Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại trường Mầm non
1. Phần mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy! " Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong di chúc Người nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: “ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “Hồng” vừa “Chuyên” bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngành giáo dục đã và đang không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục để góp phần hoàn thành nhiệm vụ “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 cũng nêu rõ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, thì việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế được coi trọng và quan tâm đặc biệt. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cũng là một nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2026, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn còn một số bất cập trong đội ngũ, cụ thể ở tại trường Mầm non nơi tô công tác, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vẫn có những hạn chế, bất cập như: Một số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năng lực và vốn kinh nghiệm chuyên môn có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, chậm đổi mới, chưa nêu cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê để xây dựng khối đoàn kết. Đội ngũ thường xuyên có sự xáo trộn, chuyển đi, chuyển đến, chưa có sự ổn định tư tưởng để công tác lâu dài nên chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ nhà giáo. giải pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non nơi tôi công tác. 2. Phần nội dung. 2.1.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. * Đặc điểm tình hình: Năm học 2020 – 2021 đội ngũ CB-GV-NV của trường có 31 đồng chí; trong đó: CBQL: 03 đ/c (1 HT, 2 PHT); Giáo viên: 25 đ/c; nhân viên: 03 đ/c. Tổng số trẻ toàn trường: 250 cháu; gồm 09 lớp học. Về trình độ chuyên môn: 100% CB - GV - NV đạt chuẩn; trên chuẩn: 25/31 đ/c tỷ lệ 80,6%. Trong đó: Đại học: 25 đ/c; Cao đẳng: 6 đ/c; Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới. Trường Mầm non chúng tôi tiếp tục xây dựng củng cố trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm và giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất xắc. Thực hiện thí điểm việc đánh giá chất lượng trường mầm non. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là phải nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Trong quá trình thực hiện ở đơn vị có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ và bộ phận chuyên môn cấp học Mầm non trong các hoạt động của nhà trường. Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp đặc điểm trường hạng một. Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao đều tay. Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, có ý thức phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện được bổ sung theo hướng hiện đại và chuẩn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Hội phụ huynh của trường luôn quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Đơn vị có bề dày về thành tích và ngày càng tạo đà, tạo thế đi lên. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2016 đến nay và 5 năm liền đạt tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc, trường có 2 cụm trường thực hiện bán trú có hiệu quả và chất lượng cao. Nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng tăng tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển qui mô (nhất là ở độ tuổi nhà trẻ). Tỷ lệ huy động trẻ hàng năm đạt kế hoạch được giao. * Khó khăn: 2.2.1. Nâng cao lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CBQL,GV, NV. Quán triệt đầy đủ các nghị quyết chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước tới tận giáo viên. Tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, nhân sinh quan của người giáo viên, xây dựng một đội ngũ có đủ đức, đủ tài đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Quán triệt tinh thần trách nhiệm, kỷ cương đối với mọi thành viên để họ thực sự yên tâm công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có chí tiến thủ vươn lên, tự giác trong công việc, xứng đáng là tấm giương sáng cho học sinh noi theo thông qua các buổi học tập sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết, các buổi sinh hoạt chi bộ, hội đồng, công đoàn, chi đoàn. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt “nề nếp- kỹ cương- tình thương- trách nhiệm trong nhà trường. Triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “học tốt dạy tốt” cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phát huy kết quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để xây dựng một tập thể thực sự đoàn kết, người Hiệu trưởng phải luôn gần gũi với đội ngũ giáo viên, nắm bắt hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Hiệu trưởng là người gương mẫu trong phong cách lối sống, cách ứng xử. Trong công việc phải chí công vô tư không để tình cảm cá nhân xen lẫn vào công việc chung. Đánh giá, nhận xét cán bộ giáo viên cần có thái độ ân cần cởi mở, tạo điều kiện cơ hội cho mọi người bày tỏ tâm tư nguyện vọng, cũng như những khó khăn vướng mắc, từ đó tạo nên bầu không khí làm việc vui vẻ, tạo cho giáo viên ý thức tự giác trong công việc. 2.2.2. Sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có. Phân công đúng người đúng việc, phát huy được tối đa khả năng, năng lực, sở trường của mỗi người. Rút kinh nghiệm từ những năm học trước về việc sắp xếp bố trí giáo viên, nhân viên. Ngay từ đầu năm học này Ban giám hiệu nhà trường đã có sự bàn bạc, bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ trong việc phân công giáo viên đứng lớp, phân công giáo viên phụ trách chuyên môn tạo điều kiện cho mỗi giáo viên có cơ hội thể hiện, phấn đấu cũng như học hỏi để vươn lên và tự khẳng định mình. Ban Giám hiệu phải có sự nhận định, đánh giá đúng khả năng của mỗi giáo viên trong nhà trường. Sử dụng đúng người, đúng việc, bảo đảm đúng định mức lao động theo văn bản hướng dẫn (Thông tư 71/TT-BGD và thông tư 06 ngày 16/3/2015). Đồng thời, mỗi giáo viên phải biết phát huy tối đa năng lực của mình. Nhờ việc sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ mà trong năm học vừa qua nhà trường đạt được những kết quả đáng tự hào về mọi mặt, giáo viên yên tâm công tác. 2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL,GV, NV thông qua công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hàng tháng, hàng kỳ các tổ cần có họp tổ để nhận xét những ưu khuyết điểm biểu dương những thành viên nào có thành tích thẳng thắn phê bình nhận xét những thành viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó cùng nhau thống nhất những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Thường xuyên kèm cặp bồi dưỡng cho những cán bộ quản lý, GV, NV có chuyên môn yếu. * Kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho CBQL,GV, NV: Muốn đội ngũ giáo viên thực hiện tốt việc học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề ban giám hiệu cần tạo điều kiện và cơ hội giúp giáo viên học tập và nghiên cứu tài liệu. Cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài về việc đào tạo đội ngũ. Có kế hoạch cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ. Cung cấp tài liệu, sách báo, tập san. Cập nhật những kịp thời những nội dung đổi mới, tổ chức cho giáo viên tập huấn các chuyên đề do ngành, sở, phòng, tổ chức. Tổ chức hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút ra những phương pháp tối ưu và khắc phục những thiếu sót. Với các biện pháp trên nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Để từng bước chuẩn hoá đội ngũ cần có kế hoạch cho giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ, hàng năm cần sắp xếp cho giáo viên thay nhau đi học, với nhiều hình thức học tập bồi dưỡng. Cần bố trí một cách hợp lý. Tránh tình trạng giáo viên đi học quá nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Đối với công tác đào tạo giáo viên, cần có kế hoạch chiến lược lâu dài sắp xếp, hợp lý cho việc cử giáo viên đi học, bố trí một cách hợp lý tránh sự chồng chéo về thời gian cũng như nhân lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Xác định rõ những nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, như học tập đạo đức tư tưởng chính trị, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tổ chức hội thi, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm, rút ra các bài học kinh nghiệm, triển khai sâu rộng những phương pháp tổ chức hoạt động mang lại hiệu quả cao. * Phát động phong trào CBQL,GV, NV học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ : Khuyến khích vận đ ộng GV tự học tập bồi dư ỡng trình độ ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Làm tốt công tác tư tưởng cho giáo viên việc học hỏi để nâng cao kiến thức, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực không phải là quá khó mà bất cứ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được và sẽ làm tốt. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn dành thời gian để giáo viên thảo luận trao đổi kinh nghiệm về cách thiết kế giáo án điện tử ứng dụng các phần mềm, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực. Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ bằng việc mở lớp hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho giáo viên, những người trực tiếp giảng là cán bộ quản lý cùng với những giáo viên nồng cốt. Nhờ đó mà kiến thức ứng dụng Phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua là biện pháp hữu hiệu trong việc Nâng cao chất lượng giảng dạy, thông qua hội thi rèn luyện tay nghề cũng như kỷ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Hàng năm tổ chức các hội thi thông qua các ngày lễ hội, như ngày 20/11; 20/10; 22/12; 08/3 ; 26/3 ; Hội thi "Giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng đồ chơi, thi sáng kiến kinh nghiệm... Để hội thi có kết quả tốt thì Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát về nội dung cũng như hình thức. Thành lập ban thi đua chấm điểm đánh giá một cách trung thực và khách quan . Có kế hoạch cho giáo viên đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Tạo điều kiện cho các giáo viên có năng lực và triển vọng dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện vừa rèn luyện năng lực cho giáo viên lại vừa đem về thành tích cho nhà trường. Qua các hội thi đều có sự đánh giá nhận xét công bằng, có khen thưởng động viên kịp thời cho giáo viên đạt thành tích cao. Qua đó tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên kịp thời sự phấn đấu vươn lên của giáo viên và đạt được những thành tích đáng kể. 2.2.5: Công tác kiểm tra đánh giá: Như Lênin đã từng nói “Lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không lãnh đạo” Vì vậy để chỉ đạo tốt người lãnh đạo phải kiểm tra đôn đốc giáo viên của mình. Đây là việc làm thiết thực, để đánh giá thực chất công việc của từng người. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và kế hoạch kiểm tra các hoạt động khác. Việc kiểm tra các hoạt động khác của giáo viên, nhân viên bao gồm các hoạt động như: Kiểm tra hoạt động của giáo viên như kiểm tra việc lập kế hoạch chương trình, soạn giáo án, tổ chức giảng dạy, tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi. Kiểm tra thực tế trên trẻ khảo sát trẻ qua các chủ đề qua đó để đánh giá mức độ và phương pháp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức của giáo viên đối với trẻ. Kiểm tra các hoạt động qua các chủ đề kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra nghiêm túc giúp giáo viên, đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ. Để công tác kiểm tra có hiệu quả tốt cần có sự đánh giá một cách công bằng, cần góp ý thẳng thắn những ưu điểm cần phát huy và tồn tại cần khắc phục. Khi kiểm tra đánh giá tuyệt đối phải đảm bảo khách quan không thiên vị hay cả nể để đảm bảo sự công bằng cho giáo viên. Nhờ có kế hoạch trong công tác kiểm tra và qua các đợt kiểm tra một cách công bằng, khách quan nên đa số đội ngũ tin tưởng vào sự quản lý chỉ đạo của nhà trường. 2.2.6. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể đoàn kết: Nhà trường mà người đứng đầu là Hiệu trưởng phải biết quy tụ để xây dựng được khối đoàn kết giúp đỡ cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Trong tập thể cần có sự hoà đồng không phân biệt trình độ hay kinh tế, dân tộc xem công việc của
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc