Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn

“Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” MỤC LỤC Trang MỤC LỤC............................................................................................................1 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU ..........................................................................2 I. Đặt vấn đề.........................................................................................................2 II. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề .................................................................................3 II. Thực trạng vấn đề ..........................................................................................5 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .......................................7 IV. Tính mới của các giải pháp ........................................................................20 V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.................................................................21 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................24 I. Kết luận...........................................................................................................24 II. Kiến nghị .......................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................26 Nguyễn Thị Kim Chi Page 1 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” bước tự tin trong học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những người công dân tốt góp phần xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo, đặc biệt là các thầy, cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì thế tôi thực hiện đề tài: “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh ở vùng khó khăn, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong chương trình THCS. Qua đó, giúp giáo viên có được những kinh nghiệm rèn luyện học sinh trở nên nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn trong mọi lĩnh vực. Phát hiện và phát triển khả năng riêng biệt của từng học sinh gắn với hoạt động học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bồi dưỡng những nhân tố có khả năng riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự nhút nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Sự tự tin trong cuộc sống có thể được biểu hiện ở những việc làm nhỏ nhất như tự tin thuyết trình bài học trước lớp, tự tin đóng góp phát biểu ý kiến của mình cho tập thể lớp; cho đến những việc làm lớn hơn như công bố phát minh của một nhà khoa học hay một nhà Nguyễn Thị Kim Chi Page 3 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống. Thứ ba, bồi dưỡng cho học sinh ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Để đạt được những điều trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thường xuyên có công văn chỉ đạo và tập huấn cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng là vấn đề được đặt ra và thực hiện từ nhiều năm nay. Để thực hiện vấn đề này, đã có nhiều hình thức và biện pháp dạy học được triển khai như: Dạy học nêu vấn đề, tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Những biện pháp và hình thức đó, trong quá trình thực hiện, đã góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên với các em học sinh dân tộc miền núi các em thường ít nói, e dè và dễ xấu hổ, các em thường thiếu những hoài bão ước mơ cần thiết, cho nên những tác động ngoại cảnh dễ làm cho các em này bỏ học. Khi một em có ý định bỏ học thường rủ thêm một số em khác bỏ theo. Nhà trường và chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện vấn đề trên nhưng sự thay đổi là chưa đáng kể. Các em cần có định hướng cho chính mình, tin vào bản thân hơn, tránh những tác động xấu bên ngoài. Một trong những vấn đề này là rèn luyện hơn nữa cho học sinh sự tự tin vào chính bản thân mình và mạnh dạn hơn trong cuộc sống, kiên định với những mơ ước của bản thân. Vì vậy để nâng cao hơn nữa Nguyễn Thị Kim Chi Page 5 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” công tác tại trường và được phân công chủ nhiệm nhiều năm tôi đã nhận thấy một số giáo viên còn chưa nắm bắt được hết tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình cũng như tâm lý của lứa tuổi học trò, chưa hiểu rõ sự tự ti, mặc cảm về gia cảnh của các em học sinh. Sự tự tin rất quan trọng và sự tự tin của chúng ta lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Do đó, giáo viên cần chú tâm là sự phát triển sự tự tin cho học sinh, nghĩa là giúp các em cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kĩ năng sống này giúp các em học sinh cảm thấy tự tin, mạnh dạn đối với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Nghệ thuật chủ yếu của thầy cô được thể hiện ở chỗ bản thân thầy, cô giáo biết hòa nhập vào thế giới học trò, có thể trở thành một người bạn, biết tôn trọng và đồng cảm để có thể tìm ra những khúc mắc, những khó khăn của các em khiến các học sinh rụt rè, khó hòa nhập với bạn bè, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn Từ đó, giúp các em có hiểu biết nhất định, tạo đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức. Đồng thời, tạo tiền đề cho các bạn học sinh vững vàng và tự tin hơn. Với một chút kinh nghiệm tích lũy được trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn giới thiệu với các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, một số giải pháp trong việc rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin trong học tập cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh vùng khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển học trò. Tác động sư phạm của giáo viên phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra, giáo viên cần phải luôn tôn trọng học sinh, phải có cái tâm và lòng nhiệt tình kết hợp với phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Với kinh nghiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, để đạt được hiệu quả trong việc rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh, tôi đưa ra các giải pháp cụ thể sau đây: Nguyễn Thị Kim Chi Page 7 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” Ví dụ: Đầu năm học 2015-2016 tôi đã được nhà trường tin tưởng phân công chủ nhiệm lớp 7A2, tôi đã xem xét hồ sơ và trao đổi ý kiến với giáo viên chủ nhiệm cũ của các em. Tôi đã phát hiện được những em học sinh có năng lực tốt trong các môn văn hóa và thể thao để các em có cơ hội tham gia vào các cuộc thi. Đặc biệt tôi nhận thấy có trường hợp đặc biệt là em Y- Óc một em học sinh hiếu học nhưng có hoàn cảnh khó khăn, và đang có ý định thôi học đi làm phụ giúp gia đình. Tôi đã gặp và trao đổi với em và phụ huynh cũng như huy động các nhà hảo tâm giúp em có điều kiện học tập như bao bạn khác. Cho tới nay, sau hai năm, em đã có những thành tích cao trong học tập cũng như thể thao và đã có đủ hành trang để bước vào ngôi trường cấp 3 mà em mong muốn. Giải pháp 2. Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm cho các em để các em có cơ hội tham gia hợp tác nhóm, bày tỏ quan điểm cá nhân - Giáo viên muốn tổ chức tiết sinh hoạt sinh động, thú vị thì song song với việc cho học sinh báo cáo những việc của tuần học qua, giáo viên nên phối hợp tổ chức hoặc cho ban cán sự tổ chức các trò chơi trí tuệ, các hoạt động trải nghiệm, văn nghệ để các em cảm thấy hòa đồng, tự tin, xây dựng tinh thần tập thể. - Giáo viên tạo không khí học tập, vui chơi tự giác thể hiện một cách tự nhiên về sự hiểu biết của các em với nội dung mà giáo viên và học sinh đã tìm hiểu trước đó. - Giáo viên nên tổ chức, điều khiển hoạt động có hiệu quả (tránh gây ồn ào, ganh đua, mất trật tự, gây gổ đánh nhau). Điều đó ảnh hưởng đến sự đoàn kết, tập thể và mối quan hệ của các em sau này. Đảm bảo các em không làm việc riêng hay thiếu tập trung hợp tác trong quá trình hoạt động. - Giáo viên sử dụng ngôn từ, ngữ điệu nhẹ nhàng, rõ ràng, tránh sự khó hiểu về câu hỏi hay yêu cầu được đặt ra làm ảnh hưởng cả giờ sinh hoạt. - Giáo viên nên chú trọng tạo bầu không khí thân thiện với các em, có thái độ ân cần, niềm nở, tận tụy trong việc giảng giải, tránh dùng những lời nói vô tình, xúc phạm đến các em kể cả khi các em trả lời chưa chính xác. Giáo viên cũng khéo léo Nguyễn Thị Kim Chi Page 9 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” Hình 2. Một số hình ảnh về các hoạt động trải nghiệm. - Trò chơi dân gian – thể dục thể thao: Một số trò chơi như nhảy bao bố, đi xe đạp chậm,hay các môn thể thao như đá cầu, đánh bóng chuyền, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh giao lưu và luyện tập lẫn nhau. - Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,). Hình 3. các em học sinh chuẩn bị và tham gia các trò chơi ngoại khóa do trường tổ chức. - Tập làm việc tốt: Thay tiết sinh hoạt lớp bằng hành động ý nghĩa, các em tập kinh doanh, bán hàng, quyên góp phần công nhỏ cho những bạn khó khăn. Nguyễn Thị Kim Chi Page 11 “Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn” - Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh. Bước 2: Tiến hành trò chơi: - Trước tiên giáo viên cùng ban cán sự lớp ổn định tổ chức đổi hình và kiểm tra các dụng cụ cần thiết. Nếu có đi tới địa điểm khác lớp hoặc trường thì phải phân công ban các sự điểm danh các thành viên trong lớp rồi mới tiến hành đi đến địa điểm. - Giáo viên tiến hành phổ biến ngắn gọn lại luật chơi cho các em một lần nữa: Thông báo tên trò chơi: truy tìm mật thư. Chủ đề: Nâng cao tinh thần đoàn kết, mạnh mẽ tư tin cho các em, rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh. Luật chơi: Ban cán sự phân chia lớp thành 4 nhóm (8-10 người/1 nhóm), mỗi nhóm sẽ phải chia nhau đi tìm khắp sân trường những mật thư đã được giấu kín sau đó bằng những dụng cụ đã mang theo giải quyết thật nhanh những mật thư ấy, đội nào hoàn thành được 4 mật thư và về đích trước sẽ là người chiến thắng. Yêu cầu của trò chơi: các em cố gắng hoạt động theo nhóm đã phân công không cãi nhau gây xích mích, không tranh giành mật thư với các đội chơi khác. Cố gắng cùng nhóm giải quyết mật thư một cách nhanh nhất. Giáo viên cho học sinh chơi nháp/chơi thử 1 -2 lần, sau đó học sinh bắt đầu chơi thật. Dùng mệnh lệnh bằng âm thanh (còi, kẻng, chuông, trống) để điều khiển cuộc chơi. Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm.... Bước 3: kết thúc trò chơi: - Giáo viên công khai kết quả một cách khách quan, trao phần thưởng cũng như hình phạt tương ứng. - Động viên, khích lệ và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho các em để các em cực hơn trong các trò chơi sắp tới. Đưa ra các bài học cũng như những trải Nguyễn Thị Kim Chi Page 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_luyen_su_manh_dan.doc