Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: Nguyễn Văn Quý Năm sinh: 1966 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Hóa học - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Quản lý giáo dục - Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. Năm học 2018 – 2019 Trường THCS Lê Văn Tám có 12 lớp với 426 học sinh; cơ sở vật chất nhà trường hiện có: Gồm 8 phòng học tầng lầu; 01 phòng cấp 4 (bán kiên cố); 01 phòng thông minh; 01 phòng thiết bị; 01 phòng hội đồng; 04 phòng hiệu bộ tất cả các phòng trên đây đều là bán kiên cố không đúng quy cách. Sân chơi bãi tập còn hạn chế cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc chăm lo và tạo động lực để phát triển đội ngũ trong những năm vừa qua chưa được quan tâm đúng mức. Động cơ phấn đấu của một số giáo viên chưa cao. Biện pháp, giải pháp thực hiện phong trào thi đua hai tốt còn bất cập, hạn chế 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là một việc làm cần thiết, mang tính chiến lược lâu dài, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục nói chung, của trường THCS Lê Văn Tám nói riêng. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trường THCS là từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng về chuẩn hóa, hiện đại hóa trong giáo dục và đào tạo. Thực chất của công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học, công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục qua từng học kỳ và từng năm học, là điều kiện tất yếu để nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục là: “ Nâng cao dân trí, đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm qua đặc biệt là năm học 2018– 2019 trường chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tại trường THCS Lê Văn Tám”. b. Các giải pháp cụ thể b.1 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống * Đối với đội ngũ CBVC: - Trước hết là người quản lý tôi luôn xác định mình phải thực sự là người đầu tàu, có lập trường tư tưởng vững vàng và phải có cái tâm, cái tầm, hết lòng sự nghiệp giáo dục của địa phương, coi trường là nhà. Luôn trăn trở tìm ra giải pháp tối ưu, phát huy những mặt mạnh của tập thể và tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp. Phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị trong đội ngũ CBGVCNV nhà trường để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Cần thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của tổ chuyên môn và các bộ phận một cách khoa học và lô gic: Đồng bộ về hình thức, đầy đủ về nội dung, cụ thể về giải pháp và chỉ tiêu thực hiện. Có những giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục học sinh; Chú trọng chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” và các phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; một cách đồng bộ, khoa học trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của nhà trường cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ nhà trường; Công tác thi đua khen thưởng để nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong nhà trường. - Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ đảng trường học về việc tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lối sống lành mạnh cho cán bộ đảng viên, giáo viên. - Xây dựng chi bộ Đảng trong nhà trường luôn trong sạch vững mạnh có ý nghĩa tăng cường hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức trong nhà trường. - Xây dựng Nghị quyết của Chi bộ năm, tháng trong đó chú trọng về công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho giáo viên và học sinh. - Chỉ đạo hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên thường xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh hỗ trợ cho trường nâng cao chất lượng giáo dục. - Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của Giáo dục và Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đoàn phải xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện, làm lễ trưởng thành Đội cho học sinh lớp 9, chủ động mở các lớp tìm hiểu về Đoàn, tổ chức kết nạp thanh niên đủ điều kiện, có nguyện vọng vào Đoàn để Chi đoàn tăng thêm về số lượng, chính là tăng thêm về nhân tố tích cực, đi đầu trong mọi hoạt động và cảm hóa, giúp đỡ những học sinh chậm tiến. - Quan tâm các hoạt động giáo dục lí tưởng, truyền thống, pháp luật, ý thức công dân cho học sinh, nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước và tương lai của tuổi trẻ, xây dựng ý thức trách nhiệm, tự chủ vượt khó, học tập, rèn luyện, có hoài bão và khát vọng vươn lên, nắm vững kiến thức và làm chủ khoa học công nghệ vì sự nghiệp phát triển của thanh thiếu niên, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Phát động phong trào thi đua theo chủ điểm từng tháng dựa vào các ngày lễ lớn: 20/11, 22/12, 3/2 , 8/3, 26/3, 30/4, 15/5, 19/5. Nội dung các phong trào thiết thực, hấp dẫn, có sức thu hút, có phát, có động, có tổng kết đánh giá, khen chê kịp thời. Tổ chức tìm hiểu về Đảng, Đoàn, Quân đội, truyền thống địa phương, nhà trường để các em tự hào noi theo. - Chỉ đạo Tổng phụ trách Đội, ngoài nội dung thực hiện chức năng theo qui định, còn được Hiệu trưởng giao cho nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát cho được những học sinh có hành vi chưa tốt như hay bỏ tiết bỏ buổi, gây gỗ đánh nhau, chơi game chát, vô lễ, vi phạm nội quy, phá hoại CSVC, sử dụng điện thoại trong lớp, ATGT, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, vệ sinh môi trườngTổ chức phát thanh măng non nhân các ngày 20/11, 22/12, 3/2, 26/3 và 30/4 nhằm tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ đồng thời biểu dương học sinh có thành tích và nhắc nhở những học sinh vi phạm. b.2 Công tác chăm lo xây dựng CSVC, nâng cao chất lượng đội ngũ - Căn cứ vào CSVC hiện có để bố trí, sắp xếp phòng học phòng chức năng phù hợp. - Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện CMHS, chính quyền các cấp từng bước xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hóa. - Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các tổ chuyên môn, của đoàn thể, các bộ phận theo năm học, tháng, tuần. Bản thân tôi xác định Kế hoạch của nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, nó được coi như là một bộ xương sống, nếu một bản kế hoạch khoa học, có tính khả thi thì sẽ thúc đẩy mọi phong trào nói chung và nâng cao được chất lượng giáo dục và ngược lại. - Kế hoạch xây dựng được sự tham gia đóng góp ý kiến, sự thống nhất cao của các đồng chí trong ban giám hiệu và các cán bộ chủ chốt của nhà trường cũng như các thành viên để phát huy trí tuệ tập thể, coi đây là nghị quyết để mọi người ai cũng có trách nhiệm tham gia, sau đó mới triển khai và thực hiện thì mới có hiệu quả cao. Xây - Về chất lượng đội ngũ: Năm học 2018 - 2019, tập thể cán bộ viên chức trường THCS Lê Văn Tám đã quyết tâm cao, nêu cao ý thức trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích chung của ngành cụ thể: - Với sự động viên kịp thời, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường đã tạo sự nổ lực hăng hái thi đua của cán bộ viên chức và học sinh với kết quả như sau: * Đối với CBVC + Đạt giải nhất hội thi kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. + Tham gia thi GVDG cấp huyện đạt 4/4 đồng chí, tỉ lệ 100 %. Trong đó có đồng chí Nguyễn Thị Ngân đạt giải Nhất cấp huyện. + Thi Khoa học kỹ thuật đạt giải Nhất cấp huyện, giải Nhất cấp tỉnh và giải Ba cấp Quốc gia, hiện nay có 7 SKKN được chọn dự thi cấp huyện. + Cuối năm học 2017 - 2018 cá nhân đạt thành tích chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 04 đồng chí; đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 28 đồng chí; UBND huyện tặng giấy khen 06 đồng chí. Về tập thể thì được UBND huyện tặng giấy khen về phong trào nâng cao chất lượng giáo dục và UBND huyện tặng danh hiệu “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”. * Đối với học sinh Duy trì tốt HSG văn hóa cấp huyện có 09 em đạt giải cấp huyện; 01 em đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh. Học sinh thi thể dục thể thao đạt 02 Huy chương Đồng cấp tỉnh. Ngoài ra tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động chuyên môn của trường, cụm chuyên môn của ngành. 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. - Duy trì và phát triển tốt chất lượng Giáo dục - Phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia 7. Đề xuất, kiến nghị: Không XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO giải pháp để phục vụ công tác đánh giá, phân loại công chức năm học 2018– 2019 cho ông Nguyễn Văn Quý. Biên bản kết thúc vào lúc 10 giờ cùng ngày./. THƯ KÝ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP Nguyễn Thị Ngân Đỗ Thị Hải Yến
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.docx