức trang trí lớp học thân thiện, trang trí theo chủ điểm 
tháng. Tất cả các em đều được tham gia vào hoạt động trang trí lớp, từ đó rèn 
cho các em ý thức gìn giữ sản phẩm mình tạo ra, đồng thời giữ vệ sinh lớp sạch 
sẽ để lớp trở nên đẹp hơn. Đây chính là điểm giúp các em phấn khởi mỗi khi tới 
lớp và cảm thấy ngày càng yêu hơn lớp của mình, yêu quý thầy cô và bạn bè 
hơn.
 2. Xây dựng nề nếp học tập
 Để được giờ học có kết quả tốt thì lớp học phải có nề nếp tốt. Ngay tiết 
sinh hoạt lớp đầu tiên của năm học tôi đã dành thời gian cho học sinh học nội 
quy của trường và 10 bước học tập của lớp. Rèn thói quen xin phép ra, vào 
lớp,...
 Củng cố các nếp trong và ngoài lớp như:
 - Giơ tay phát biểu, giơ thẻ phương án.
 - Quy định về kỉ luật lớp học.
 - Cách ngồi học ngay ngắn, giữ vở sạch chữ đẹp.
 - Trong giờ học không nói chuyện và làm việc riêng.
 Tôi đã tìm hiểu từng học sinh qua bàn giao của giáo viên chủ nhiệm lớp 
trong năm học trước, để hiểu rõ xem các em chưa hoàn thành về mặt nào, môn 
nào từ đó có biện pháp bồi dưỡng kịp thời, hợp lý.
 Muốn lớp mình có nề nếp tốt tôi đã xây dựng kế hoạch chung cho cả 
năm học, kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần và cho mỗi kỳ học.
 Đối với học sinh chưa chú ý và hoàn thành bài trong tiết học thì tôi xếp 
các em ngồi lên bàn đầu để các em dễ tiếp thu kiến thức trong mỗi bài học, cũng 
để cho giáo viên tiện giúp đỡ và theo dõi sự tiến bộ của các em. 
 Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng ký thi đua. 
Xây dựng nề nếp đội ngũ tự quản cốt cán của lớp. Kết hợp với đội sao đỏ của 
liên đội, các em sẽ tự kiểm tra về: Nghi thức đội, mặc đồng phục,...
 4/20 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 - Lớp trưởng quản lí và điều khiển cả lớp thực hiện theo đúng nội quy của 
trường, lớp.
 *Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
 - Tổ chức các đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành học bài 
và làm bài.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoăc tổ chức các hoạt động nhu 
làm quản trò trong các tiết hoạt động tập thể dưới sự cố vấn của cô giáo chủ 
nhiệm.
 - Theo dõi hoạt động học tập của lớp trong các tiết học chuyên biệt.
 - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 *Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp 
tổ chức.
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
 Mỗi em sẽ làm đúng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra lớp trưởng và 2 lớp 
phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung.
 Cuối tuần, trong tiết sinh hoạt tập thể ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó 
lên báo cáo mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm 
được khả năng quản lớp của từng em. Động viên, khen ngợi từng em làm tốt, 
đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
 4. Xây dựng thói quen đoàn kết giúp đỡ bạn cùng lớp.
 - Phân công giúp đỡ, gần gũi học sinh yếu, rụt rè, ít hoạt động.
 - Phân công học nhóm giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, phân công đôi bạn 
cùng tiến trong lớp học.
 - Tạo thói quen để học sinh có ý thức tự giác giúp đỡ bạn bè thông qua 
các bài học môn Đạo đức như: “Có ý thức về việc làm của mình”, “Tình bạn” 
(Đạo đức lớp 5).
 5. Xây dựng nề nếp vệ sinh
 a. Vệ sinh cá nhân
 - Thường xuyên nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh thân thể, mặc đồng phục 
và đi dép có quai hậu đầy đủ theo quy định của nhà trường, nhắc nhở học sinh 
chủ động phòng chống bệnh dich theo mùa.
 - Phân tích, giảng giải cho học sinh thấy được vai trò của học sinh lớp 5 là 
lớp lớn nhất trong trường cần phải làm gương cho các em lớp nhỏ học tập theo.
 - Nhắc nhở đội viên cần đeo đầy đủ khăn quàng đỏ.
 b. Vệ sinh trường lớp
 6/20 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
 8. Phối hợp với Liên đội 
 Tổ chức đoàn đội là một tổ chức mạnh để các em học sinh tham gia và rèn 
luyện ý thức. Hàng ngày các em chấm cờ đỏ theo dõi số học sinh nghĩ học ở các 
lớp. Cô giáo tổng phụ trách luôn là người sát cánh cùng giáo viên chủ nhiệm lớp 
trong các hoạt động của các chi đội. Bên cạnh đó, kết hợp với liên đội, thông 
qua các phong trào, trò chơi giáo dục tính đoàn kết trong chi đội của lớp tạo sân 
chơi lành mạnh bổ ích, thư giản cho các em ngay trong các giờ sinh hoạt tập thể. 
 9. Thực hiện tốt việc theo dõi thi đua trong lớp
 Giáo viên chủ nhiệm tổ chức sơ kết thi đua giữ các tổ. Thường thì tổ chức 
cho các em theo dõi theo tổ theo phiếu sau:
 SỔ THI ĐUA
 Tổ: 
 Tuần.Từ ngày đến ngày ..
 Chủ điểm:..
 S Học Kỉ Vệ Trang Đi học Tổng Xếp 
 Họ và tên
 TT tập luật sinh phục đúng giờ số thứ
 1. Nhật Mai
 2. Phương Thảo
 3. Tuấn Anh
 10. Tăng cường tình đoàn kết trong tập thể lớp thông qua các hoạt 
động động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 - Hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các tiết hoạt động tập thể sinh 
động với nhiều hình thức hấp dẫn, sinh động để thu hút sự tham gia của đông 
đảo học sinh.
 - Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức và nội dung của các tiết hoạt 
động tập thể như các trò chơi ô chữ trên power point, thi diễn kịch, thi văn nghệ, 
câu đố,..
 Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với cán bộ lớp để tổ chức các giờ sinh 
hoạt lớp, sinh hoạt đội và hoạt động tập thể thật hiệu quả, vui và bổ ích để củng 
 8/20 Một số giải pháp rèn nề nếp cho học sinh lứa tuổi cuối cấp Tiểu học
5’ 2. Sơ kết thi đua: Các phân đội tr-
 PĐ Tuyên dương ưởng lần lượt đọc 
 1 Uyên điểm thi đua và 
 2 Chi nhận xét 
 3 Nhật Mai Chi đội phó ghi kết 
 4 Phương Thảo quả
 Cả chi đội đóng 
 • Nhận xét chung: góp ý kiến
 CT1: Sinh hoạt đội đúng chủ điểm. Nhận xét chung Chi đội trưởng nêu 
 Dự kỉ niệm 8/3 tình hình chung
 CT2: Có ý thức học tập tốt, có ý 
 thức rèn chữ giữ vở 
 CT3: Hát các bài hát quy định, 
 chuẩn bị thi phụ trách sao giỏi. Nộp 
 tranh”Chiếc ô tô..”Vệ sinh lớp, vệ 
 sinh cá nhân sạch sẽ, phòng tránh 
 tai nạn thương tích. Mua vở ủng hộ 
 hội Chữ thập đỏ quận Thanh Xuân
 CT4: Thực hiện chương trình Rèn 
 luyện đội viên. Ghi sổ chi đội Nhận xét, bổ sung
 • Bình bầu thi đua:
5’ - Cá nhân tiêu biểu: Chi
 Chi đội tưởng điều 
 khiển
 Cả chi đội biểu 
 quyết
 3. Phương hướng:
 CT1: Sinh hoạt đội đúng chủ 
 Chi đội trưởng nêu 
 điểm.Chào cờ nghiêm túc. Thực 
 nội dung 
 hiện nếp sống văn minh.
 CT2: Thi đua học tốt. Duy trì nếp 
 Cả chi đội thảo 
 tự học, rèn chữ giữ vở. 
 luận đề ra biện 
 CT3:Hát các bài hát quy định. 
25’ pháp thực hiện
 Chuẩn bị thi phụ trách sao giỏi. Giữ 
 vệ sinh trường lớp, Vệ sinh cá 
 10/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ne_nep_cho_hoc_si.doc