Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số

doc 18 trang skquanly 10/12/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang 
diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố 
then chốt, có tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền 
vững ở vùng DTTS và miền núi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phát triển 
nguồn nhân lực, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
 Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, miền núi, 
trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát 
triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, mở rộng mô hình trường học bán trú, nội trú; 
bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và dành nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ 
cho học sinh, giáo viên. Do đó chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số đã có 
chuyển biến rõ nét.
 Mặc dù chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tuy nhiên đối với học sinh 
vùng dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và ở trường Tiểu học Tây Phong 
nói riêng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu của sự phát triển. Nhiều học sinh vẫn đọc 
chậm, viết chữ sai nhiều lỗi chính tả, khả năng tính toán chậm. So với chuẩn kiến 
thức kỹ năng nhiều em còn chưa đảm bảo. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở tìm các 
giải pháp để giúp các em phần nào khắc phục được tình trạng trên. Do đó tôi 
chọn và nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số”
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp giúp giáo viên nắm được một 
số hình thức, phương pháp lôi cuốn học sinh đến trường, hỗ trợ học sinh tối đa 
trong quá trình học tập. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói riêng và 
chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.
 Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu thực trạng, vận dụng các giải pháp để 
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”; Nghị 
quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn 
nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. 
 Tiếp tục triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản của 
ngành. Trong đó, giáo dục dân tộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) 
tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới hệ thống các trường phổ thông dân tộc 
nội trú và mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp điều kiện địa phương; tăng cường 
các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, MN; tiếp tục tổ chức tốt 
việc dạy học tiếng DTTS cho học sinh trong các trường phổ thông và cán bộ, 
công chức, viên chức theo quy định; triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng 
cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ở 
vùng DTTS,MN. 
 Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân tộc; 
tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ 
trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS,MN. 
 2. Thực trạng
 Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn xã Băng Adrênh, có 3 điểm 
trường cách nhau khá xa (điểm chính, phân hiệu K62 và phân hiệu B.Cuê). Hàng 
năm tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 30% số học sinh toàn 
trường. Số lượng này chủ yếu tập trung ở điểm trường B.Cuê (trên 90%), buôn 
K62 khoảng 10%. 
 Trong những năm qua, nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, 
chính quyền địa phương trong việc phối hợp giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. 
Các em được hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, hỗ trợ chi phí học tập cho 
học sinh nghèo nên đã phấn khởi đến trường. Bên cạnh đó nhà trường được sự 
quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục & Đào tạo Krông Ana trong việc 
chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công 
tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường thường tổ chức các 
buổi chuyên đề để các giáo viên được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho nhau; 
tổ chuyên môn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để 
tìm ra những kinh nghiệm hay, dễ hiểu nhằm hướng dẫn học sinh trong học tập.
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
hợp với chủ tịch công đoàn thảo luận, nghiên cứu và thống nhất việc phân công 
chuyên môn. 
 Nhà trường đã dựa trên tình hình thực tế đội ngũ giáo viên (về năng lực 
chuyên môn, sở trường công tác, thâm niên giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, 
hoàn cảnh gia đình).
 Tiêu chí để đảm bảo dạy đối tượng học sinh dân tộc thiểu số nhà trường đưa 
ra: phải có năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, kinh nghiệm làm công tác chủ 
nhiệm. Do đó giáo viên mới ra trường 2 năm đầu nhà trường phân công dạy thay 
cả 3 điểm trường để giáo viên có cơ hội trải nghiệm. Khi giáo viên có kinh 
nghiệm về công tác giảng dạy và chủ nhiệm mới phân công tại điểm trường 
B.Cuê và K62.
 Trong khi phân công chuyên môn, nhà trường còn đặc biệt chú ý đến giáo 
viên giảng dạy lớp 1 và lớp 5. Đối với lớp 1 phân công giáo viên năng lực chuyên 
môn vững vàng, chữ viết đẹp, khéo léo, nhiệt tình, tâm huyết và có kinh nghiệm 
dạy lớp Một. Đối với lớp 5, giáo viên giảng dạy phải có năng lực chuyên môn 
vững vàng. Các giáo viên còn lại phân công theo năng lực, sở trường, điều kiện, 
hoàn cảnh,
 Tóm lại chọn đúng người, giao đúng việc, đúng sở trường thì việc gì cũng 
thành công.
 3.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
 a) Nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên
 Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải 
quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Mỗi một người thầy phải xác định được vai trò 
trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp giáo dục nói chung, đặc biệt với học 
sinh có hoàn cảnh khó khăn như học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Chính vì vậy 
người cán bộ quản lý phải sát cánh cùng giáo viên, chia sẻ những tâm tư nguyện 
vọng của họ, thấu hiểu khó khăn và hỗ trợ giáo viên kịp thời.
 Đầu năm học nhà trường tổ chức họp chuyên môn, phân tích thực trạng của 
đơn vị để giáo viên thấy được nhà trường có những thuận lợi, khó khăn gì và tìm 
ra những biện pháp cùng nhau khắc phục. Chi bộ, nhà trường, tổ chuyên môn 
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 5 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
 3.2.3. Tăng cường vận động học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số
 Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò 
rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh 
hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. 
 a) Làm tốt công tác chủ nhiệm
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà trường thực 
hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số. Một giáo 
viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp học sinh lớp mình học tốt mà còn biết cách để 
giúp học sinh siêng năng học tập, yêu thích đến trường.
 Nhà trường giao chỉ tiêu cho giáo viên về việc đảm bảo duy trì sĩ số ngay 
đầu năm học. Mỗi giáo viên tìm hiểu điều kiện gia đình, đặc điểm tâm lý của học 
sinh; coi học sinh vừa là con, vừa là bạn, gần gũi, chia sẻ động viên kịp thời; 
tham mưu với nhà trường giúp đỡ học sinh có khó khăn đảm bảo học sinh có đủ 
điều kiện (quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,) để đến trường; cùng với học 
sinh trang trí lớp học thân thiện. 
 Ngoài ra, giáo viên phải tích cực đổi mới hình thức và phương pháp giảng 
dạy: tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi học tập, dạy học 
theo nhóm, gợi mở kịp thời giúp học sinh nắm được kiến thức, tránh để học 
sinh không hiểu bài dẫn đến chán nản rồi bỏ học.
 Kiểm tra sĩ số hàng ngày. Nếu học sinh nghỉ học, giáo viên tìm hiểu ngay lý 
do và vận động kịp thời. Trường hợp học sinh nghỉ 2-3 ngày không có lý do, giáo 
viên vận động không được báo về lãnh đạo nhà trường phối hợp với địa phương.
 b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường
 Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải thực sự 
là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Ban giám hiệu nhà trường tham gia 
đầy đủ các cuộc họp của địa phương như họp giao ban hàng tháng, họp Hội đồng 
nhân dân, ... để tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay với giáo dục. 
Vào dịp hè, ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền 
phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương tập trung truyên truyền lồng 
ghép trong các buổi họp thôn buôn, thông qua đài truyền thanh của xã về ngày 
toàn dân đưa trẻ đến trường đảm bảo tuyển sinh được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 7 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
pháp giảng dạy cho phù hợp với phương châm: “Dạy đâu chắc đấy”, không chạy 
đua với chương trình, nội dung sách giáo khoa. Ví dụ đối với học sinh lớp 2 (đầu 
năm học) do nghỉ hè các em hầu như quên kiến thức, quên chữ nên với tiết Tập 
đọc giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh luyện đọc câu, đọc đoạn, giáo viên 
giảng qua về nội dung bài đọc. Thời gian sau, học sinh đã biết đọc thì giáo viên 
hướng dẫn kỹ hơn về nội dung bài.
 - Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tăng cường 
tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ dùng dạy học thường 
xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò chơi học tập để tăng cường 
tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ: 
 + Tổ chức dạy Luyện tiếng Việt ngoài trời (đối với lớp Một), giáo viên yêu 
cầu học sinh viết và đọc tên những cỏ cây, hoa lá trên sân trường vào bảng con, ...
 + Khi dạy học hình thành, đọc, viết các số, giáo viên tổ chức chơi trò chơi 
đoán số, gắn thẻ số, viết số tương ứng với nhóm đối tượng,... để giúp học sinh 
tăng cường tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin.
 - Ngoài tiết Tiếng Việt, đối với các tiết học khác mỗi giáo viên đều dành 5-
10 phút tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ:
 + Tiết Âm nhạc: cuối tiết học giáo viên tổ chức cho học sinh thi viết câu hát 
mình thích nhất vào vở hoặc bảng con.
 + Tiết Thể dục: Tổ chức trò chơi vận động nhảy chụm chân vào ô chữ có 
tiếng chứa vần an và đọc phân tích tiếng đó:
 có Lan
 đàn bạn
 ngan nhà
 Xuất phát
 + ...
 - Khuyến khích giáo viên tự học tiếng mẹ đẻ của học sinh để giúp các em 
vượt qua rào cản ngôn ngữ (có thể sử dụng song ngữ để giải nghĩa từ,). Giáo 
viên tự học qua học sinh hoặc tham gia học tập tại Trung tâm dạy nghề của 
huyện.
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 9 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
gia đình tạo điểu kiện học tập cho con em như: tạo góc học tập cho con (có bàn 
học, đủ ánh sáng), tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà, thời gian xem 
ti vi, đọc sách báo, ; giao tiếp với con bằng tiếng Việt để các em có kỹ năng 
nói tốt hơn. 
 - Thỉnh thoảng giáo viên, cán bộ quản lý đến thăm hỏi, động viên gia đình 
học sinh để hiểu thêm về phong tục của đồng bào, từ đó chúng ta làm tốt hơn 
công tác tuyên truyền, vận động nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền.
 - Tham mưu với chính quyền địa phương, trưởng buôn tuyên truyền trong 
đồng bào tăng cường giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt để học sinh được thực 
hành nói tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc.
 3.2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Để tạo niềm hứng khởi khi tới trường, tránh căng thẳng khi phải tham gia 
học tập trong các giờ chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò 
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Để tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lãnh đạo nhà trường đã 
giao nhiệm vụ cho giáo viên Tổng phụ trách Đội phối hợp với Bí thư đoàn 
trường, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các văn bản hướng dẫn cấp trên và tình 
hình thực tế để xây dựng kế hoạch, triển khai ngay đầu năm học để các đoàn thể 
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình 
của lớp, của đơn vị. 
 Do đặc thù riêng, có nhiều điểm trường, đối tượng học sinh khác nhau nên 
các hoạt động tập thể trước tiên mỗi giáo viên chủ nhiệm phải chủ động và tổ 
chức thường xuyên cho học sinh vào tiết Hoạt động tập thể hoặc ngoài giờ học 
(tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp). 
 Ví dụ cuối tuần tổ chức thi Rung chuông vàng tổng hợp các kiến thức về các 
môn đã học trong tuần (hệ thống câu hỏi giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo 
viên bộ môn để xây dựng, chú ý các câu hỏi mang tính vận dụng). Tuần khác tổ 
chức giao lưu tiếng Việt: thi đọc thơ, kể chuyện, giới thiệu về gia đình, địa 
phương,... 
 Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc