Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở Trường Mầm non Mường Mít Huyện Than Uyên

docx 22 trang skquanly 02/07/2024 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở Trường Mầm non Mường Mít Huyện Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở Trường Mầm non Mường Mít Huyện Than Uyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở Trường Mầm non Mường Mít Huyện Than Uyên
 Phần mở đầu.
 I. Lý do chọn đề tài.
 Lúc sinh thời Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,Vì lợi ích trăm 
năm trồng người”. Thực hiện theo lời dạy của Bác, Nghị quyết Trung ương II khoá 
VIII đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh 
tế xã hội. Mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, 
bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục Mầm non là một trong những bậc học nằm trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, giữ vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 
3 - 72 tháng tuổi, đây là tiền đề cho sự hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ. Mặt 
khác, còn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, để trẻ có đủ hành trang vào lớp 1 pho 
thông một cách vững vàng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh: 
năng lực học tập sẽ được phát triển ở 4 năm đầu là 50%, đến 8 tuổi là 30% và 20% 
còn lại ở tuổi trưởng thành.
 Các nhà tâm lý học cho thấy: Nhân cách của con người được hình thành 
tương đối đầy đủ trong 5 năm đầu của cuộc đời. Hơn nữa, đây cũng chính là thời kì 
tăng trưởng và phát triển của cơ thể về mọi mặt như: đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm 
mỹ và lao động. Các mặt này có tác dụng ảnh hưởng rất lớn và tác động đồng bộ 
tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, đầu tư cho phát triển nguồn lực con người 
nói chung và đầu tư cho phát triển giáo dục Mầm non nói riêng là một việc làm cần 
thiết và không thể thiếu được trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
 Là một người quản lí trường Mầm non, tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ 
của giáo dục Mầm non và thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ trong toàn ngành nói chung và với trường Mầm non xã Mường Mít nói riêng là 
vô cùng cần thiết cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhưng trong những năm 
qua, mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã có nhiều cố gắng trong 
công tác, thực hiện nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà chất 
lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh khá 
giỏi chưa cao. Chất lượng mũi nhọn chưa được như mong muốn. Vậy câu hỏi đặt 
ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm 
non Mường Mít? Suy nghĩ và trăn trở, tôi quyết định chọn “ Một số giải pháp quản trường trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn như đội ngũ giáo viên trẻ, kinh 
nghiệm giảng dạy còn hạn chế, cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo, vẫn còn 
nhiều phòng học mượn. nghĩa, (khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hoà, biết quan tâm nhường 
nhịn giúp đỡ mọi người, thật thà lễ phép, mạnh dạn tự tin và sống hồn nhiên, yêu thích 
cái đẹp, biết giữ gìn và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh, trẻ thông minh hiểu biết, 
thích khám phá tìm tòi và có một số kỹ năng sơ đẳng). Đây là những điều kiện cần thiết 
để sau này trẻ thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước công nghiệp hoá 
- hiện đại hoá, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chính vì vậy, việc 
nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ Mầm non hiện nay là rất cần thiết tạo tiền đề 
cho trẻ bước vào trường pho thông vững chắc. Để thực hiện được những mong muốn 
trên, đòi hỏi người quản lý phải toàn tâm toàn ý xây dựng nhà trường trở thành khối thống 
nhất với các giải pháp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện một cách tối ưu nhất nhằm 
nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong toàn trường.
 II. Thực trạng của vấn đề.
 1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
 Mường Mít là một xã vùng II của huyện Than Uyên, cách trung tâm huyện gần 
20Km, xã gồm có 9 thôn bản, chỉ duy nhất một dân tộc sinh sống. Tổng số dân trong toàn 
xã là 2.538 người với 445 hộ, 90% người dân trong xã là nông thôn, mức sống người dân 
ở đây thuộc loại khó khăn. Do đó sự tiếp thu những kiến thức về khoa học kỹ thuật và sự 
nhận thức về giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục Mầm non còn nhiều hạn chế.
 Được thành lập từ tháng 9 - 2005 với tổng diện tích là 1200m2, khi đó Trường Mầm 
non xã Mường Mít có một điểm trường chính và 06 phân hiệu lẻ nằm rải rác trên toàn xã. 
Đến nay do công tác di dân tái định cư nên các điểm trường đó đã được vén gọn lại còn 
một điểm chính và 03 phân hiệu lẻ vẫn duy trì, tuy nhiên tỉ lệ huy động về số lượng còn 
tăng chậm, tỉ lệ chuyên cần trung bình của các năm chưa cao.
 Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường còn nghèo nàn, 100% các phòng học 
 đều là nhà tạm qua nhiều năm. Nay do địa bàn nhà trường nằm trong vùng di dân tái 
 định cư nên cơ sở vật chất đã được đầu tư ở một số điểm bản nằm trong vùng vén dân.
 2. Công tác quản lý chỉ đạo.
 Ngay từ những ngày đầu mới được thành lập. Đứng trước những khó khăn như: 
 cơ sở vật chất còn thiếu thốn, kinh nghiệm quản lý chưa có, nhưng Ban Giám hiệu nhà 
 trường đã ổn định to chức ngay từ đầu năm học, phân công cán bộ giáo viên phù hợp 
 với khả năng của từng người, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ năm học. Hiệu 
 trưởng lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động của nhà trường, quán triệt nội quy, quy chế 3.2. Chất lượng giáo dục trẻ.
 Nhà trường đã chú trọng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy, 
 thường xuyên tổ chức cho trẻ nhiều loại trò chơi khác nhau như: trò chơi dân gian, trò 
 chơi phân vai theo chủ đề, chơi theo ý thích và dạo chơi ngoài trời, trẻ tham gia tích 
 cực và luôn hứng thú trong các hoạt động chơi, thông qua các trò chơi trẻ được củng 
 cố kiến thức và mở rộng tầm hiểu của trẻ về thế giới xung quanh, trẻ thêm yêu quê 
 hương đất nước, yêu bạn bè và kính trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên chất 
 lượng giáo dục trẻ của nhà trường còn tăng chậm. Hàng năm tỉ lệ học sinh đạt khá, 
 giỏi thấp. Cụ thể chất lượng giáo dục đầu năm 2012 -2013:
 Bảng 2. Chất lượng Giáo dục.
 Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Độ tuổi Tổng số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
 lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
 3 - 4 tuổi 80 0 0 9 18,0 16 13,3 55 68,8
 4 - 5 tuổi 76 8 10,5 17 23,4 45 58,2 6 7,9
 5 - 6 tuổi 70 23 32,9 27 38,6 15 21,4 5 7,1
Tổng toàn trường
 226 31 13,7 53 23,5 76 33,6 66 29,2
 Nguyên nhân: Chất lượng chăm sóc giáo dục của trường trong những năm qua 
còn nhiều hạn chế, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, học sinh trung bình nhiều; thậm chí 
vẫn còn những cháu chưa đạt yêu cầu là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải 
kể đến nguyên nhân quan trọng quyết định chính là đội ngũ giáo viên của nhà trường. 
Đội ngũ giáo viên không đồng đều, hàng năm có nhiều giáo viên mới ra trường, kinh 
nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn hầu như không có. Thậm chí 
hàng năm còn có số ít đồng chí giáo viên chưa qua đào tạo hoặc trình độ Tiểu học, hợp 
đồng ngắn hạn đứng lớp nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà 
trường. Bên cạnh đó công tác quản lý các hoạt động của nhà trường chưa hiệu quả, quản 
lý việc thực hiện chương trình, quản lý việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa chặt chẽ cũng là 
một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục chưa đạt người để thực hiện đạt hiệu quả cao tất cả mọi nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Chính 
vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động của nhà trường phù hợp với điều kiện 
thực tế của đơn vị mình ngay từ đầu năm học. Kế hoạch xây dựng cụ thể cho từng nội 
dung hoạt động như: Cơ sở vật chất, kế hoạch hoạt động của các đoàn thể ....
 2.1. về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
 Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các Trường Mầm non, câu thành ngữ: 
“Có thực mới vực được đạo ” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Cũng như vậy, ở trường 
mầm non muốn có chất lượng tốt, trước tiên phải có “chỗ” cho học sinh và giáo viên tổ 
chức các hoạt động dạy và học. Mặt khác phải có học liệu làm phương tiện truyền tải kiến 
thức đến trẻ. Chính vì vậy:
 Vào tháng 5 hàng năm tôi đã to chức kiểm tra, kiểm kê rà soát lại toàn bộ số lượng, 
chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường và tính toán số phòng học, phòng làm việc, 
phòng dinh dưỡng, bếp ăn, bàn ghế, giường, tủ ... đảm bảo nhu cầu phục vụ công tác 
chăm sóc - giáo dục trẻ cho năm học mới.
 Tôi đã lập kế hoạch làm mới tu sửa bổ sung vào các dịp hè. Để kế hoạch có tính 
khả thi, tôi đã đưa ra số liệu, nội dung biện pháp cụ thể đồng thời bảo vệ được kế hoạch 
của mình bằng những lý giải, minh chứng hợp lý với cấp trên. Tham mưu đề nghị tu sửa 
nâng cấp và bổ sung cơ sở vật chất, trang tiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Năm học 2011- 2012 tại điểm trường bản Vè có 2 lớp/ 02 
phòng học và một phòng công vụ. Theo kế hoạch năm học 2012 - 2013 tại điểm trường 
bản Vè có 03 lớp/ 02 phòng và 01 phòng công vụ là đủ (nhưng diện tích phòng công vụ 
không đảm bảo cho số lượng trẻ theo nhu cầu và Điều lệ ). Nhưng để đảm bảo không gian 
học tập tôi lập kế hoạch và tham mưu với lãnh đạo các cấp dựng thêm một lớp học trên 
tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước thì cung cấp tấm lợp, xi măng láng 
nền, xi măng trát tường; nhân dân lấy gỗ làm cột, cây que làm kèo... Mặt khác tôi đã chỉ 
đạo tổ khối, giáo viên chủ nhiệm lập sổ theo dõi tài sản, cấp phát trang thiết bị, đồ dùng, 
đồ chơi và ghi chép đầy đủ, cụ thể. Những trang thiết bị được phân chia theo các nhóm, 
lớp phải gắn trách nhiệm quản lý bảo quản với giáo viên chủ nhiệm của lớp đó.
 Đồng thời chỉ đạo giáo viên mỗi tháng làm một bộ đồ dùng đồ chơi để phục vụ 
cho việc giảng dạy, tổ chức hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự tạo” hàng năm, vừa làm phương 
tiện dạy học, vừa thu hút được trẻ đến trường. Khi tỉ lệ chuyên cần đảm bảo giáo viên 
mới có cơ hội để truyền đạt cho trẻ những kiến thức cơ bản của chương trình dạy để từng Đồng thời sau khi kiểm tra cũng đã chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại của giáo viên, học sinh. 
Yêu cầu hoặc giúp họ tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó và đề ra biện pháp khắc 
phục ngay trong tháng tiếp theo. Ví dụ: Sau khi kiểm tra lớp mẫu giáo A nhận thấy học 
sinh còn yếu về kỹ năng giao tiếp, yếu về kỹ năng nhận biết và phát âm các chữ cái đã 
học...Tôi chỉ ngay cho giáo viên chủ nhiệm thấy rõ là những học sinh này, yếu mặt này... 
yêu cầu giáo viên tìm nguyên nhân và biện pháp để nâng cao chất lượng của lớp. Đồng 
thời thông báo thời gian kiểm tra lại cụ thể sau một tháng để giáo viên chủ động bồi 
dưỡng, rèn luyện học sinh cho đảm bảo chất lượng.
 Bên cạnh đó cách thức to chức kiểm tra, đánh giá của ban giám hiệu cũng ảnh 
hưởng không nhỏ đến kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ của giáo viên. Nếu ban giám hiệu 
thường xuyên kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức khác nhau, từ đó kịp thời chỉ đạo tới 
giáo viên phụ trách thì chắc chắn chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nâng lên 
rõ rệt. So với việc chỉ kiểm tra dưới một hình thức mà giáo viên đã biết trước. Chính vì 
vậy, việc đổi mới hình thức kiểm tra là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục của nhà trường.
 3. Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ và đổi mới phương pháp dạy học.
 Chất lượng đội ngũ quyết định cơ bản đến chất lượng giáo dục nhà trường. Nên 
hàng năm, tôi đã thành lập tổ cốt cán làm nòng cốt chuyên môn và tiến hành bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên qua việc dự giờ thăm lớp, quan sát trao đổi, hướng dẫn trực 
tiếp, đồng thời phát huy hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm thống nhất về 
nội dung, phương pháp giảng dạy và giúp cho giáo viên lĩnh hội cập nhật được những 
kiến thức mới kịp thời và đầy đủ.
 Bên cạnh đó tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên vào đầu năm học, 
phân loại đội ngũ thành từng nhóm để đề ra những biện pháp phù hợp đối với các nhóm 
khác nhau thì có biện pháp bồi dưỡng khác nhau. Ví dụ: Đối với nhóm giáo viên còn hạn 
chế về phương pháp thì tôi phân công cho giáo viên nắm vững phương pháp các bộ môn 
có trách nhiệm bồi dưỡng giúp đỡ. Còn đối với nhóm giáo viên yếu về kỹ năng sư phạm 
thì giao cho giáo viên có kỹ năng tốt chịu trách nhiệm bồi dưỡng giúp đỡ... Sau thời gian 
nhất định là ba hoặc sáu tháng tôi sẽ khảo sát lại chất lượng các giáo viên đó. Kết quả 
đánh giá được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của 
cả giáo viên giúp đỡ và giáo viên được giúp đỡ. Có như vậy chất lượng đội ngũ mới từng 
bước được nâng lên đáp ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của ngành nói 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_quan_li_nham_nang_cao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở Trường Mầm non Mư.pdf