Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. PHẦN MỞ ĐẦU I – Lý do chon đề tài: Chất lượng giáo dục luôn là điều trăn trở đối với các nhà quản lý, là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, toàn ngành và của từng đơn vị trường học. “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục?” không còn là một câu hỏi mới nhưng câu trả lời thì luôn là một vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục của các cấp luôn quan tâm và tìm cách giải đáp. Trường THPT Quyết Thắng- TXLC mới được thành lập, đối tượng tuyển sinh đầu vào còn thấp nên ở giai đoạn đầu này thì nhà trường chưa đặt ra các mục tiêu về chất lượng giáo dục mũi nhọn như thi học sinh giỏi, thi đỗ Đại học, Cao đẳng mà mục tiêu trọng tâm của nhà trường ở giai đoạn này là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT. Xuất pháp từ lý do trên tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp” để nghiên cứu và thực hiện tại trường THPT Quyết Thắng- TXLC. II- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1-Phạm vi nghiên cứu: - Hoạt động dạy và học của Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. 2-Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy và học của Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. III- Mục đích nghiên cứu: Tôi quyết định chọn đề tài này nhằm nghiên cứu kỹ hơn về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục từ đó vận dụng vào công tác quản lý để góp phần đưa chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của nhà trường ngày càng cao và bền vững. IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu , đề xuất một số giải pháp chỉ đạo hoạt động dạy và học của giáo 1 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNGI- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀVÀ TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP THPT. I- Một số cơ sở lý luận của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT: 1- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản , phát triển năng lực cá nhân, tính năng dộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ, xây dựng cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn tiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thướng về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển , tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 3- Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào quá trình dạy học. “ Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh . Trong đó dưới tác động chủ đạo như tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”. Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người học và sự phát triển toàn diện của xã hội. Chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được vốn học phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗi người học, đó là chất lượng điách thực của quá trình dạy học. Yêu cầu chất lượng dạy học ở bậc THPT trong giai đoạn mới: Đây là bậc học chuyển sang đa dạng về loại hình, đa dạng hoá các trường học, là cấp học phải tính đến sự kết nối chương trình THCS với chương trình mà học sinh sẽ học ở THPT. Là bậc học có nhiệm vụ đào tạo nguồn cho cấp học THCN, CĐ, ĐH, để tạo ra nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, trí tuệ, năng lực chuyên môn đáp ứng cho sự nghiệp 3 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính kỷ luật cao, là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên”. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học là một nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay để tạo ra một bước ngoặt quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo nguồn nhân lực cho xã hội. 2 Vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục: - Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. - Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. 3- Vai trò trách nhiệm của nhà giáo: - Điều 15,16 trong Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. 4- Các văn bản do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu ban hành: - Điều lệ trường THPT - Khung phân phối chương trình và kế hoạch giảm tải chương trình THPT - Hướng dẫn thực hiện dạy học theo đối tượng vùng miền - SGK, tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng các mộn học THPT - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 - Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh năm học 2011- 2012. 5 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. + Công đoàn: 39 đoàn viên; BCH: 5 đồng chí (3 nữ, 2 nam) + Chi đoàn giáo viên: 21 đoàn viên, BCH gồm: 3 đồng chí II- Một số kết quả đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT Quyết Thắng- TXLC: 1-Về chất lượng dạy học: - Chất lượng đại trà: Mặc dù chất lượng đầu vào còn thấp song chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường đã đạt tới mặt bằng chung của tỉnh. - Số lượng học sinh yếu kém giảm so với kết quả khảo sát đầu năm học - Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và ổn định. - Nề nếp chuyên môn dạy và học được đảm bảo, trật tự, kỷ cương trên các lĩnh vực thực hiện tốt. 2- Về chất lượng thi tốt nghiệp: - Năm học 2009- 2010: Có 28/28 học sinh đỗ tốt nghiệp = 100% - Năm học 2010- 2011: Có 110/110 học sinh đỗ tốt nghiệp = 100% III- Một số tồn tại trong việc việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường THPT Quyết Thắng- TXLC: 1- Một số tồn tại hạn chế: - Chất lượng giáo dục chưa cao, tỉ lệ chuyển lớp thẳng còn thấp, nhiều học sinh có học lực yếu toàn diện, số môn phải thi lại trên một học sinh còn cao. - Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% xong tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp khá giỏi còn thấp. 2- Nguyên nhân của tồn tại hạn chế: - Thực chất đầu vào thấp, nhận thức của học sinh còn chậm, yếu, nhiều học sinh còn ỷ lại, sức ỳ lớn, thiếu sự cố gắng. - Một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng chưa thực sự năng động, chưa thật sự nhiệt tình. Đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn ít, chưa mạnh dạn trong các hoạt động chuyên môn. - Nề nếp dạy học được duy trì tốt nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên. Vẫn còn một số giáo viên ngại khó, làm việc chưa thực chất, còn mang tính đối phó hình thức - Một số môn học tỉ lệ học sinh đạt trung bình còn thấp như môn Hóa, Ngoại ngữ, Vật 7 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. CHƯƠNG III- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI TRÀ VÀ TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG THPT QUYẾT THẮNG- TXLC A- Nhóm các giải pháp hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà: I- Đổi mới công tác quản lý: Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu để toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng để từ đó có giải pháp cụ thể cho hoạt động giáo dục của mình. Xây dựng kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho giáo viên biết được nhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì. Chỉ rõ giáo viên khôi 10 cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào, khối 12 cần đạt được những lượng kiến thức nào, giáo viên tham gia phụ đạo học sinh yếu kém theo đối tượng như thế nào để có hiệu quả. Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu tới toàn thể giáo viên trong trường để triển khai thực hiện. Phân tích cho giáo viên nhận thực rõ thực trạng của nhà trường các mặt mạnh, mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, sau đó thống nhất đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh, BGH và giáo viên cùng bàn giải pháp để tháo gỡ những khó khăn. Nhà trường giao quyền chủ động về khung chương trình cho giáo viên đối với các tiết dạy tự chọn. II- Thực hiện việc dạy học theo đối tượng vùng miền nghiêm túc và linh hoạt: Thực hiện hướng dẫn “ Dạy học theo đối tượng vùng miền” của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Lai Châu từ năm học 2009- 2010, nhà trường đã căn cứ vào điều kiện thực tế, họp hội đống giáo dục để đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương này như sau: 1- Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm lấy kết quả làm cơ sở cho sự phân chia 9 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC. SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tỉ lệ tốt nghiệp. + Lớp đối tượng Trung bình: Tăng 1 tiết/ tuần/ môn + Lớp đối tượng Yếu, Kém: Tăng 2 tiết/ tuần/ môn Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nên BGH nhà trường xếp môn TD và GDQP học riêng vào một buổi để tăng tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức cho học sinh theo đối tượng ngay trong thời khoá biểu chính khoá. Việc giảng dạy phụ đạo, bổ trợ kiến thức được thực hiện như sau: Các tiết phụ đạo bổ trợ kiến thức sẽ được giáo viên giảng dạy vào tiết đầu tiên trong tuần. Trong tiết học này giáo viên sẽ ôn tập lại kiến thức và bổ trợ những kiến thức của cấp học dưới, lớp học dưới mà có liên quan tới kiến thức của môn học trong tuần đó. Sau một thời gian thực hiện BGH nhà trường đã lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên và hầu hết các giáo viên đều cho rằng cách làm này có hiệu quả. Vì dạy kiến thức mới tới đâu thì ôn kiến thức cũ tới đó nên học sinh nhận thức nhanh hơn so với việc dạy bổ trợ đồng loạt ngay từ đầu năm. Vì nếu bổ trợ ngay từ đầu năm học nhưng sau đó học sinh không thường xuyên ôn tập lại thì đến khi học kiến thức mới học sinh lại quên những kiến thức cũ đã ôn. Và với cách làm giữa dạy đan xen vừa ôn tập bổ trợ kiến thức cũ vừa dạy kiến thức mới này thì thời lượng chương trình chính khoá của nhà trường cũng không bị chậm so với quy định, không cần phải dạy bù chương trình do dừng lại để bổ trợ. Đối với lớp có đối tượng học sinh quá yếu, hổng quá nhiều kiến thức của lớp học dưới thì giáo viên giảng dạy thảo luận cùng với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch giảm tải chương trình, dạy những gì học sinh cần, học sinh có thể hiểu trước, sau đó lập ra lộ trình để đưa những học sinh đó đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng. Việc dạy như trên sẽ được thực hiện cụ thể đối với từng đối tượng và ở vào từng thời điểm để làm sao dần dần đưa những đối tượng học sinh đó đạt chuẩn, không lấy lý do giảm tải để hạ thấp chuẩn của học sinh. Kế hoạch giảm tải chương trình phải được thảo luận và thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn và phải được hiệu trưởng phê duyệt. Trong kế hoạch phải thể hiện cụ thể giảm tải cái gì và dạy cái gì, lộ trình của việc hoàn thiện lại những kiến thức đã giảm tải. Đối với những học sinh quá yếu về kiến thức BGH nhà trường phân công giáo 11 Người thực hiện: Trần Thị Mỹ Tâm- P.HT Trường THPT Quyết Thắng- TXLC.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc