Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái

SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” PHỤ LỤC 1. MỞ ĐẦU. 1 1.1. Lí do chon đề tài. 1 1.2 Mục đích, nhiệm vụ 3 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 3 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 1.5 Giới hạn của đề tài 4 2. NỘI DUNG 5 2.1 Cơ sở lí luận 5 2.2. Thực trạng và phân tích thực trạng 6 2.2.1. Thực trạng 6 2.2.2. Phân tích thực trạng: 8 2.3. Một số tình huống khi giáo dục học sinh khuyết tật 19 2.4. Các giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập 13 2.5. Kết quả đạt được. 16 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 16 3.1. Kết luận: 16 3.1.1. Ưu điểm: 16 3.1.2. Những tồn tại: 17 3.1.3. Bài học kinh nghiệm: 17 3.2. Kiến nghị: 18 LỜI KẾT 19 Người thực hiện: Võ Thị Tú 1 Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” khuyết tật thì càng đặc biệt quan trọng. Để quản lí giáo dục học sinh được các em khuyết tật là một công việc vô cùng vất vả và gian nan. GVCN cần đầu tư nhiều tâm lực, luôn tận tụy với nghề và có kĩ năng giao tiếp với học sinh. Tuy nhiên phương pháp và kĩ năng có lẽ không một giáo viên nào khẳng định rằng mình rất vững trong phương pháp và kĩ năng quản lí giáo dục học sinh khuyết tật tại lớp chủ nhiệm. Để làm được điều đó ngay từ bây giờ giáo viên nói chung và GVCN nói riêng cần trau dồi thêm kĩ năng sư phạm những phương pháp giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh khuyết tật, giúp các em có khả năng sáng tạo, có ham muốn, hoài bão khát vọng đem tài và lực của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn thế nữa rất cần có sự đồng quy của ba môi trường giáo dục ( Nhà trường - Gia đình - Xã hội) mối tương quan này đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Chính tầm quan trọng của nó cho nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 23/2006/QĐ- BGDĐT ngày 22/05/2006“Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng”. GVCN đóng vai trò quan trọng trở thành nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em bị khuyết tật, đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường góp phần vào việc giúp các em khuyết tật hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam. Sau gần 20 năm công tác, bên cạnh chuyên môn tôi đã được BGH phân công làm công tác kiêm nhiệm - công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm “Giúp học sinh khuyết tật hòa nhập” Bản thân tôi nhận thấy vị trí và vai trò của GVCN trong quá trình quản lý giáo dục học sinh khuyết tật tại trường THCS Phạm Hồng Thái, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lí giáo dục học sinh để từ đó phát triển nhân cách các em một cách toàn diện. Đây là vấn đề cấp bách để tôi viết đề tài: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái ”. 1.2 Mục đích, nhiệm vụ 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Người thực hiện: Võ Thị Tú 3 Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” Phương pháp sử dụng tài liệu và số liệu làm cơ sở lý luận tìm ra giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Phương pháp tìm hiểu, phân tích khách quan hóa vấn đề và thống nhất những giải pháp tích cực trong việc quản lí và giáo dục học sinh khuyết tật. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 1.5 Giới hạn của đề tài Mặc dù về công tác tại trường THCS Phạm Hồng Thái từ năm 2002 đến nay, được BGH phân công chuyên môn giảng dạy tôi còn làm công tác kiêm nhiệm - công tác chủ nhiệm nhưng mãi đến năm 2018 tôi mới bắt đầu áp dụng đề tài của mình vào thực tiễn. Trong quá trình thực hiện tôi đã nhận thấy tính khả thi của đề tài này nên đã mạnh dạn viết sáng kiến xin được đóng góp vài ý tưởng giáo dục học sinh khuyết tật nhằm đưa ra “Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái ”. Đồng thời gắn kết giữa ba môi trường giáo dục (Gia đình – Nhà trường – Xã hội). Người thực hiện: Võ Thị Tú 5 Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” gì cho các em?”. Mà trong ngành giáo dục chúng ta ngầm quy định với nhau công tác chủ nhiệm trên lớp là hệ thống kế hoạch xuyên suốt toàn bộ trong năm học bằng nghiệp vụ sư phạm, bằng cái tâm của người thầy đưa ra những giải pháp phù hợp để định hướng, hướng dẫn, tổ chức học sinh khuyết tật thực hiện kế hoạch ấy một cách tốt nhất. Trong những thập kỉ gần đây, Đảng và Nhà nước đang tập trung quản lý giáo dục học sinh khuyết tật giúp các em hòa nhập cộng đồng. Đóng góp một phần công sức và sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy nên công tác chủ nhiệm lớp có học sinh bị khuyết tật hòa nhập ngày càng được quan tâm và có những đòi hỏi cao hơn. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật tôi đã cùng trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp. Được sự quan tâm tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, các ban ngành đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh, bản thân mỗi GVCN tại trường THCS Phạm Hồng Thái càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật học luôn mong các em có thể hòa nhập. Tôi thiết nghĩ công tác chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật không phải mới, bởi nó là hoạt động thường xuyên của GVCN khi quản lý và giáo dục học sinh. Những điều mà tôi luôn trăn trở đó là phải tìm ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao kết quả quản lý giáo dục học sinh khuyết tật trong lớp chủ nhiệm tại trường THCS Phạm Hồng Thái nói chung và học sinh khuyết tật trong lớp không chủ nhiệm nói riêng. 2.2. Thực trạng và phân tích thực trạng 2.2.1. Thực trạng Dạy học là một quá trình truyền thụ và lĩnh hội kiến thức theo những quy luật và nguyên tắc sư phạm nhất định. Tuy nhiên quá trình dạy học đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo vì đối tượng giáo dục là những con người có tư duy, tình cảm, chịu nhiều tác động của xã hội trên nhiều phương diện. Hơn thế nữa đối tượng học sinh ở đây là bị khuyết tật cho nên giáo viên phải tùy vào điều kiện thực tế và môi trường giáo dục để đưa ra những giải pháp quản lý giáo dục phù hợp với học sinh khuyết tật giúp các em“ sau khi học xong có thể sống hòa nhập cộng đồng” là con người biết sống, biết làm theo đúng nghĩa. Có thể thấy rằng đât nước Việt Nam hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước thời gian chiến tranh đau thương mất mát còn nhiều hơn thời gian hòa bình. Mặc dù chiến Người thực hiện: Võ Thị Tú 7 Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” sóc các em nên các em dễ dàng tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Do khả năng giao tiếp của học sinh khuyết tật kém nên khi các em phát âm rất khó nghe, một số em có sử dụng cử chỉ ngôn ngữ hành động để giao tiếp nhưng các em bình thường lại không hiểu hay không có nhu cầu tiếp nhận. Dễ dẫn đến việc các em khuyết tật sinh mặc cảm tự ti ngay cả với bản thân. - Vẫn còn phụ huynh mang nặng tư tưởng “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo cỗ làng mới ngon. hay câu " Người đẹp vì lụa/ lúa tốt vì phân” chuộng ngoại hình nên khi con sinh ra bị khuyết tật có những người cha người mẹ chán nản bỏ con lại cho ông bà chăm sóc và đi thêm bước nữa. Hơn thế xã EaPô chiếm hơn 70% dân tộc thiểu số ( Tày, Thái, Nùng, Dao, Mường...) nên việc xóa bỏ những suy nghĩ lạc hậu không thể ngày một ngày hai. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận học sinh khuyết tật rất khó hòa nhập. Nếu không giải quyết được vấn đề sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến bản thân các em gia đình nhà trường và xã hội. 2.2.2. Phân tích thực trạng: Trường THCS Phạm Hồng Thái được thành lập năm 1996, cách trung tâm huyện lỵ 17 Km và cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông hơn 100 km. Nằm trên địa bàn xã EaPô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, kinh tế địa phương phát triển còn chậm. Đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%, chủ yếu là người Tày, Nùng, Thái... phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí chưa cao, địa bàn xã rộng các hộ gia đình nằm rải rác không theo cụm dân cư nên vấn đề đi lại của các em học sinh khuyết tật cũng gặp rất nhiều khó khăn. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường và các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận của tất cả giáo viên trong nhà trường tao điều kiện thuận lợi cho các em khuyết tật hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. - Đa số giáo viên đều trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác chuyên môn, vững vàng trong công tác chủ nhiệm. Trình độ đạt 98 % trên chuẩn. Người thực hiện: Võ Thị Tú 9 Trường THCS Phạm Hồng Thái SK: “ Một số giải pháp quản lý giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập tại trường THCS Phạm Hồng Thái” + Địa bàn xã rộng, những em khuyết tật thường nhà rất xa giao thông đi lại khó khăn nên việc tham gia học văn hóa có phần khó khăn. + Một số gia đình vẫn còn ảnh hưởng phong tục tập quán lạc hậu như; (lành lặn chưa ăn ai, bây giờ khuyết tật thì làm được gì?...). + Hoàn cảnh gia đình khó khăn (bố mẹ ốm đau, rượu chè, cờ bạc, ly hôn, neo người, mồ côi hoặc không quan tâm...) + Bản thân học sinh khuyết tật do nhận thức chậm dễ nản lòng. + Thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặc con cái cho nhà trường, xã hội. + Thái độ không hợp tác của phụ huynh khi các em học sinh khuyết tật đến trường. -> Từ những thực trạng trên đã dẫn đến những hậu quả khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến các em, nhà trường, gia đình và xã hội, an ninh trật tự tại địa phương. 2.3. Một số tình huống khi giáo dục học sinh khuyết tật Tình huống 1: LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA Trước khi vào lớp chủ nhiệm dạy tiết sinh hoạt lớp, tôi có nghe giáo viên bộ môn kể lại: Các em nữ lớp tôi môi em nào cũng đỏ chót. Nghe xong tôi rất buồn vì các em đang vi phạm nội quy trang điểm khi đi học. Dự định vào lớp sẽ sử lí ngay. Cho nên vừa trống vào lớp, tôi đi vội lên lớp. Khi bước vào quan sát kĩ tôi nhận ra các em đã hoàn trả lại vẻ đẹp mộc mạc cho đôi môi. Tôi làm như không có chuyện gì xảy ra bắt đầu tiết dạy cho đến khi còn 3 phút thì em An đứng dậy thưa cô: Em thưa cô các bạn nữ lớp mình thường xuyên trang điểm đậm lên lớp nên hay bị cờ đỏ nhắc nhở. Một em nữ liền nói: Mày lắm mồm nên mới bị hở hàm ếch. Em An nghe vậy im lặng cúi đầu xuống không nói câu nào. Cách giải quyết: - Tôi đưa ánh mắt nghiêm khắc nhìn về phía em học sinh nữ, em học sinh này nhận ra thái độ khác lạ của tôi nên im lặng không nói gì nữa. - Tôi nhẹ nhàng bước xuống gần em học sinh nữ vừa nói. Và tôi nói to cho cả lớp cùng nghe: Các em ạ! Người phụ nữ Phương Đông trong đó có người phụ nữ Việt Nam họ luôn mang trên mình vẻ đẹp quyến rũ nhưng vô cùng kín đáo, nhẹ nhàng. Xã hội càng phát triển thì xu hướng làm đẹp ngày càng nhiều cho nên để dáp ứng nhu cầu thị hiếu Người thực hiện: Võ Thị Tú 11 Trường THCS Phạm Hồng Thái
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_quan_ly_giao_duc_hoc.doc